Bài giảng Tuần 30 - Tiết 60 - Bài 43: Thực hành tính chất của rượu và axit
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của rượu và axit.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về thực hành hoá học, Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ hoá chất trong PTN, kĩ năng làm thí nghiệm với một lượng nhỏ chất.
-Kỹ năng giải bài tập thực hành hoá học,
3. Thái độ : Nghiêm túc trong phòng thí nghiệm. Cẩn thận với hoá chất. Tiết kiệm trong thực hành.
NS : 10/04/2007 Tuần 30 Tiết 60 NG : 11/04/2007 Bài 43 THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT Mục tiêu: Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của rượu và axit. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về thực hành hoá học, Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ hoá chất trong PTN, kĩ năng làm thí nghiệm với một lượng nhỏ chất. -Kỹ năng giải bài tập thực hành hoá học, Thái độ : Nghiêm túc trong phòng thí nghiệm. Cẩn thận với hoá chất. Tiết kiệm trong thực hành. Phương pháp: Thí nghiệm thực hành. Chuẩn bị: GV: Dụng cụ: Oáng nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, ống nhỏ giọt .Hoá chất: Giấy quỳ, Zn, CaCO3, CuO, CH3COOH, C2H5OH, H2SO4. HS: Đọc trước bài, chuẩn bị bảng báo cáo thí nghiệm. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Ổn định: 9A1: 9A2: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm thí nghiệm về các tính chất của các hiđrocacbon đã học. Cụ thể là tính chất của etilen và benzen. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS( 5p) GV yêu cầu HS báo cáo sự chuẩn bị của mình về nội dung của tiết thực hành. Hoạt động 2: Mục tiêu tiết thực hành (5p) -GV nêu mục tiêu của tiết thực hành: Rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm: quan sát hiện tượng giải thích và rút ra kết luận về tính chất của rượu và axit. - Ôân các kiến thức liên quan: Nêu tính chất hoá học của rượu và axit? Phản ứng este hoá là gì? Cách tiến hành? Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm (25p) GV hướng dẫn các thí nghiệm và lưu ý một số hoá chất nguy hiểm. GV yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và triển khai thí nghiệm. Thí nghiệm 1:Tính axit của axit axêtic? Dụng cụ cần sử dụng là gì? Các hoá chất cần thiết là gì? Tiến hành như thế nào? Có hiện tượng gì? Rút ra kết luận gì? GV theo dõi quan sát, uốn nắn: + Điều chỉnh thao tác: Thao tác lấy hoá chất. + Điều chỉnh kĩ năng: Kĩ năng sử dụng các dụng cụ, kĩ năng thực hiện phản ứng Thí nghiệm 2:Phản ứng của rượu etilic với axit axetic: GV hướng dẫn cho HS lấy hoá chất: 2ml rượu etilic, 2ml axit axetic, 1ml H2SO4 đậm đặcvào ống nghiệm A, lắc đều. Lắp ống nghiệm A lên giá, cố định chặt. Lắp ống dẫn khí đi qua bộ phận làm lạnh (ống nghiệm B). Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, Khi ống nghiệm A còn khoảng 1/3 hoá chất. Ngừng đun, thêm một ít nước vào ống nghiệm B. Quan sát hiện tượng xảy ra? Nhận xét mùi của lớp chất lỏng phía trên? Viết PTHH. Hoạt động 4:Hướng dẫn hoàn thành báo cáo theo mẫu (3p). Yêu cầu HS kẻ mẫu báo cáo và thực hiện báo cáo theo mẫu. Hoạt động 5: Theo dõi nhắc nhở HS thực hiện hoàn thành các nội dung của bản báo cáo. (7p) Yêu cầu dọn vệ sinh dụng cụ, phòng thực hành. Hoạt động 6: Nhận xét đánh giá tiết học(3p) Báo cáo việc chuẩn bị của từng nhóm. Học sinh lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ HS hình dung các PTHH cần viết. GV giới thiệu dụng cụ và hoá chất . Chức năng của từng dụng cụ. Yêu cầu HS đọc bài và cho biết từng dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong thí nghiệm nào? HS nhớ và trả lời câu hỏi. HS lắng nghe. HS tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm 1: HS quan sát cách sử dụng dụng cụ và tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn. HS thực hiện thí nghiệm. Quan sát, ghi lại hiện tượng quan sát được và giải thích. Rút ra kết luận. Viết PTHH. Thí nghiệm 2: HS tiến hành lắp dụng cụ như hướng dẫn , lấy hoá chất và thực hiện thí nghiệm . Nhận xét hiện tượng, giải thích.Viết PTHH. HS ghi chép hoàn thành mẫu báo cáo. Học sinh nộp báo cáo và vệ sinh phòng học. Lau rửa các dụng cụ. HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. MẪU BÁO CÁO BÀI THỰC HÀNH Họ và tên: Lớp:.. Nhóm:.. TT Tên thí nghiệm: Cách tiến hành: Hiện tượng: Giải thích. Viết PTHH 1 2
File đính kèm:
- Tiet 60(1).doc