Bài giảng Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ

 1/ Kiến thức:

 - HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.

 - HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất. Viết được những PTHH biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất.

 2/ Kĩ năng:

 HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được những hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống.

II/ CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tuần 9 – Tiết 18
NS: 11/ 10/ 2009
ND: 14/ 10/ 2009
 Bài 13 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 - HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.
 - HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất. Viết được những PTHH biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất.
 2/ Kĩ năng:
 HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được những hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: Viết sẳn trên bảng phụ các sơ đồ:
 + Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ.
 + Sơ đồ về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ ( dùng sơ đồ chưa viết những tính chất hóa học của hợp chất).
 2/ Học sinh: Oân lại các kiến thức về hợp chất vô cơ.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Luyện tập, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
 1/ Phân loại hợp chất vô cơ.
 2/ Tính chất hóa học các loại hợp chất vô cơ.
GV: Treo bảng phụ bảng phân loại các hợp chất vô cơ.
Các hợp chất vô cơ
GV: YC các nhóm HS thảo luận với nội dung sau:
 Điền các loại hợp chất vô cơ vào các ô trống cho phù hợp ( sử dụng phiếu học tập).
GV: Sử dụng bộ bìa màu để HS dán vào bảng.
GV: YC các nhóm dán vào bảng hệ thống phân loại các hợp chất vô cơ mà các nhóm HS đã làm.
GV: YC HS lấy 2 ví dụ minh họa cho mỗi loại trên.
GV: Gọi HS nhóm nhận xét – GV nhận xét hoàn chỉnh ndung/SGK/42.
GV: Giới thiệu: Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ được thể hiện ở sơ đồ sau:
Oxit bazơ
Oxit axit
 + axit + bazơ
 + oxit axit + o.bazơ
Muối
 + H2O + H2O 
 t0 
 + axit + KL + axit
Bazơ
Axit
 + o.axit + bazơ
 + muối + oxit bazơ 
 + muối 
GV: Nhìn vào sơ đồ, các em hãy nhắc lại các tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối.
GV: Ngoài những tính chất của muối đã được trình bày trong sơ đồ, muối còn có những tính chất nào?
GV: Gọi HS nhận xét Š GV nhận xét.
HS: Quan sát bảng phụ.
HS: Thảo luận nhóm.
HS: Ghi vào bộ bìa màu.
HS: Hoàn thành nội dung bảng phân loại.
HS: Viết vào tập.
HS: Quan sát sơ đồ/SGK/42.
HS: Lần lượt nêu các tính chất.
HS: Nêu lại tchh của muối.
Hoạt động 2: II/ Luyện tập.
* Bài tập 1
* Bài tập 2.
* Bài tập 3.
GV: YC HS làm BT 1/ SGK/ 43.
 Cho HS thảo luận nhóm trong 3 phút (mỗi nhóm 1 nội dung). 
 Chọn chất thích hợp điền vào chổ trống, viết pthh cho mỗi loại hchất.
+
GV: YC HS hoàn thành ndung vào phiếu học tập, trình bày trước lớp.
GV: Cho HS nhận xét bài làm của nhóm bạn.
GV: Nhận xét hoàn thành nội dung bài tập.
GV: Treo bảng phụ đề bài tập 2.
 Trình bày pp hh để nhận biết các lọ mất nhãn sau:H2SO4 , NaNO3, NaCl, NaOH. Viết ptpứ (nếu có)?
GV: Gọi HS nhận dạng các lọ hóa chất, phân loại hợp chất.
GV: Nbiết axit, bazơ bằng cách nào?
Dấu hiệu ra sao?
GV: Làm thế nào để phân biệt 2 muối còn lại?
GV: Gọi 1 HS trình bày cách nhận biết các lọ hóa hóa chất.
GV: Treo bảng phụ đề bài tập 3:
 Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dd Ca(OH)2 sinh ra chất kết tủa màu trắng.
 a/ Viết ptpứ?
 b/Tính nồng độ mol của dd Ca(OH)2 đã dùng?
c/ Tính khối lượng chất kết tủa?
GV: Gọi HS1 viết ptpứ.
GV: Gọi HS2 tính số mol của CO2 và thế số mol vào ptpứ.
GV: Gọi HS3 tính nồng độ mol của dd Ca(OH)2?
GV: Gọi HS4 tính khối lượng chất kết tủa.
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét – chấm điểm HS.
HS: Làm BT 1 / SGK/ 43.
 Thảo luận nhóm, chọn chất thích hợp điền vào các pthh cho phù hợp.
1/ Oxit : a/ nước, b/ axit, c/ nước, d/ bazơ. 2/ Bazơ: a/ oxit axit, b/ axit, c/ muối, d/ phân hủy 
 bazơ.
3/ Axit: a/ kim loại, b/ oxit bazơ, c/ bazơ, d/ muối. 4/ Muối: a/ axit, b/ bazơ, c/ muối, d/ kim loại, 
e/ muối phân hủy.
HS: Nhận xét – đánh giá lẫn nhau.
HS: Ghi bài.
HS: Ghi đề bài tập 2.
 Phương pháp hóa học để nhận biết các lọ mất nhãn:
HS: Nhận dạng các hợp chất, phân loại hợp chất.
 Đánh số thứ tự các lọ hóa chất và lấy mẫu thử:
HS: Dùng quỳ tím để nhận biết axit, bazơ.
 + Axit làm quỳ tím hóa đỏ: dd là H2SO4
 + Bazơ làm quỳ tím hóa xanh: dd là NaOH.
HS: Dùng AgNO3 để nhận muối NaCl.
 PT: AgNO3 + NaCl Š AgClŒ + NaNO3
 Chất còn lại là NaNO3.
HS: Trình bày cách nhận biết – HS khác nhận xét.
HS: Ghi vào vở BT.
HS: Nêu cách giải bài tập:
 - Viết phương trình phản ứng.
 - Tính số mol khí CO2
 - Dựa vào nH2 để tính n(CaOH)2 Š CM Ca(OH)2.
 - Tính khối lượng chất kết tủa dựa vào ptpứ 
( nCO2 Š nCaCO3).
HS: Phương trình phản ứng:
 CO2 + Ca(OH)2 Š CaCO3 + H2O 
HS: Số mol của khí CO2
 nCO2 = V: 22,4 = 4,48 : 22,4 = 0,2mol.
 CO2 + Ca(OH)2 Š CaCO3 + H2O
 1mol 1mol 1mol 1mol
 0,2mol 0,2mol 0,2mol 0,2mol
HS: Nồng độ mol của dd Ca(OH)2:
 CM = n : V = 0,2 : 0,2 = 1M
HS: Khối lượng chất kết tủa:
 mCaCO3 = n . M = 0,2 . 100 = 20g.
HS: Nhận xét – sửa vào tập BT.
Hoạt động 3: Dặn dò.
GV:* Xem lại nội dung bài luyện tập.
 + Phân loại các hợp chất vô cơ.
 + Tính chất hh của các loại h chất vô cơ.
* Làm BT 1, 2, 3? SGK/ 43.
* Chuẩn bị nội dung bài thực hành:
 “ Tính chất hh của muối và bazơ”.
 + Tính chất hóa học của bazơ và muối.
 + Xem trước các thí nghiệm.
 + Nhớ lại các hiện tượng của bài tính chất hh của bazơ và muối.
 + Bảng tường trình.
HS: :* Xem lại nội dung bài luyện tập.
 + Phân loại các hợp chất vô cơ.
 + Tính chất hh của các loại hợp chất vô cơ.
* Làm BT 1, 2, 3? SGK/ 43.
* Chuẩn bị nội dung bài thực hành:
 “ Tính chất hh của muối và bazơ”.
 + Xem lại tính chất hh của bazơ và muối.
 + Các TN cần tiến hành trong bài.
 + Nhớ lại các hiện tượng đã quan sát ở bài tính chất hh của bazơ, muối.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị sẳn mẫu tường trình.
Duyệt của tổ trưởng
Trần Văn Đỏ

File đính kèm:

  • docBai 13.doc