Bài tập chương nguyên tử và tăng giảm khối lượng

1) Nguyên tử Zn có bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 0.138 nm và 65 gam/mol. Biết thể tích của Zn chỉ chiếm 72,5% thể tích tinh thể . khối lượng riêng của Zn là:

 A. 7,11 g/cm3 B. 9,81 g/cm3 C. 5,15 g/cm3 D. 7,79 g/cm3.

2) Crom có cấu trúc tinh thể với phần rỗng là 32% . biết khối lượng riêng của Crom D = 7,19 g/cm3 và phân tử khối bằng 52 g/mol. Bán kính tương đối của crom là:

 A. 1,25.10-8 mm B. 1,52 10-8 cm C. 1,2510-8 cm D. 1.42.10-8 cm.

3) Một nguyên tử tạo được ion đơn nguyên tử mang 2 điện tích đơn vị có tổng hạt (p,e,n) trong ion đó là 80. trong nguyên tử của nguyên tử của nguyên tố số mang điện nhiều hơn không mang điện là 22. Ở trạng thái cơ bản số electron độc than của nguyên tử nguyên tố đó là bao nhiêu?

4) Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11 , trong anion Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. M có công thức phân tử là :

 A. (NH4)3PO4 B. NH4IO4 C. NH4ClO4 D.( NH4)2SO4.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương nguyên tử và tăng giảm khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG NGUYÊN TỬ VÀ TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
Nguyên tử Zn có bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 0.138 nm và 65 gam/mol. Biết thể tích của Zn chỉ chiếm 72,5% thể tích tinh thể . khối lượng riêng của Zn là:
 A. 7,11 g/cm3 B. 9,81 g/cm3 C. 5,15 g/cm3 D. 7,79 g/cm3.
2) Crom có cấu trúc tinh thể với phần rỗng là 32% . biết khối lượng riêng của Crom D = 7,19 g/cm3 và phân tử khối bằng 52 g/mol. Bán kính tương đối của crom là:
 A. 1,25.10-8 mm B. 1,52 10-8 cm C. 1,2510-8 cm D. 1.42.10-8 cm.
3) Một nguyên tử tạo được ion đơn nguyên tử mang 2 điện tích đơn vị có tổng hạt (p,e,n) trong ion đó là 80. trong nguyên tử của nguyên tử của nguyên tố số mang điện nhiều hơn không mang điện là 22. Ở trạng thái cơ bản số electron độc than của nguyên tử nguyên tố đó là bao nhiêu?
4) Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11 , trong anion Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. M có công thức phân tử là :
 A. (NH4)3PO4 B. NH4IO4 C. NH4ClO4 D.( NH4)2SO4.
 5. Xác định nguyên tố X trong trường hợp 
 a) tổng số hạt là 34
 b) tổng số hạt là 52
6. Nguyên tử X có hai đồng vị X1 và X2 . Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,42 gam Ca tác dụng với một lượng vừa đủ X thì thu được 5.499 g hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử
 X1:X2 = 9/11. Số khối của X1 và X2
A. 81 và 79 B. 75 và 85 C. 79 và 81 D. 85 và 75
7. Cho hợp chất MX2 . Trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44, Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định ký hiệu nguyên tử M, X và công thức MX2
8)Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại
 9)Sắt dạng a (Fea) kết tinh trong mạng lập phương tâm khối, nguyên tử có 
 bán kính r = 1,24 Å. Hãy tính:
 a) Cạnh a của tế bào sơ đẳng
 b) Tỉ khối của Fe theo g/cm3.
 c) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai nguyên tử Fe
10. Tinh thể đồng kim loại có cấu trúc lập phương tâm diện.
a) Hãy vẽ cấu trúc mạng tế bào cơ sở và cho biết số nguyên tử Cu chứa trong tế bào sơ đẳng
này
b) Tính cạnh lập phương a(Å) của mạng tinh thể, biết nguyên tử Cu có bán kính bằng 1,28 Å
c) Xác định khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử Cu trong mạng
d) Tính khối lượng riêng của Cu theo g/cm3
10. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất MXa thì X có số oxi hóa bằng -1), trong phân tử của hợp chất MXa có tổng số hạt proton bằng 77. Xác định công thức phân tử MXa.
11.Tổng số hạt trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2- là 8 hạt.%Khối lượng của M có trong hợp chất là 
A. 55,56%. B. 44,44% C. 71,43%. D.28,57%.
12. Tổng số hạt trong phân tử M3X2 là 206 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 58. Số nơtron của X nhiều hơn số nơtron của M là 2 đơn vị. Số hạt trong X3- lớn hơn số hạt trong M2+ là 13 hạt.Công thức phân tử của M3X2 là
A. Ca3P2.	 B. Mg3P2.	 C. Ca3N2.	 D. Mg3N2.
13. Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol một este A của một axit đa chức với một ancol đơn chức cần 5,6 gam KOH. Mặt khác thủy phân 5,475 gam este A đó thì cần 4,2 gam KOH và thu được 6,225 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của este là:
A. (COOC2H5)2	B. (COOCH3)2	C. (COOC3H7)2	D. (COOC4H9)2
14.Trộn 40 gam ROH với CH3COOH dư trong bình cầu có H2SO4 đặc làm xúc tác, sau một thời gian thu được 36,3 gam este. Biết hiệu suất của phản ứng este hóa là 75%. Số mol ROH đã phản ứng là:
A. 0,3	B. 0,1	C. 0,09	D. 0,15
15.Cho 10g sắt tác dụng với dung dịch CuSO4, một thời gian thu được chất rắn A có khối lượng 10,04g. Cho chất rắn A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thấy tạo ra V lit khí NO duy nhấtở đktc. Tính giá trị V.
16.Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M( vừa đủ). Sau phản ứng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sau khi cô cạn có khối lượng là:
A. 3,81g                     B. 4,81g                      C. 5,81g                     D. 6,81g
17.Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15g trong 340g dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 3,24g                     B. 2,28g                      C. 17,28g                               D. 24,12g
18. Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương. Tính bán kính của nguyên tử silic. 
Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33g.cm-3; khối lượng molnguyên tử của Si bằng 28,1g.mol-1.
 19. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl3  vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. m có giá trị là
A. 46,82 gam                                B. 56,42 gam    
C. 41,88 gam                               D. 48,38 gam
20. Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 gam vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm17%. Khối lượng vật sau phản ứng là (Coi Ag sinh ra bám hoàn toàn vào Cu)
A. 6,08 gam                           B. 4,36 gam                            
C. 5,44 gam                           D. 5,76 gam
21. Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit.
a. Khối lượng Mg và Fe trong A lần lượt là
 A. 4,8 và 3,2 gam                   B. 3,6 và 4,4 gam  
 C. 2,4 và 5,6 gam                   D. 1,2 và 6,8 gam
b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
           A. 0,25 M                               B. 0,75 M                             
           C. 0,5 M                                 D. 0,125 M
c. Thể tích NO thoát ra khi hoà tan B trong dung dịch HNO3 dư là
           A. 1,12 lít                                               B. 3,36 lít                
          C. 4,48 lít                                                D. 6,72 lít
21. Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là
A. 12,8 gam; 32 gam.	 B. 64 gam; 25,6 gam.
C. 32 gam; 12,8 gam.	 D. 25,6 gam; 64 gam
22. Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là: A. 0,2 lít. 	B. 0,24 lít.	C. 0,237 lít.	D.0,336 lít.

File đính kèm:

  • docBAI TAP CHUONG NGUYEN TU VA TANG GIAM KHOI LUONG.doc