Bài kiểm tra định kỳ học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào một chữ cái in hoa mở đầu phương án trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: Nối khái niệm ở cột A với ph¬ương châm hội thoại tương ứng ở cột B.

Khái niệm Phương châm hội thoại Đáp án

1. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. a. Ph¬¬ương châm về lượng 1 -

2. Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng ng¬¬ười khác b. Ph¬¬ương châm về chất 2 -

3. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. c. Ph¬¬ương châm quan hệ 3 -

4. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực d. Phương châm lịch sự 4 -

 e. Phương châm cách thức

Câu 2. Từ ngữ nào d¬ưới đây không phải là thuật ngữ của môn Tiếng Việt:

A. Ẩn dụ B. Nhân hoá

C. Ẩn hiện D. Cảm thán

Câu 3. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm về Sự phát triển của từ vựng.

.để làm cho vốn từ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là .

Câu 4. Từ nào sau đây không phải là từ có thể dùng để xưng hô ở ngôi thứ hai?

 A.ChÞ B. Con C. Em D. Nó

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra định kỳ học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - HỌC KỲ I
NĂN HỌC: 2018-2019
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 45 phút
( gồm 4 chủ đề 02 trang)
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
1. Các phương châm hội thoại 
- Nhớ khái niệm, nối khái niệm với phương châm hội thoại tương ứng
 Số câu Số điểm
 Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1,0
10%
2. Xưng hô trong hội thoại 
Khoanh tròn đúng đáp án từ không dùng để xưng hô ở ngôi thứ 2
Số câu
 Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
 0,25
2,5%
3. Sự phát triển của từ vựng. Biện pháp tu từ 
Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm Sự phát triển của từ vựng
Xác định, chỉ ra và phân tích được tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ 
Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
3
30%
2
3,5
35%
4. Cách dẫn trực tiếp, thuật ngữ 
Khoanh tròn đúng đáp án không phải là thuật ngữ môn tiếng Việt 
Viết một đoạn văn về vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa’’ – Nguyễn Thành Long, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và thuật ngữ môn Ngữ văn.
Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
5,0
50%
2
5,25
52,5%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
4
2,0
20%
1
3,0
30%
1
5,0
50%
6
10
100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 2 phần 6 câu, 02 trang)
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào một chữ cái in hoa mở đầu phương án trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nối khái niệm ở cột A với phương châm hội thoại tương ứng ở cột B.
Khái niệm 
Phương châm hội thoại
Đáp án
1. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
a. Phương châm về lượng 
 1 - 
2. Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác
b. Phương châm về chất
 2 -
3. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.
c. Phương châm quan hệ 
 3 -
4. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
d. Phương châm lịch sự
 4 -
e. Phương châm cách thức
Câu 2. Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn Tiếng Việt: 
A. Ẩn dụ	B. Nhân hoá 
C. Ẩn hiện 	D. Cảm thán 
Câu 3. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm về Sự phát triển của từ vựng..
..............................................................................để làm cho vốn từ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là ..
Câu 4. Từ nào sau đây không phải là từ có thể dùng để xưng hô ở ngôi thứ hai?
	A.ChÞ	 B. Con	C. Em	 D. Nó
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm).
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
 ( “Đoàn thuyền đánh cá’’ – Huy Cận)
a. Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào ?
b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 ( 5,0 điểm):
 Viết đoạn văn về vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên (“Lặng lẽ Sa Pa’’ – Nguyễn Thành Long); trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và thuật ngữ môn Ngữ văn. (gạch chân lời dẫn trực tiếp và thuật ngữ môn Ngữ văn mà em đã sử dụng)
----------------------Hết-------------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT TIẾNG VIỆT 9 - HKI
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn gồm 2 phần, 06 câu, 02 trang)
 A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm).
* Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các phương án sau:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
1-c
2-d
3-a
4-b
C
Lần lượt điền các từ: 
Tạo từ ngữ mới
từ mượn tiếng Hán 
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
*Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào việc lựa chọn các phương án của HS để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 1,0 điểm cho từng câu trong bài làm bài của học sinh.
*Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm).
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Mức tối đa: 
* Về nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
(0,5 điểm)
- Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ: so sánh
0,5 đ
b
(2,25đ)
Phân tích được tác dụng của biện pháp so sánh: 
- Hình ảnh so sánh quen thuộc có sức truyền cảm lớn. Cuộc đời người dân chài gắn bó với biển, biển cho họ cá, nuôi lớn đời họ, biển bao dung, nhân từ như lòng mẹ. 
- Câu thơ thể hiện tình yêu biển chan chứa, lòng biết ơn biển vô bờ của những con người gắn bó với biển từ bao đời, 
- Có sáng tạo khi phân tích
1,0 đ
0,75đ
0,5 đ
.* Về hình thức: (0,25 điểm)
Chữ viết và trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bày 
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2 (5,0 điểm). 
a. Mức tối đa:
1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở đoạn
(0,5 điểm)
- Giới thiệu chung về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
0,5 đ
Thân đoạn
(3,0 điểm)
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên: 
+ Anh yêu công việc của mình, có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người.
+ Anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp
+ Cuộc sống của anh không cô độc, buồn tẻ như mọi người nghĩ. Anh biết tạo cho mình một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp 
- Anh thanh niên có một nếp sống đẹp: giản dị, khiêm tốn, hiếu khách.
2,0 đ
- Vận dụng các kiến thức tiếng Việt đúng theo yêu cầu: có lời dẫn trực tiếp và thuật ngữ môn Ngữ văn phù hợp. 
1,0 đ
Kết đoạn
(0,5 điểm)
 - Nêu suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên
- Liên hệ bản thân.
0,5 đ
 2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
- Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và thuật ngữ môn Ngữ văn, văn viết mạch lạc, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, các lỗi diễn đạt thông thường.
- Gạch chân câu có lời dẫn trực tiếp và thuật ngữ môn Ngữ văn đã sử dụng..
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------------- Hết -----------------------

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_hoc_ky_i_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2016_201.doc
Giáo án liên quan