Bài Tập Bồi Dưỡng Hóa Học 9 Tập 1
Câu 5: Lấy 8,4 (g) MgCO3 hoà tan vào 146 (g) dung dịch HCl thì vừa đủ.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đầu?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng?
Câu 6: Hoà tan 10 (g) CaCO3 vào 114,1 (g) dung dịch HCl 8%.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất thu được sau phản ứng?
Câu 7: Hoà tan hoà toàn 16,25g một kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2g/ml), thu được dung dịch muối và 5,6l khí hiđro (đktc).
a) Xác định kim loại?
b) Xác định khối lượng ddHCl 18,25% đã dùng?
Tính CM của dung dịch HCl trên?
c) Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng?
Câu 8: Cho a (g) Fe tác dụng vừa đủ 150ml dung dịch HCl (D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch và 6,72 lít khí (đktc). Cho toàn bộ lượng dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được b (g) kết tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng.
b) Tìm giá trị a, b?
c) Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l dung dịch HCl?
Câu 9: Một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 trộn theo tỉ lệ 1 : 2 về số mol. Hoà tan hỗn hợp vào 102 (g) nước, thu được dung dịch A. Cho 1664 (g) dung dịch BaCl2 10% vào dung dịch A, xuất hiện kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước lọc thấy tạo ra 46,6 (g) kết tủa.
Xác định nồng độ phần trăm của Na2SO4 và K2SO4 trong dung dịch A ban đầu?
Câu 10: Cho 39,09 (g) hỗn hợp X gồm 3 muối: K2CO3, KCl, KHCO3 tác dụng với Vml dung dịch HCl dư 10,52% (D = 1,05g/ml), thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí CO2 (đktc).
Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Để trung hoà dung dịch cần 250ml dung dịch NaOH 0,4M.
- Phần 2: Cho tác dụng với AgNO3 dư thu được 51,66 (g) kết tủa.
a) Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tìm Vml?
dung dịch HCl 7,3%,khi xong phản ứng thu được khí (X) có tỉ khối so với khí hiđro bằng 25,33% và một dung dịch (A). Hãy chứng minh rằng axit còn dư. Tính C% các chất trong dung dịch (A). Câu 3: Hoà tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại có cùng hoá trị vào 400 ml dung dịch HCl 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,7 gam hỗn hợp muối khan. Chứng minh hỗn hợp A không tan hết. Tính thể tích hiđro sinh ra. Câu 4: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Zn. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là x mol/l. Trường hợp 1: Cho 24,3g (A) vào 2 lít (B) sinh ra 8,96 lít khí H2. Trường hợp 1: Cho 24,3g (A) vào 3 lít (B) sinh ra 11,2 lít khí H2. (Các thể tích khí đều đo ở đktc). Hãy chứng minh trong trường hợp 1 thì hỗn hợp kim loại chưa tan hết, trong trường hợp 2 axit còn dư. Tính nồng độ x mol/l của dung dịch (B) và % khối lượng mỗi kim loại trong (A) Dạng 8: BÀI TOÁN TĂNG, GIẢM KHỐI LƯỢNG Trường hợp 1: Kim loại phản ứng với muối của kim loại yếu hơn. * Hướng giải: - Gọi x (g) là khối lượng của kim loại mạnh. - Lập phương trình hoá học. - Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH để tìm lượng kim loại tham gia. - Từ đó suy ra lượng các chất khác. * Lưu ý: Khi cho miếng kim loại vào dung dịch muối, Sau phản ứng thanh kim loại tắng hay giảm: - Nếu thanh kim loại tăng: - Nếu khối lượng thanh kim loại giảm: - Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng a% hay giảm b% thì nên đặt thanh kim loại ban đầu là m gam. Vậy khối lượng thanh kim loại tăng a% m hay b% m. BÀI TẬP Câu 1: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Tính khối lượng đồng đã phản ứng. Câu 2: Ngâm một miếng sắt vào 320 gam dung dịch CuSO4 10%. Sau khi tất cả đồng bị đẩy ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tăng lên 8%. Xác định khối lượng miếng sắt ban đầu. Câu 3: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. Xác định lượng Cu thoát ra. Giả sử đồng thoát ra đều bám vào thanh sắt. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi. Trường hợp 2: Tăng giảm khối lượng của chất kết tủa hay khối lượng dung dịch sau phản ứng a) Khi gặp bài toán cho a gam muối clorua (của kim loại Ba, Ca, Mg) tác dụng với dung dịch cacbonat tạo muối kết tủa có khối lượng b gam. Hãy tìm công thức muối clorua. - Muốn tìm công thức muối clorua phải tìm số mol (n) muối. Độ giảm khối lượng muối clorua = a – b là do thay Cl2 (M = 71) bằng CO3 (M = 60). Xác định công thức phân tử muối: Từ đó xác định công thức phân tử muối. b) Khi gặp bài toán cho m gam muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được n gam muối sunfat. Hãy tìm công thức phân tử muối cacbonat. Muốn tìm công thức phân tử muối cacbonat phải tìm số mol muối. (do thay muối cacbonat (60) bằng muối sunfat (96) Xác định công thức phân tử muối RCO3: Suy ra công thức phân tử của RCO3. BÀI TẬP Câu 1: Hai thanh kim loại giống nhau (đều tạo bởi cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối lượng. Thả thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thú hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol 2 muối phản ứng bằng nhau lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng thêm 28,4%. Tìm nguyên tố R. Câu 2: Có 100 ml muối nitrat của kim loại hoá trị II (dung dịch A). Thả vào A một thanh Pb kim loại, sau một thời gian khi lượng Pb không đổi thì lấy nó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng của nó giảm đi 28,6 gam. Dung dịch còn lại được thả tiếp vào đó một thanh Fe nặng 100 gam. Khi lượng sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, thấm khô cân nặng 130,2 gam. Hỏi công thức của muối ban đầu và nồng độ mol của dung dịch A. Câu 3: Cho một thanh Pb kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch muối nitrat của kim loại hoá trị II, sau một thời gian khi khối lượng thanh Pb không đổi thì lấy ra khỏi dung dịch thấy khối lượng nó giảm đi 14,3 gam. Cho thanh sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch sau phản ứng trên, khối lượng thanh sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô cân nặng 65,1 gam. Tìm tên kim loại hoá trị II. Câu 4: Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể. Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch (A) thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat. Dạng 9: BÀI TOÁN CÓ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG * Lưu ý: Trong phản ứng chất ban đầu A Chất sản phẩm B - Nếu hiệu suất tính theo chất sản phẩm: Lượng sản phẩm thực tế = - Nếu hiệu suất tính theo chất tham gia: Lượng chất tham gia thực tế = Bài tập: Câu 1:Trong công nghiệp điều chế H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ sau: FeS2 SO2 SO3 H2SO4 Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện. Tính lượng axit 98% điều chế được từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. Câu 2:Điều chế HNO3 trong công nghiệp theo sơ đồ: NH3 NO NO2 HNO3 Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện. Tính thể tích NH3 (ở đktc) chứa 15% tạp chất không cháy cần thiết để thu được 10 kg HNO3 31,5%. Biết hiệu suất của quá trình là 79,356%. Câu 3:Người ta điều chế C2H2 từ than và đá vôi theo sơ đồ: CaCO3 CaO CaC2 C2H2 Với hiệu suất mỗi phản ứng ghi trên sơ đồ. Viết phương trình phản ứng. Tính lượng đá vôi chứa 75% CaCO3 cần điều chế được 2,24 m3 C2H2 (đktc) theo sơ đồ. Dạng 10: BÀI TOÁN KHI GIẢI QUY VỀ 100 Câu 1: Hỗn hợp gồm CaCO3 lẫn Al2O3 và Fe2O3 trong đó có Al2O3 chiếm 10,2% còn Fe2O3 chiếm 98%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có lượng bằng 67% lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % lượng chất rắn tạo ra. Đáp số: % Al2O3 = 15,22% ; %Fe2O3 = 14,63% ; %CaCO2 (dư) = 7,5% và %CaO = 62,7% Câu 2: Hỗn hợp A gồm oxit của một kim loại hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó được hoà tan hết bằng axit H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí B và còn dung dịch D. Đem cô cạn D thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng A. Biết lượng khí B bằng 44% lượng A. Hỏi kim loại hoá trị II nói trên là nguyên tố nào ? % lượng mỗi chất trong A bằng bao nhiêu. Đáp số: A là Mg ; %MgO = 16% và %MgCO3 = 84% Câu 3: Muối A tạo bởi kim loại M (hoá trị II) và phi kim X (hoá trị I). Hoà tan một lượng A vào nước được dung dịch A’. Nếu thêm AgNO3 dư vào A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng 50% lượng A. Hỏi kim loại M và phi kim X là nguyên tố nào ? Công thức muối A. Đáp số: M là Ca và X là Br ; CTHH của A là CaBr2 Dạng 11: BÀI TOÁN TỔNG HỢP Câu 1: Trộn 100g dung dịch chứa một muối sunfat của kim loại kiềm nồng độ 13,2% với 100g dung dịch NaHCO3 4,2%. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A có khối lượng m (dd A) < 200g. Cho 100g dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A, khi phản ứng xong người ta thấy dung dịch vẫn còn dư muối sunfat. Nếu thêm tiếp vào đó 20g dung dịch BaCl2 20,8% nữa thì dung dich lại dư BaCl2 và lúc này thu được dung dịch D. Hãy xác định công thức muối sunfat kim loại kiềm ban đầu. Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch A và dung dịch D. Dung dịch muối sunfat kim loại kiềm ban đầu có thể tác dụng được với những chất nào dưới đây? Viết các PTPƯ: Na2CO3 ; Ba(HCO3)2 ; Al2O3 ; NaAlO2 ; Na ; Al ; Ag ; Ag2O. Câu 2: Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại M có hoá trị không đổi vào b gam dung dịch HCl được dung dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư, thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó lọc lấy kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. Viết PTPƯ. Xác định kim loại M và nồng độ phàn trăm của dung dịch HCl đã dùng. Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C. Cho dd NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung. Câu 4: Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Mặt khác hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M, H2O và cũng V lít khí NO duy nhất (đktc). So sánh hoá trị của M trong muối clorua và muối nitrat. Hỏi M là kim loại nào? Biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua. Câu 5: Khi làm nguội 1026,4g dung dịch bão hoà muối sunfat của kim loại ngậm nước, có công thức M2SO4.H2O với 7 < n < 12 từ nhiệt độ 800C xuống nhiệt độ 100C thì thấy có 395,4g tinh thể ngậm nước tách ra. Độ tan của muối khan đó ở 800C là 28,3 và ở 100C là 9g. Câu 6: Cho hai chất A và B (đều ở thể khí) tương tác hoàn toàn với nhau có mặt xác tác thì thu được một hỗn hợp khí X có tỉ trọng là 1,568g/l. Hỗn X có khả năng làm mất màu dung dịch nước của KMnO4, nhưng không phản ứng với NaHCO3. Khi đốt cháy 0,896 lít hỗn hợp khí X trong O2 dư, sau khi làm lạnh sản phẩm cháy thu được 3,52 gam cacbon (IV) oxit và 1,085g dung dịch chất Y. Dung dịch chất Y khi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thì thu được 1,435g một kết tủa trắng, còn dung dich thu được khi đó cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được 224 ml khí (thể tích và tỉ trọng của các khí được ở đktc). Xác định trong hỗn hợp X
File đính kèm:
- BOI DUONG HOA HOC Tap 1.doc