Bài soạn Vật lí 8 tuần 9: Áp suất chất lỏng

Tuần 9 Tiết 9

Bài 8 : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.

- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài toán đơn giản.

- Nắm được nguyên tắc bình thông nhau và vận dụng để giải thích một số hiện tượng thường gặp.

 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét.

 3. Thái độ: Tăng cường khả năng hoạt động nhóm

 Trọng tâm: Biết được sự tồn tại của áp suất chất lỏng trong thực tế, vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn cho mỗi nhóm: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở trên thành bình, bịt bằng màng cao su mỏng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lí 8 tuần 9: Áp suất chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 02/910/2014 Tuần 9 Tiết 9
Bài 8 : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức 
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài toán đơn giản.
- Nắm được nguyên tắc bình thông nhau và vận dụng để giải thích một số hiện tượng thường gặp. 
 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét.
 3. Thái độ: Tăng cường khả năng hoạt động nhóm 
 Trọng tâm: Biết được sự tồn tại của áp suất chất lỏng trong thực tế, vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Chuẩn cho mỗi nhóm: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở trên thành bình, bịt bằng màng cao su mỏng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
	1. Ổn định tổ chức 
	2. Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập 
- HS 1: áp suất là gì ? 
Bài tập trắc nghiệm. Công thức tính áp suất nào sau đây là đúng ?
	 A. p = F. S	B. p = F - S
	C. p = F : S	D. p = S : F
- HS 2: Chữa bài tập 7.5. Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2 em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào ? 
Bài tập trắc nghiệm. Nếu giảm diện tích bị ép đi hai lần, đồng thời giảm áp lực đi hai lần thì áp suất sẽ:
	A. tăng 4 lần	B. giảm 4 lần
	C. giảm 2 lần	D. không thay đổi
* Đặt vấn đề: Tạo tình huống học tập : như SGK 
 	 3. Bài mới 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài ghi
HĐ 1 : Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng?
- Nhắc lại về áp suất của vật rắn tác dụng lên mặt bàn nằm ngang (hình 8.2) theo phương của trọng lực.
- Với chất lỏng thì sao? Khi đổ chất lỏng vào bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không? Và lên phần nào của bình?
- Các em làm thí nghiệm (hình 8.3) để kiểm tra dự đoán và trả lời C1, C2.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
- Mục đích thí nghiệm: Kiểm tra xem chất lỏng có gây ra áp suất như chất rắn không?
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm (hình 8.4)
- Mục đích: Kiểm tra sự gây ra áp suất trong lòng chất lỏng.
- Đĩa D được lực kéo tay ta giữ lại, khi nhúng sâu ống có đĩa D vào chất lỏng, nếu buông tay ra thì điều gì xảy ra với đĩa D?
- Các em hãy làm thí nghiệm và đại diện nhóm cho biết kết quả thí nghiệm.
- Trả lời C3.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, các em hãy điền vào chỗ trống ở C4.
HĐ 2 : Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
- Yêu cầu: 1 HS nhắc lại công thức tính áp suất (tên gọi của các đại lượng có mặt trong công thức)
- Thông báo khối chất lỏng hình trụ (hình 8.5), có diện tích đáy S, chiều cao h.
- Hãy tính trọng lượng của khối chất lỏng?
- Dựa vào kết quả tìm được của p hãy tính áp suất của khối chất lỏng lên đáy bình?
- Công thức mà các em vừa tìm được chính là công thức tính áp suất trong chất lỏng.
- Hãy cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Một điểm A trong chất lỏng có độ sâu hA, hãy tính áp suất tại A.
- Nếu 2 điểm trong chất lỏng có cùng độ sâu (nằm trên một mặt phẳng ngang) thì áp suất tại 2 điểm đó thế nào?
- Đặc điểm được ứng dụng trong khoa học và đời sống hàng ngày. Một trong những ứng dụng đó là bình thông nhau.
- Thảo luận nhóm đưa ra dự đoán (Màng cao su ở đáy biến dạng, phồng lên)
- Các nhóm làm thí nghiệm thảo luận
C1: Màng cao su ở đáy và thành bình đều biến dạng ® chất lỏng gây ra áp suất lên cả đáy và thành bình.
C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo nhiều phương, khác với chất rắn chỉ theo phương của trọng lực.
- Dự đoán:
+ Có, theo phương thẳng đứng và phương ngang.
+ Không.
- Đĩa bị rơi.
- Đĩa không rời, tách rời khi quay.
- Các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận.
- Trong mọi trường hợp đĩa D không rời khỏi đáy.
C3: Chất lỏng tác dụng áp suất lên các vật đặt trong nó và theo nhiều hướng.
C4
(1): Đáy bình; (2): thành bình; (3) ở trong lòng chất lỏng.
p: áp suất (N/m2; N/cm2)
F: áp lực (N)
S: diện tích (m2; cm2)
- 1 ý kiến: P = d.V = d.s.h
	® 	p = d.h
 p: áp suất (Pa hay N/m2)
 d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 h: độ sâu tính từ mặt thoáng (m)
 pA = d.hA
 Bằng nhau.
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng:
 1.Thí nghiệm 1
2. Thí nghiệm 2 
3) Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
II. Công thức tính áp suất chất lỏng.
P = dh
P: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)
h: chiều cao cột chất lỏng (m)
* Chú ý: Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. 
Vậy: Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
4. Củng cố 
HS ghi phần ghi nhớ. 
GV ? áp lực là gì ? áp suất là gì ? 
Bài tập trắc nghiệm. 
1. Công thức tính áp suất chất lỏng nào sau đây là đúng?
	A. p = d : h	B. p = d . h
	C. p = d + h	D. p = h:d
2. Một thùng cao 2m đựng đầy nước( dnước = 10000 N/m3). áp suất lên đáy thùng là:
	A. 10000N/m2	B. 5000N/m2 	C. 15000N/m2	D. 20000N/m2 
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
 Học phần ghi nhớ 
 	Làm bài tập:8.1->8.5 (SBT)
Có 1 mạch nước ngầm như hình vẽ. Khoan nước ở điểm A và B thì nước ở điểm nào phun lên mạnh hơn? Vì sao?
Hướng dẫn HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
* Đối với lớp điểm sáng: Xác định được đặc điểm của áp suất chất lỏng, công thức P = d.h và các tên đại lượng trong biểu thức . Vận dụng làm bài tập nâng cao. 
* Đới với lớp đại trà: Nhận biết được đặc điểm của áp suất chất lỏng, công thức P = d.h tính áp suất chất lỏng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................HS: .........................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ninh Hòa, ngày../10/2014
Duyệt của tổ trưởng 
.
Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docvat li 8.doc
Giáo án liên quan