Bài tập chương Nitơ – Photpho

Bài 1 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau

 a. HNO3, NaCl, HCl, NaNO3.

 b. (NH4)2SO4, NH4NO3, KCl, KNO3.

c. NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.

d. Na3PO4, NaCl, NaNO3, HNO3, H3PO4

e. HNO3, HCl, H2SO4, H2S. f. KNO3, HNO3, K2SO4, H2SO4, KCl, HCl.

g. Mg(NO3)2, MgCl2, MgSO4, CuSO4, CuCl2, Cu(NO3)2.

.Bài 2 : Hòa tan hoàn toàn 12,8g một kim loại A có hóa trị hai vào dung dịch HNO3 60% ( d = 1,365g/ml ) thì thu được 8960ml khí màu nâu đỏ ( đktc ). a. Xác định tên kim loại A.

b. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng.

 Đáp án : a. Đồng ( Cu ); b.

Bài 3 : Hòa tan hoàn toàn 1,2g một kim loại vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 134,4ml khí N2 (đktc). Xác định tên kim loại.

 Đáp án : Canxi ( Ca ).

Bài 4 : Cho 44g NaOH vào 39,2g dung dịch axit photphoric. Muối nào được tạo thành ? Tính khối lượng muối đó?

 Đáp án :Hỗn hợp hai muối( Na2HPO4 và Na3PO4 ); mmuối = 63,4g.

Bài 5 : Hòa tan hoàn toàn 2,5g một hỗn hợp gồm đồng, sắt và vàng vào dung dịch HNO3 25% thì thu được 672ml khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc) và 0,02g bã rắn không tan.

a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng.

Đáp án : a. %mCu = 76,8%; %mFe = 22,4%; %mAu = 0,8%; b.

Bài 6 : Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. b. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.

 Đáp án : a. mdd = 50g; b. C%(ddmuối) = 44,24%.

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương Nitơ – Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO
Bài 1 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau
 a. HNO3, NaCl, HCl, NaNO3.
 b. (NH4)2SO4, NH4NO3, KCl, KNO3.
c. NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
d. Na3PO4, NaCl, NaNO3, HNO3, H3PO4
e. HNO3, HCl, H2SO4, H2S.	 f. KNO3, HNO3, K2SO4, H2SO4, KCl, HCl.
g. Mg(NO3)2, MgCl2, MgSO4, CuSO4, CuCl2, Cu(NO3)2.
.Bài 2 : Hòa tan hoàn toàn 12,8g một kim loại A có hóa trị hai vào dung dịch HNO3 60% ( d = 1,365g/ml ) thì thu được 8960ml khí màu nâu đỏ ( đktc ).	a. Xác định tên kim loại A.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng. 
 Đáp án : a. Đồng ( Cu ); b. 
Bài 3 : Hòa tan hoàn toàn 1,2g một kim loại vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 134,4ml khí N2 (đktc). Xác định tên kim loại.
 Đáp án : Canxi ( Ca ).
Bài 4 : Cho 44g NaOH vào 39,2g dung dịch axit photphoric. Muối nào được tạo thành ? Tính khối lượng muối đó? 
 Đáp án :Hỗn hợp hai muối( Na2HPO4 và Na3PO4 ); mmuối = 63,4g.	
Bài 5 : Hòa tan hoàn toàn 2,5g một hỗn hợp gồm đồng, sắt và vàng vào dung dịch HNO3 25% thì thu được 672ml khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc) và 0,02g bã rắn không tan.
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b. Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng.
Đáp án : a. %mCu = 76,8%; %mFe = 22,4%; %mAu = 0,8%; b. 
Bài 6 : Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. b. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được. 
 Đáp án : a. mdd = 50g; b. C%(ddmuối) = 44,24%.
Bài 7 : Đốt hoàn toàn 6,8g một hợp chất A thì thu được 14,2g P2O5 và 5,4g H2O. Nếu cho 37ml dung dịch NaOH 32% ( d = 1,35g/ml ) tác dụng với sản phẫm tạo thành của phản ứng thì tạo ra dung dịch muối gì ? Có nồng độ % là bao nhiêu ? Cho biết CTPT của A.
 Đáp án : muối axit ( Na2HPO4 ); ; PH3.
Bài 8 Hoà tan hoàn toàn 6,4g một kim loại chưa biết vào dung dịch HNO3 thì thu được 4480ml (đktc), chất khí chứa 30,43%N và 68,57%O, tỉ khối của chất khí đó đối với H2 là 23. Xác định tên kim loại. 	 Đáp án : Đồng ( Cu ).
Bài 9 : Hòa tan hoàn toàn 2,72g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 vào trong 100ml dung dịch HNO3 đặc, nóng 2M dư thì thu được 1344ml khí màu nâu đỏ (đktc).
	a. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
	b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 sau phản ứng.
 Đáp án : a. %mFe = 41,2%; ; b. 
Bài 10 : Cho 23,1g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào dung dịch HNO3 2M thì thu được 1120ml khí thoát ra và hóa nâu trong không khí ( ở 0oC và 2atm ).
a. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
	b. Tính thể tích của dung dịch HNO3 cần dùng khi có sự hao hụt 20%.
 Đáp án : a.%mAl = 11,7%; ; b. 
Bài 11 : Cho18,5g hỗn hợp Fe3O4 và Fe tác dụng với 200ml dung dịch HNO3(l) đun nóng và khuấy đề sau khi phản ứng xãy ra hoàn toàn thì thu được 2240ml khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc) , dung dịch Z1 và còn lại 1,46g kim loại.
	a. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3.
	b. Tính khối lượng của dung dịch muối Z1. 
 Đáp án : ; 
Bài 12 : Hòa tan hoàn toàn 7,6g hỗn hợp gồm đồng và sắt vào dung dịch HNO3 2M loãng dư thì thu được 2240ml khí thoát ra và khí này hóa nâu trong không khí( đktc).
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng, biết rằng đã dùng dư 10% so với lượng phản ứng.
 Đáp án : a. %mCu = 36,8%; %mFe = 63,2%; b. 
Bài 13. Hòa tan hoàn toàn 3,68g hỗn hợp gồm kẽm và nhôm vào 250ml dung dịch HNO3 1M loãng vừa đủ. Sau phản ứng kết thúc thì thu được ba muối. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
 Đáp án : %mZn =70,7%; %mAl=29,3%.
Bài 14 : Hòa tan hoàn toàn 11,9g một hỗn hợp sắt và kẽm vào dung dịch HNO3 đặc nguội thì thu được 3584ml khí màu nâu đỏ thoát ra ( đktc ) và dung dịch X.
	a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
	b. Tính khối lượng kết tủa khi cho 96ml dung dịch NaOH 2,5 M vào dung dịch X.
 Đáp án : a. %mFe = 56,47%; %mZn = 43,52%; b. m = 3,96g.
Bài 15 : : Hòa tan hoàn toàn 1,86g hỗn hợp gồm magiê và nhôm vào 75,6g dung dịch HNO3 25%. Sau phản ứng kết thúc thì thu được 560ml khí N2O và dung dịch X.
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) cho vào dung dịch X thì thu được : lượng kết tủa lớn nhất, lượng kết tủa nhỏ nhất.
 Đáp án : a. %mMg =12,9%; %mAl=87,1%; b. VNaOH = 31,25ml; VNaOH = 38,75ml 
Bài 16: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp nhôm và đồng vào dung dịch HNO3 đặc nguội thì thu được 3584ml khí màu nâu đỏ thoát ra ( đktc ). Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4032ml khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X.
	a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
	b. Tính khối lượng kết tủa khi cho 168ml dung dịch NaOH 2,5 M vào dung dịch X.
 Đáp án : a. %mAl = 38,76%; %mCu = 61,24%; b. m = 4,68g.
Bài 17: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp nhôm và đồng vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 2688ml khí thoát ra ( đktc ).
	a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
	b. Tính khối lượng kết tủa khi cho 650ml dung dịch NaOH 1,25 M vào dung dịch X.
 Đáp án : a. %mAl = 21,95%; %mCu = 78,05%; b. mktủa = 14,88g.
Bài 18: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp kẽm và sắt vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4480ml khí thoát ra ( đktc ).
 a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
 b. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X. Sau phản ứng kết thúc, lọc lấy kết tủa và đun nóng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. 
 Đáp án : a. %mFe = 36,84%; %mZn = 63,16%; b. mchất rắn = 6,4g.
Bài 19: Hòa tan hoàn toàn một kim loại M vào dung dịch HNO3 vừa đủ thì thu được một dung dịch A và không thấy khí thoát ra. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thấy khí thoát ra 2240ml (đktc) và 23,2g kết tủa. Xác định tên kim loại M. 
 Đáp án : Magiê ( Mg ).
Bài 20: Hòa tan hoàn toàn 14,89g một hỗn hợp gồm magiê, nhôm và vàng vào 137,97gdung dịch HNO3 thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc) và 9,89g chất rắn.
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 đã dùng.
 Đáp án : a. %mMg = 19,34%; %mAl = 14,51%; %mAu = 66,15%; b. 
Bài 21: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp kẽm và sắt vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4480ml khí thoát ra ( đktc ).
 a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
 b. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X. Sau phản ứng kết thúc, lọc lấy kết tủa và đun nóng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. 
 Đáp án : a. %mFe = 36,84%; %mZn = 63,16%; b. mchất rắn = 6,4g.

File đính kèm:

  • docNito va Photpho.doc
Giáo án liên quan