Bài tập môn Sinh học Lớp 9 - Di truyền

ĐỀ RA:

Bài 1. Xét cặp gen DD tồn tại trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều dài 0,408 micromet có A : G = 9 : 7, do đột biến gen D thành d tạo nên trạng thái Dd, gen d có tỉ lệ A : G = 13 : 3, chiều dài gen d vẫn không thay đổi.

1. Nếu chỉ xảy ra một kiểu đột biến thì nó thuộc loại đột biến nào ?

2. Nếu cơ thể chứa cặp gen Dd giao phối với nhau sự rối loạn phân bào chỉ xảy ra ở lần phân bào I trong quá trình sinh trứng. Tìm số lượng nu mỗi loại trong hợp tử tạo thành.

Bài 2.Một cặp NST tương đồng, mỗi cặp NST gồm 4 đoạn tương ứng. NST có nguồn gốc từ bố có các đoạn với kí hiệu 1, 2, 3, 4. NST có nguồn gốc từ mẹ có các đoạn với kí hiệu a, b, c, d. Từ các tế bào có cặp NST đó xuất hiện:

1. Giao tử chứa NST với kí hiệu a,b,c,4. Đây là hiện tượng gì ? Viết các giao tử còn lại. Cho thí dụ nghiệm đúng với với một quy luật, giải thích hiện tượng nêu ý nghĩa của hiện tượng đó.

2. Một tế bào chứa NST với kí hiệu b,c, d. Cho một ví dụ cụ thể và nêu hậu quả.

3. Một tế bào chứa các NST với kí hiệu1, 2, 3, 4; 1, 2, 3, 4, a, b, c, d. Các cặp NST vẫn bình thường. Đây là hiện tượng gì? nêu cơ chế hậu quả.

4. 1000 tế bào sinh tinh trùng chứa các cặp NST nói trên trải qua giảm phân bình thường, trong đó có 200 tế bào xảy ra trao đổi đoạn 4 và d thuộc 2 crômatit khác nguồn gốc. Xác định tần số trao đổi đoạn trong giao tử. Lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ phân ly các kiểu tổ hợp NST ở đời con khi lai hai cơ thể nói trên. Biết rằng trao đổi đoạn không xảy ra trong quá trình tạo trứng.

Bài 3: Cho 2 dòng lúa thuẩn chủng thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài giao phấn với nhau thu được F1, cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được 20 000 cây trong đó có 1250 cây thân thấp, hạt bầu:

1. Biện luận và viết SĐL từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình con lai ở F2

2. Cho F1 lai phân tích thì tỷ lệ phân ly kiểu hình của phép lai thu được sẽ như thế nào ?

 Cho biết các gen di truyền theo quy luật phân ly độc lập.

Bài 4. Thế hệ ban đầu có 2 cá thể mang kiểu gen aa và một cá thể mang kiểu gen Aa.

Cho 3 cá thể trên tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó lại cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 4. Cho biết gen A quy định hạt đỏ, a quy định hạt trắng.

Xác định tỷ lệ hạt đỏ, hạt trắng ở thế hệ thứ 4 ( Cho rằng các cây đều sống sót và sinh sản bình thường)

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Sinh học Lớp 9 - Di truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập di truyền
Phần I 
Đề ra:
Bài 1. Xét cặp gen DD tồn tại trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều dài 0,408 micromet có A : G = 9 : 7, do đột biến gen D thành d tạo nên trạng thái Dd, gen d có tỉ lệ A : G = 13 : 3, chiều dài gen d vẫn không thay đổi.
Nếu chỉ xảy ra một kiểu đột biến thì nó thuộc loại đột biến nào ?
Nếu cơ thể chứa cặp gen Dd giao phối với nhau sự rối loạn phân bào chỉ xảy ra ở lần phân bào I trong quá trình sinh trứng. Tìm số lượng nu mỗi loại trong hợp tử tạo thành.
Bài 2.Một cặp NST tương đồng, mỗi cặp NST gồm 4 đoạn tương ứng. NST có nguồn gốc từ bố có các đoạn với kí hiệu 1, 2, 3, 4. NST có nguồn gốc từ mẹ có các đoạn với kí hiệu a, b, c, d. Từ các tế bào có cặp NST đó xuất hiện:
Giao tử chứa NST với kí hiệu a,b,c,4. Đây là hiện tượng gì ? Viết các giao tử còn lại. Cho thí dụ nghiệm đúng với với một quy luật, giải thích hiện tượng nêu ý nghĩa của hiện tượng đó.
Một tế bào chứa NST với kí hiệu b,c, d. Cho một ví dụ cụ thể và nêu hậu quả.
Một tế bào chứa các NST với kí hiệu1, 2, 3, 4; 1, 2, 3, 4, a, b, c, d. Các cặp NST vẫn bình thường. Đây là hiện tượng gì? nêu cơ chế hậu quả.
1000 tế bào sinh tinh trùng chứa các cặp NST nói trên trải qua giảm phân bình thường, trong đó có 200 tế bào xảy ra trao đổi đoạn 4 và d thuộc 2 crômatit khác nguồn gốc. Xác định tần số trao đổi đoạn trong giao tử. Lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ phân ly các kiểu tổ hợp NST ở đời con khi lai hai cơ thể nói trên. Biết rằng trao đổi đoạn không xảy ra trong quá trình tạo trứng.
Bài 3: Cho 2 dòng lúa thuẩn chủng thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài giao phấn với nhau thu được F1, cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được 20 000 cây trong đó có 1250 cây thân thấp, hạt bầu:
Biện luận và viết SĐL từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình con lai ở F2
Cho F1 lai phân tích thì tỷ lệ phân ly kiểu hình của phép lai thu được sẽ như thế nào ? 
 Cho biết các gen di truyền theo quy luật phân ly độc lập.
Bài 4. Thế hệ ban đầu có 2 cá thể mang kiểu gen aa và một cá thể mang kiểu gen Aa. 
Cho 3 cá thể trên tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó lại cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 4. Cho biết gen A quy định hạt đỏ, a quy định hạt trắng. 
Xác định tỷ lệ hạt đỏ, hạt trắng ở thế hệ thứ 4 ( Cho rằng các cây đều sống sót và sinh sản bình thường)
Phần II: Giải bài tập
Bài 1: 
1. Theo bài ra gen bị đột biến có chiều dài không đổi, nhưng tỷ lệ A : G thay đổi ( 9:7 13:3) Vậy đây là kiểu đột biến thay thế một số cặp nu (thay G - X bằng A - T ).
2. SĐL giữa Dd x Dd có xảy ra sự rối loạn phân bào ở quá trình sinh trứng.
 P : đực Dd x cái Dd 
 Gt : D, d Dd, O
 F1 : DDd; DO; DO; Ddd
Số lượng Nu mỗi loại trong hợp tử tạo thành :
 0,408μm = 4080Å
 - Tổng số Nu trên mỗi gen D, d là :
 Nu
 - Số lượng Nu từng loại trên gen D :
 Theo bài ra và theo NTBS ta có :
 A = T = 1200: (9 + 7) x 9 = 675 Nu
 G = X = 1200 : (9 +7) x 7 = 525 Nu.
 Số lượng Nu từng loại trong gen d :
 Theo bài ra và NTBS ta có :
 A = T = 1200 : (13 + 3)x 13 = 925 Nu
 G = X = 1200 :(13 + 3)x 3 = 225 Nu.
 - Số lượng Nu từng loại trong hợp tử:
 A = T = 2x650 + 975 = 2325Nu
 DDd G = X = 2x525 + 225 = 1275 Nu
 DO A = T = 675 Nu
 G = X = 525 Nu
 A = T = 975 Nu
 dO G = X = 225 Nu
 A = T = 675 + 2x975 = 2625 Nu 
 Ddd G = X = 525 + 2 x 225 = 975 Nu
Bài 2.
Hai NST tương đồng có kí hiệu 1, 2, 3, 4 và a, b, c, d mà giao tử xuất hiện a, b, c, 4. Đây là hiện tượng trao đổi chéo NST dẫn đến hoán vị gen.
Các giao tử còn lại : 1, 2, 3, 4 ; a, b, c, d ; 1, 2 , 3, d.
Ví dụ nghiệm đúng với quy luật hoán vị gen :
 Cho ruồi giấm thuần chủng thân xám,cánh dài lai với thân đen, cánh cụt F1 thu được toàn bộ thân xám, cánh dài.
 Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực thân đen cánh cụt. Kết quả lai phân tích thu được 41% thân xám, cánh dài, 41% thân đen, cánh cụt, 9% thân xám, cánh cụt , 9% thân đen, cánh dài.
Giải thích:
Theo men đen P thuần chủng khác nhau cặp tính trạng tương phản F1 dị hợp hai cặp gen và kiểu hình mang tính trạng trội.
Quy ước: B thân xám b thân đen
 V cánh dài v cánh cụt
- Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2: 41% thân xám cánh dài ,41% thân đen cánh cụt, 9% thân xám, cánh cụt , 9% thân đen, cánh dài. Chứng tỏ đây là kết quả phép lai có hoán vị gen.
- Tần số hoán vị: f = 9% + 9 % = 18%
 Sơ đồ lai: P: BV x bv
 BV bv
 Gp BV bv 
 F1: BV (100% thân xám cánh dài)
 bv 
Cho cái F1 lai đực đen cụt: : 
 BV x bv
 bv bv
 GF2 41%BV 41%bv 9%Bv 9% bV 100% bv
 F2: 41% BV 41% bv 9% Bv 9% bV
 Bv bv bv bv 
ý nghĩa của hoán vị gen: 
+ Tăng biến dị tổ hợp góp phần tạo loài mới.
+ Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
+ Xác định được bản đồ gen. 
2: Tế bào mang ký hiệu b,c,d đây là hiện tượng mất đoạn.
VD: ở người mất đoạn NST 21 gây bệnh ung thư máu.
Hậu quả: Gây các bệnh hiểm nghèo
3: Tế bào mang NST chứa 1234;1234;abcd đây là hiện tượng dị bội thể dạng 2n+1( thể tam nhiễm)
VD: ở người 3NST gây bệnh đao.
Cơ chế:
4: Tổng số giao tử được sinh ra là: 1000 x 4 = 4000 trong đó giao tử hoán vị 200 x 4: 2=400
Vậy tần số hoán vị f = 400 = 10%
 4000
Sơ đồ lai: P: 1234 x 1234
 abcd abcd
 Gp : 45%1234, 45% abcd 50%1234 , 50%abcd
 5% 123d, 5% abc4
 F1: 22.5%1234 22.5%1234; 2.5% 1234 ; 2.5% 1234
 1234 abcd 123d abc4
 22.5%1234 22.5%abcd; 2.5% 1234 ; 2.5% abcd
 abcd abcd abcd đabc
Như vậy ở F1 có 7 tổ hợp NST có tỉ lệ:
18 1234 : 9 1234 : 9 abcd : 1 1234 : 1 1234 : 1 123d : 1 abc4
 abcd 1234 abcd 123d abc4 abcd abcd
Bài 3.
 1. Xét tỉ lệ cây thấp hạt bầu: 1250 : 20000 = 6,25% = 1/16
Như vậy ta thấy ở F2 xuất hiện 16 tổ hợp chứng tỏ F1 phải dị hợp hai cặp gen để tạo ra 4 loại giao tử.
Tỉ lệ cây thấp hạt bầu chiếm tỉ lệ 6,25% chứng tỏ đây là tỉ lệ của tính trạng lặn thuần chủng. Như vậy tính trạng trội cao, bầu so với thấp, dài ;
Quy ước : A thân cao a thân thấp
 B hạt bầu b hạt dài
Sơ đồ lai :
P AABB X aabb
GP AB ab
F1 AaBb
F1 X F1 AaBb AaBb
GF AB,Ab AB,Ab
 aB,ab aB,ab
F2 : Tỉ lệ kiểu gen:
1AABB :1aabb;1AAbb :1aaBB :2AaBB :2Aabb ;2aaBb :2AABb ;4AaBb
Tỉ lệ kiểu hình : 9 cao bầu : 3cao dài :3 thấp bầu : 1 thấp dài
Số lượng cây trung bình còn lại :
Cao bầu : 1250 X 9 = 11250
Cao dài : 1250 X 3 = 3750
Thấp bầu : 1250 X 3 = 3750
2. Cho F lai phân tích P : AaBb X aabb
	 GP : AB,Ab,aB,ab; ab
FB 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
Kiểu hình ; 1 cao bầu , 1cao dài ; 1 thấp bầu :1 thấp dài
Bài 4.
Tỉ lệ cây mang kiểu gen A trong thế hệ ban đầu là :
Tỉ lệ cây mang kiểu gen aa trong thế hệ ban đầu là :
Sau khi tự phối qua 3 thế hệ ta có :
 tự phối cho tỉ lệ các loại kiểu gen :
 : 2 AA : Aa : : 2aa
 : : 
- aa tự phối qua 3 thế hệ cho 
 Vậy tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sau 3 thế hệ tự phối :
 0,15 AA : 0,04 Aa : (0,15 + 0,66)aa
Gọi p là tần số tương đối của alen A
 q là tần số tương đối của alen a
p = 0,15A + 0,02 = 0,17 A
q = 0,02 + 0,81 = 0,83 a
 - Sang thế hệ thứ 4 ngẫu phối ta có cấu trúc quần thể :
 (0,17A : 0,83a )(0,17A : 0,83a)
 = 0,0289AA : 0,2822Aa : 0,6889aa
 Vậy tỉ lệ hạt đỏ trong quần thể là : 0,311A
Tỉ lệ cây hạt trắng trong quần thể là : 0,6889aa 

File đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc.doc
Giáo án liên quan