Bài tập hóa đại cương lớp 12

Câu 1: Đốt magie trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 19 gam muối MgCl2. Khối lượng magie tham gia phản ứng là:

A. 4,8 gam B. 7,2 gam C. 2,4 gam D. Kết quả khác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hóa đại cương lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 73: Đốt cháy Na trong bình chứa 4,48 lit oxi (đktc). Khối lượng oxit thu được là:
A. 12,8 gam	B. 24,8 gam	C. 4,6 gam	D. Kết quả khác.
Câu 74: Dung dịch MgSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:
A. Bột Mg dư, lọc.	B. Bột Cu dư, lọc.	C. Bột Al dư, lọc.	D. Bột Fe dư, lọc.
Câu 75: Khi clo hoá 30g bột đồng và sắt cần 1,4 lit khí clo(đktc).Thành phần % của đồng trong hhợp đầu là:
A. 46,6%	B. 55,6%	C. 44,5%	D. 53,3%
Câu 76: Có 3 ống nghiệm đựng3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm( giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ:
A. X giảm, Y tăng, Z không đổi.	B. X tăng, Y giảm, Z không đổi.
C. X giảm, Y giảm, Z không đổi.	D. X tăng, Y tăng, Z không đổi.
Câu 77: Hoà tan kim loại m vào dung dịch HNO3 loãng không thấy khí thoát ra. Kim loại M là:
A. Ag	B. Mg	C. Cu	D. Pb
Câu 78: Trong dãy điện hoá các kim loại thì cặp Na+/Na đứng trước cặp Ca2+/Ca. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Na+ có tính oxi hoá yếu hơn Ca2+ và Na có tính khử mạnh hơn Ca.
B. Na+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ca2+. C. Na có tính khử yếu hơn Ca. D. Tất cả đều sai.
Câu 79: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử các chất rắn NaCl, I2 và Fe thuộc loại liên kết:
A. Fe: kim loại.	B. I2: cộng hoá trị.	C. NaCl: ion.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 80: Đốt natri trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 11,7 gam muối NaCl. Thể tích khí clo cần dùng (đktc) là:
A. 6,72 lit	B. 4,48 lit	C. Kết quả khác.	D. 2,24 lit
Câu 81: Cho m gam Mg tác dụng với HNO3 loãng, dư thì thu được 4,48 lit khí không màu hoá nâu trong không khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 8,5 gam	B. 4,8 gam	C. 7,2 gam	D. Kết quả khác.
Câu 82: Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit:
A. HCl	B. H2SO4 đặc, nguội.	C. H2SO4 đặc, nóng.	D. HNO3 loãng.
Câu 83: Người ta có thể dùng thùng bằng sắt để đựng:
A. ddHCl	B. dd H2SO4 loãng.	C. dd HNO3 đặc, nguội.	D. dd HNO3 loãng.
Câu 84: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện ( nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng:
A. Ca, Cu	B. Al, Cu	C. Mg, Fe	D. Fe, Ni
Câu 85: Cho các ion: Fe2+ (1); Na+(2); Au3+(3). Thứ tự sắp xếp theo chiều giảm tính oxi hoá là:
A. (2) > (1) > (3)	B. (3) > (1) > (2)	C. (3) > (2) > (1)	D. (1) > (2) > (3)
Câu 86: Cho 1 lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối sau: ZnCl2 (1); CuSO4 (2); Pb(NO3)2 (3); NaNO3 (4); MgCl2 (5); AgNO3 (6). Các trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. (1); (2); (4); (6).	B. (1); (3); (4); (6).	C. (2); (3); (6).	D. (2); (5); (6).
Câu 87: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Fe2+ thành Fe3+.
A. Mg	B. Ag+.	C. K+.	D. Cu2+.
Câu 88: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là:
A. Cu, Al, Fe	B. Cu, Ag, Fe	C. CuO, Al, Fe	D. Al, Fe, Ag
Câu 89: Cho Na kim loại lượng dư vào dung dịch CuCl2 sẽ thu được kết tủa là:
A. Cu(OH)2	B. CuCl	C. Cu	D. Tất cả đều đúng.
Câu 90: Chất nào sau đây có thể khử Ag+ thành Ag?
A. Pt	B. K+.	C. H2.	D. Au
Câu 91: Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết:
A. Ion	.	B. Cộng hoá trị.
C. Kim loại và cộng hoá trị.	D. Kim loại.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Hợp kim là hỗn hợp gồm nhiều kim loại khác nhau.
B. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tạo nên hợp kim
C. Tinh thể xêmentit Fe3C thuộc loại tinh thể dung dịch rắn.
D. Hợp kim thường mềm hơn các kim loại tạo nên hợp kim.
Câu 93: Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al, Fe, Au, Mg.	B. Zn, Pt, Au, Mg.	C. Al, Fe, Zn, Mg.	D. Al, Fe, Au, Pt.
Câu 94: Đốt cháy 10,8 gam Al trong không khí. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí thì thể tích không khí (đktc) cần dùng là:
A. 22,4 lit	B. 11,2 lit	C. 4,48 lit	D. Kết quả khác.
Câu 95: Có m gam hỗn hợp Al, Ag. Cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với axit H2SO4 loãng thì có 6,72 lit khí H2 (đktc) bay ra. Cũng m gam hỗn hợp trên nếu cho phản ứng hết với HNO3 đặc, nguội thì có 4,48 lit khí màu nâu đỏ bay ra (đktc) duy nhất. Giá trị của m là:
A. 54 gam	B. 28 gam	C. 27 gam	D. Kết quả khác.
Câu 96: Câu 16: Đốt 10,08g phôi bào sắt trong không khí thu được 24gam hỗn hợp B chứa Fe, FeO, Fe3O4 , Fe2O3 . Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất ( đktc). Gía trị của V là
A. 4,48	B. 3,36	C. 1,12	D. 2,24
Câu 97: Hãy sắp xếp các cặp oxi hoá khử sau theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Fe2+/Fe (1); Pb2+/Pb (2); 2H+/H2 (3); Ag+/Ag (4); Na+/Na (5); Fe3+/Fe2+ (6); Cu2+/Cu (7).
A. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5).	B. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4).
C. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4).	D. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7).
Câu 98: Cho E0(Al3+/Al) = -1,66 V; E0(Mg2+/Mg) = -2,37 V; E0(Fe2+/Fe) = -0,77 V; E0(Na+/Na) = -2,71 V; E0(Cu2+/Cu) = +0,34 V .
Nhôm có thể khử được ion kim loại nào dưới đâyụ
A. Na+, Cu2+, Mg2+.	B. Cu2+, Fe2+, Mg2+.	C. Cu2+, Fe2+.	D. Cu2+, Mg2+.
Câu 99: Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy lá Zn ra sấy khô, đem cân, thấy:
A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam	B. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam
C. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam.	D. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam
Câu 100: Vỏ tàu biển làm bằng thép thường có ghép những mảnh kim loại khác để làm giảm ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. Kim loại nào trong số các kim loại dưới đây phù hợp tốt nhất cho mục đích này là:
A. Magiê	B. Chì	C. Đồng	D. Kẽm
Câu 101: Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí:
A. Fe3O4.	B. FeCO3.	C. Fe2O3.	D. CaCO3.
Câu 102: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:
A. Bột Mg dư, lọc.	B. Bột Cu dư, lọc.	C. Bột Al dư, lọc.	D. Bột Fe dư, lọc.
Câu 103: Cho các cặp oxi hoá – khử sau: Ca2+/ Ca (1); Cu2+/ Cu (2); Fe2+/ Fe (3); Au3+/ Au (4); Na+/ Na (5); Ni2+/ Ni (6). Sắp xếp theo thứ tự tăng tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. (6) < (5) < (4) < (3) < (2) < (1).	B. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6).
C. Kết quả khác.	D. (5) < (1) < (3) < (6) < (2) < (4).
Câu 104: Cho Fe (Z=26). Cấu hình electron của nguyên tử Fe là:
A. 1s22s22p63s23p63d8. B. 1s22s22p63s23p64s23d6. C. 1s22s22p53s3.	D. 1s22s22p63s23p63d64s2.
Câu 105: từ dung dịch AgNO3 điều chế Ag bằng cách:
A. thêm kiềm vào dung dịch Ag2O rồi dùng khí H2 để khử Ag2O ở nhiệt độ cao.
B. dùng Cu để khử Ag+ trong dung dịch. C. điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 106: Cho 6,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 13,5 gam muối. Kim loại X là:
A. Cu	B. Al	C. Mg	D. Fe
Câu 107: Trong quá trình điện phân, những ion âm di chuyển về:
A. Cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá.	B. Cực âm, ở đây xảy ra sự khử.
C. Cực dương, ở đây xảy ra sự khử.	D. Cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá.
Câu 108: Trong số các kim loại: Nhôm, sắt, đồng, chì, crôm thì kim loại cứng nhất là:
A. Nhôm	B. Đồng	C. Sắt	D. Crôm
Câu 109: Đốt cháy 9,6 gam Mg trong không khí. Biết oxi chiếm 20% không khí thì thể tích không khí (đktc) cần dùng là:
A. 11,2 lit	B. 33,6 lit	C. 22,4 lit	D. 44,8 lit
Câu 110: Từ dung dịch Cu(NO3)2 có thể điều chế Cu bằng cách:
A. cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân muối rắn Cu(NO3)2.
B. cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy Cu(NO3)2.
C. dùng Fe khử Cu2+ trong dung dịch Cu(NO3)2. D. Tất cả đều đúng.
Câu 111: Cho Mg (Z=12). Cấu hình electron của ion Mg2+ là:
A. 1s22s22p63s1.	B. 1s22s22p6.	C. 1s22s22p63s23p2.	D. 1s22s22p63s2.
Câu 112: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 9,94 gam X hòa tan trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thoát ra 3,584 lít khí NO ( đktc). Tổng khối lượng muối khan tạo thành là :
A. 39,7g	B. 29,7g	C. 39,3g	D. Kết quả khác
Câu 113: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nóng?
A. Fe, Al, Na.	B. Tất cả đều được.	C. K, Ca, Mg.	D. Mg, Zn, Al.
Câu 114: Để khử hoàn toàn 1 lượng oxit kim loại thành kim loại cần vừa đủ V (l) khí H2. Hoà tan lượng kim loại tạo thành bằng H2SO4 loãng, dư được V (l) H2 (các khí đo cùng điều kiện). Oxit kim loại đó là:
A. MgO	B. Fe2O3.	C. FeO	D. CuO
Câu 115: Dung dịch chất có pH < 7 là:
A. KCl.	B. CH3COOK.	C. Na2CO3.	D. Al2(SO4)2.
Câu 116: Đốt cháy 5,4 gam Al trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là:
A. 17,6 gam	B. Kết quả khác.	C. 8,8 gam	D. 25,7 gam
Câu 117: Cho 10,8 gam Al tác dụng với 9,6 gam lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tan hoàn toàn trong 400 ml dung dịch axit HCl. Thể tích khí thu được (đktc) là:
A. 13,44 lit	B. 8,96 lit	C. 11,2 lit	D. Kết quả khác.
Câu 118: Bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá giống và khác nhau là:
A. Giống là cả 2 đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
B. Giống kà cả 2 đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hoá học mới là quá trình oxi hoá khử.
C. Giống là cả 2 đều là quá trình oxi hoá khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
D. Giống là cả 2 đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
Câu 119: Câu nói hoàn toàn đúng là:
A. Dãy điện hoá của kim loại là một dãy những cặp oxi hoá – khử được xắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại.
B. Cặp oxi hoá khử của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hoá và một chất khử.
C. Fe2+ có thể đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác.
D. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra.
Câu 120: Trong dãy điện hoá của kim loại, vị trí 1 số cặp oxi hoá – khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu thì dãy các kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là:
A. Al, Fe, Ni, Cu.	B. Al, Ag, Ni, Cu.	C. Al, Fe, Ni, Ag.	D. Ag, Fe, Ni, Cu.
Câu 121: Những ki

File đính kèm:

  • docdai cuong kim loai 12 qua haydmil.doc