Bài giảng Tuần 27 - Tiết 53: Bài luyện tập 6

Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức, khái niệm hóa học về hiđrô. Biết so sánh tính chất và cách điều chế khí hiđrô so với khí oxi

- Hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa,phản ứng oxi hóa khử và nhận biết được phản ứng oxi hóa khử

- Làm được các bài tập và tính toán dựa trên phương trình hóa học

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập theo nội dung triển khai trong tiết

III. Phương pháp: luyện tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 27 - Tiết 53: Bài luyện tập 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết: 53
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI LUYỆN TẬP 6
I.Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức, khái niệm hóa học về hiđrô. Biết so sánh tính chất và cách điều chế khí hiđrô so với khí oxi
- Hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa,phản ứng oxi hóa khử và nhận biết được phản ứng oxi hóa khử
- Làm được các bài tập và tính toán dựa trên phương trình hóa học 
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập theo nội dung triển khai trong tiết
III. Phương pháp: luyện tập
IV.Lên lớp 
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: (lồng vào tiết luyện tập)
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội Dung
GV: Phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh đọc nội dung và chuẩn bị từng câu hỏi.
GV:Yêu cầu học sinh đọc nội dung câu hỏi số 3
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng viết các phương trình hóa học minh hoạ cho từng phản ứng.
GV: gọi một em khác trình bày sự khác nhau giữa các phản ứng hóa học. 
GV: Khi nghiên cứu tính chất H2 ta biết thêm về phản ứng oxi hóa khửà giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung câu hỏi 4?
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng lấy ví dụ và xác định câu a
GV:Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ để trả lời câu b
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm: bài 1 (nhóm 2,4) bài 2(nhóm 1,3) các bài 3,4,5 học sinh làm cá nhân. Giáo viên kiểm tra vở và yêu cầu lên bảng làm
I. Kiến thức cần nhớ
 Hãy trả lời các câu hỏi sau đây
1. Trình bày những kiến thức về.
 - Tính chất vật lý H2
 - Tính chất hóa học H2.
 - Ưng dụng H2
 - Điều chế H2
2. So sánh tính chất vật lý của O2 vói H2? Khi thu khí H2 vào ống nghiệm bằng không khí phải để ống nghiệm thế nào? Vì sao?
* Đối với khí oxi ta không làm thế được không, vì sao?
3. Hãy cho các ví dụ bằng phương trình hóa học để minh hoạ.
 - Phản ứng thế
 - Phản ứng hóa hợp
 - Phản ứng phân huỷ
Từ đó nêu lên được sự khác nhau của các phản ứng hóa học nêu trên.
4. Hãy cho ví dụ bằng phương trình hóa học để minh hoạ phản ứng oxi hóa khử?
a. Trong phản ứng đó chất nào là chất khử? Chất nào là chất oxi hóa? Sự oxi hóa, sự khử.
b. Hãy định nghĩa sự oxi hóa? sự khử? chất oxi hóa? chất khử?
II. Bài tập
- Bài tập nhóm 1,2
- Bài tập cá nhân 3,4,5 sách giáo khoa phần luyện tập
Củng cố: 
 GV: Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập vào vở.
5. Dặn dò:
- Đọc nội dung bài thực hành 5 trước
- Làm phiếu thực hành 
V. Rút kinh nghiệm
Tuần: 27
Tiết: 54
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI THỰC HÀNH 5
ĐIỀU CHẾ, THU KHÍ HIĐRÔ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRÔ 
I.Mục tiêu:
-Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế hiđrô trong phong thí nghiệm, tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđrô.
- Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí hiđrô vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí. Kỹ năng nhận ra khí hiđrô, biết kiểm tra độ tinh khiết của hiđrô, biết tiến hành khử CuO bằng H2.
II.Chuẩn bị:
- Dụng cụ: mỗi nhóm thí nghiệm 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá sắt, kẹp, đèn cồn, diêm, ống dẫn khí thẳng, nút cao su, ống dẫn >, que đóm, ống hút lấy hóa chất lỏng, thìa lấy hóa chất, bình nước.
- Hóa chất: kẽm(viên) dung dịch axit clohyđric(HCl), bột CuO.
III. Phương pháp: Đàm thoại
IV.Lên lớp 
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội Dung
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện theo nội dung bài.
GV: Hướng dẫn cách thực hiện từng bước. Khi chuẩn bị bước 1 xong giáo viên hướng dẫn đến bước 2.
GV: Theo dõi học sinh làm thí nghiệm.
GV: Nhắc nhở học sinh sau khi thấy sự cháy của H2 tắt đóm và tiến hành thu khí H2.
GV: Lưu ý phải lấy ống dẫn thật khô để CuO không dính vào thành ống.
Học sinh phải làm phiếu thực hành trước chuẩn bị trước các câu hoi sách giáo khoa.
I. Các bước tiến hành thí nghiệm.
1. Thí nghiệm 1: Điều chế H2 trong không khí 
*Bước 1: Dùng 1 ống nghiệm, lấy nút cao su có ống dẫn khí thẳng đậy vào, kiểm tra độ kín của nút, mở nút cao su cho vào ống nghiệm 3 viên kẽm, (Zn)dùng ống nhỏ giọt cho vào khoảng 2ml dung dịch HCl.
* Bước 2: đậy ống nghiệm có Zn và HCl vừa chuẩn bị bằng nút cao su có ống dẫn thẳng và đặt ống nghiệm vào giá ống nghiệm.
* Bước 3: Chờ khoảng 1 phút, đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí có dòng H2 bay ra. Quan sát, ghi nhận xét.
2. Thí nghiệm 2: Thu khí hiđrô bằng cách đẩy không khí.
* Lấy 1 ống nghiệm úp lên đầu ống dẫn khí có H2 sinh ra. Sau 1 phút giữ cho ống này đứng thẳng đứng và miệng chúc xuống dưới rồi lất 1 que đóm đưa vào miệng ống nghiệm. Quan sát, ghi nhận xét.
3. Thí nghiệm 3: hiđrô khử đồng(II) oxit
* Bước 1: Lấy 1 ống nghiệm, dùng nút caosu có ống dẫn > đậy vào kiểm tra. Sau đó lấy nút cao su ra cho vào vào ống nghiệm 6 viên kẽm và khoảng 10ml dung dịch HCl. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su và đặt ống nghiệm vào giá ống nghiệm.
* Bước 2: Lấy 1 ống dẫn khác, dùng thìa lấy 1 ít bột CuO cho vào chỗ cong của ống dẫnànối với ống thoát H2
* Bước 3: Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống dẫn sau đó dun nóng mạnh tới chỗ có CuO. Quan sát, ghi nhậnà tắt đèn cồn.
Củng cố:
- GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu thực hành
Dặn dò: 
- Giáo viên cho học sinh rửa dụng cụ, nhận xét giờ thực hành.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 tuan 27.doc