Bài giảng Một số câu hỏi lí thuyết về đại cương hoá học hữu cơ và hiđrocacbon

Câu 1: a) Hãy trình bày nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.

b) Lấy ví dụ để minh hoạ rằng: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thứ tự liên kết, vào bản chất nguyên tố, vào số lượng nguyên tử đã tạo ra phân tử chất đó.

c) Làm thế nào để biết được hợp chất A có chứa các nguyên tố C, H?

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số câu hỏi lí thuyết về đại cương hoá học hữu cơ và hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi lí thuyết Về 
Đại cương hoá học hữu cơ và Hiđrocacbon
Câu 1: a) Hãy trình bày nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.
b) Lấy ví dụ để minh hoạ rằng: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thứ tự liên kết, vào bản chất nguyên tố, vào số lượng nguyên tử đã tạo ra phân tử chất đó.
c) Làm thế nào để biết được hợp chất A có chứa các nguyên tố C, H?
Câu 2: a) Đồng phân là gì? Hãy nêu nguyên nhân gây ra hiện tượng đồng phân?
b) Hãy viết các đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10 và gọi tên theo danh pháp quốc tế.
c) Viết công thức cấu tạo của các đồng phân có công thức phân tử là C4H10 và C4H10O. Giải thích tại sao C4H10O lại có nhiều đồng phân hơn C4H10?
d) Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử là: C4H9Cl, C4H10O, C4H11N. Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân của chúng và cho nhận xét vê mối quan hệ giữa số đồng phân và hoá trị của các nguyên tố (Cl, O, N).
e) Trong các hợp chất dưới đây hợp chất nào có đồng phân cis-trans?
CH2=CHCl (1) CH3-CH=CH-Cl (2)
C2H5 C2H5
CH3CH=C(CH3)2 (3) CH3-C = C-CH3 (4)
f) Các chất có cùng khối lượng phân tử có phải là đồng phân không? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3: a) Đồng đẳng là gì? 
Hãy nêu 3 trường hợp trong đó có 2 loại hợp chất có cùng công thức chung nhưng không phải là đồng đẳng, cho ví dụ cụ thể để minh hoạ.
ứng với công thức tổng quát CnH2n và CnH2n-2 có thể có các chất thuộc những dãy đồng đẳng nào?
Các chất cho dưới đây có phải là đồng đẳng của nhau không? Giải thích.
 C2H2, C3H4, C4H6.
Câu 4: Cho A, B, C là 3 hiđrocacbon thể khí ở điều kiện thường.
a) A, B, C có phải là đồng đẳng của nhau không? Biết rằng khi phân huỷ chúng đều tạo ra C và H2 với thể tích H2 gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon ban đầu ở cùng điều kiện.
b) Xác định công thức cấu tạo của A, B, C biết B có thể điều chế trực tiếp từ rượu etylic và B, C làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu 5: a) Parafin là gì? 
b) Thế nào là phản ứng thế? Hãy giải thích cơ chế của phản ứng giữa clo và metan.
c) Viết phương trình phản ứng khi cho CnH2n+2 tác dụng với Cl2 (askt) và crackinh nhiệt CnH2n+2.
d) Phản ứng crackinh là gì? Phản ứng crackinh và phản ứng đề hiđro hoá khác nhau như thế nào? Viết phương trình phản ứng crackinh và phản ứng đề hiđro hoá n–pentan. Viết phương trình phản ứng tổng quát với CnH2n+2
e) Xác định công thức cấu tạo của C6H14, biết rằng khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 ta chỉ thu được 2 đồng phân. Gọi tên 2 đồng phân đó.
Câu 6: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của hiđro cacbon X có 83,33% cacbon theo khối lượng trong phân tử. Xác định công thức cấu tạo đúng của X nếu khi cho X tác dụng với Cl2 chỉ tạo một dẫn xuất monoclo duy nhất
Câu 7: Olefin là gì? điều kiện để các olefin có đồng phân cis-trans là gì? cho ví dụ minh hoạ.
Viết phương trình phản ứng khi cho propilen tác dụng với dung dịch Br2, HCl, dung dịch KMnO4, trùng hợp thành polime (t0, p, xt thích hợp) và đồng trùng hợp propilen với butadien-1,3.
Viết công thức cấu tạo các đồng phân olefin của C5H10 mà khi hợp nước cho ta sản phẩn chính là rượu bậc ba (rượu bậc ba là rượu có nhóm –OH liên kết với các bon bậc ba).
Viết các công thức cấu tạo có thể có của C6H12 biết rằng khi cộng hợp với HBr chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm.
Câu 8: a) A và B là 2 olefin có phân tử lượng gấp đôi nhau. Khi hiđro hoá A, B ta thu được 2 parafin A’, B’. Trộn A’, B’ theo tỉ lệ mol 1:1 thu được hỗn hợp C có tỉ khối hơi đối với O2 bằng 3,344. Xác định công thức phân tử của A, B.
b) Khi đốt cháy 1V hiđrocacbon X cần 6V O2 tạo ra 4V khí CO2, X có thể làm mất màu dung dịch Br2 và kết hợp với H2 tạo thành một hidrocacbon mạch nhánh. Xác định công thức cấu tạo chất X và viết phương trình phản ứng trùng hợp chất X thành polime.
Câu 9: Cho 4 hợp chất hữu cơ A, B, C, D có công thức tương ứng là: CxHx, CxH2y, CyH2y, C2xH2y. Tổng khối lượng phân tử của chúng là 286 đvC.
 Xác định CTPT và CTCT của chúng biết A (mạch hở), C (mạch vòng), D (dẫn xuất của benzen). Gọi tên các đồng phân của A, B, D.
Câu 10: Viết các công thức cấu tạo có thể có của C5H8 biết rằng khi hiđro hoá ta thu được iso pentan. Cho biết chất nào phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, chất nào có ứng dụng trong thực tế.
Câu 11: Khi trùng hợp butadien-1,3 ngoài cao su buna ta còn thu được một polime có nhánh và một sản phẩm phụ A.
Viết phương trình phản ứng tạo polime có nhánh.
Xác định công thức cấu tạo của A, biết rằng khi hidro hoá A ta thu được chất etylxiclohexan
Câu 12: a) Viết phương trình phản ứng khi cho propin tác dụng với H2 (Pd làm xúc tác), HCN, CH3COOH, dung dịch AgNO3 trong NH3
b) Isopren có thể cộng hợp với Br2 theo tỉ lệ số mol 1:1 theo 3 cách để tạo thành 3 đồng phân vị trí. Viết công thức cấu tạo của các đồng phân đó.
c) Viết công thức cấu tạo của chất A có CTPT là C6H6 (mạch thẳng) biết 1 mol A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo 292 gam kết tủa.
Câu 13: a) Cho axetilen phản ứng cộng với Cl2 thấy trong sản phẩm của phản ứng có 2 chất đồng phân. Viết phương trình phản ứng và công thức cấu tạo 2 đồng phân đó.
b) Cho C2H2 phản ứng với H2 (Pd xúc tác) và cho 2 phân tử C2H2 nhị hợp tạo thành vinylaxetilen. Hỏi 2 phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hoá khử không?
Câu 14: a) Phát biểu qui tắc thế ở vòng benzen.
b) Từ benzen viết sơ đồ chuyển hoá thành:
Ortho-bromnitrobenzen và meta- bromnitrobenzen.
Câu 15: a) Hãy viết công thức cấu tạo các hiđrocacbon thơm sau: C7H8, C8H10, C9H12.
b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H10. Trong các đồng phân đó, đồng phân nào khi hiđro hoá cho isopropyl xiclohecxan.
c) C7H8 là đồng đẳng của benzen. Khi cho C6H6 và C7H8 tác dụng với Br2 khan (có bột Fe làm xúc tác) thì phản ứng nào xảy ra dễ hơn. Giải thích (viết phương trình phản ứng theo tỉ lệ 1:1 về số mol).
Câu 16: Công thức tổng quát của các hiđrocacbon có dạng CnH2n+2-2a.
a) Cho biết ý nghĩa của chỉ số a.
b) Đối với các chất xiclopentan, naptalen, stiren, 2-metylbutađien-1,3, vinylaxetilen thì a nhận những giá trị nào?
Câu 17: Hãy viết công thức cấu tạo các chất có tên sau:
Iso–butan; toluen; o–xilen; 2,3–đimetylpentan; n–propylhexan; 2–metylbuten–2;
butađien–1,3; 4–metylpentin–1; 1,3–đimetylbenzen (m–xilen)
Câu 18: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các bình khí sau:
C2H6, C2H4, C2H2, SO3.
C2H2 và propin.
Propin và butin-2.
Etilen và propilen.
Câu 19: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất đựng riêng rẽ sau:
Benzen, toluen, stiren (chỉ dùng một thuốc thử).
Stiren, metan, propin
Câu 20: Tách rời các chất ra khỏi hỗn hợp sau:
Metan, etilen, axetilen.
Etan, propin, CO2.
CO2, C2H4, C2H2, C3H8
Câu 21: a) Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan từ natri axetat, từ nhôm cacbua, từ cacbon và hiđro, từ butan. Viết các phương trình phản ứng.
b) Tại sao khi cho canxi cacbua tác dụng với nước ta thu được axetilen, còn cho nhôm cacbua tác dụng với nước ta lại thu được metan.
Câu 22: Chỉ từ không khí, than đá, đá vôi, nước, muối ăn và các phương tiện xúc tác cần thiết hãy viết phương trình phản ứng điều chế: PVC, PE, PP, cao su buna, thuốc trừ sâu 6.6.6 và nitro benzen.
Câu 23: Viết 4 sơ đồ điều chế cao su buna từ các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên sau đây:
Từ than đá, đá vôi.
Từ tinh bột, xenlulozơ.
Từ khí thiên nhiên (95% CH4)
Từ khí dầu mỏ
Câu 24: Phân biệt khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí crackinh và khí than đá về nguồn gốc và thành phần của chúng.
Câu 25: Hãy hoàn thành và viết các phương trình phản ứng sau dưới dạng công thức cấu tạo:
a) 	Propan + Cl2 
b) 	Toluen + HNO3 
c) 	Buten-1 + HCl 
Fe, t0
Toluen+ Cl2 
Toluen+ Cl2 
PE
(12)
(15)
CH4
C2H2
C2H4
C2H6
CaC2
C2H5OH
C2H5Cl
C4H6
C6H5Cl
C6H6
CH3CHO
C6H5NO2
Cao su buna
C4H4
C4H10
C2H4
CH4
Ag2C2
(8)
(3)
(4)
(2)
(1)
(5)
(6)
(7)
(9)
(10)
(11)
(13)
(16)
(14)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)
(24)
c)
C6H5CH3
TNT
C6H5CH=CH2
PS (polystiren)
C6H5CH2Cl
(27)
(25)
(28)
(26)
(29)
CH3COONa
(1)
A
(2)
C2H2
(3)
B
(4)
C4H6
(5)
Cao su buna
C
(7)
666
(8)
CH3CHO
(6)
Gọi tên A, B, C ?
b)
a)
A
B
D
CH3-C-CH2-CH3
Br
-H2 (xt, t0)
+HBr
+HBr
CH3
(1)
(2)
(3)
Câu 26: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

File đính kèm:

  • docHidrocacbon.doc