Bài giảng Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 25: Ankan
Về kiến thức:
- Định nghĩa hidrocacbon, hidrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung( quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng , tính tan).
tan) * Lưu ý: - Nếu mạch cacbon có nhiều nhánh giống nhau ta dùng các từ: đi (2), tri (3), tetra (4), penta (5) để chỉ các nhánh giống nhau đó. Ví dụ: 2,2- đimetyl propan ( neo pentan) II. Tính chất vật lí - Các ankan từ: C1 – C4: chất khí C5 – C17: chất lỏng C18 trở đi: chất rắn - Nhiệt độ nóng chảy, nhiêt độ sôi, khối lượng riêng của các ankan tăng theo chiều tăng của phân tử khối. - Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 4. Củng cố: (4’) Viết đồng phân cấu tạo có thể có và gọi tên các đồng phân đó có CTPT là C6H14 5. Dặn dò: (1’) Học bài và đọc phần tiếp theo của bài. Tuần 19/ tiết 38 Bài 25: ANKAN (t2) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức HS biết: - Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế. - Tầm quan trọng của hiđrocacbon no trong công nghiệp và trong đời sống. HS hiểu: - Vì sao ankan khá trơ về mặt hoá học, do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế. - Vì sao các hiđrocacbon no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hđrocacbon. 2. Kỹ năng - Viết và xác định được các phẩm chính của phản ứng thế. Gọi được tên các ankan cũng như sản phẩm tạo ra trong các sản phẩm đó. II. Chuẩn bị GV: Mô hình phan tử butan; bật lửa gas dùng để biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy. HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết. III. Nội dung 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bi cũ:(5’) viết các đồng phân của C5H12, gọi tên( xác định bậc C)? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (10’) GV yêu cầu HS đọc SGK và đưa ra những nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của ankan. GV lưu ý cho HS phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế. GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng thế và nêu quy tắc thế trong phân tử metan: Thay thế lần lượt từng nguyên tử H. Hoạt động 2: (10’) GV yêu cầu HS: - Nghiên cứu SGK trên cơ sở khái niệm của phản ứng tách - GV cho các thí dụ về C2H6 và C4H10, yêu cầu HS viết sản phẩm phản ứng. GV yêu cầu HS xác định bậc C trong phân tử propan và viết PTHH pứ thế kèm theo % các chất sản phẩm. Nhận xét về sản phẩm chính Hoạt động 3: (7’) GV đưa thông tin gas là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon no khác nhau ở dạng khí. GV làm thí nghiệm bật lửa gas và yêu cầu HS nhận xét: Màu ngọn lửa Sản phảm tạo thành. Viết PTHH tổng quát. Nhận xét. GV cho HS so sánh số mol CO2 với số mol H2O tạo thành và kết luận. GV bổ sung: Phản ứng cháy là pư oxi hóa hoàn toàn. Khi thiếu oxi, pư cháy ankan xảy ra không hoàn toàn va sản phẩm có thể có nhiều chất khác như CO, C, HCHO, Hoạt động 4: (4’) GV viết PTHH điều chế CH4 bằng cách nung nóng natri axetat khan với vôi tôi xút. GV thông báo: Chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được các ankan ở các phân đoạn khác nhau. Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu cũng thu được các ankan. Hoạt động 5: (3’) GV dựa vào SGK cho biết ứng dụng của ankan GDMT: Sự cháy xăng dầu, nhựa đường gây ô nhiếm môi trường. I. Đồng đẳng, danh pháp, đồng phân II. Tính chất vật lí III. Tính chất hoá học 1. Phản ứng thế bởi halogen. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl clometan (metyl clorua) CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl điclo metan (mrtylen clrrua) CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl triclometan (clorofom) CHCl3 + Cl2 CCl4 + HCl Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao dễ bị thế hơn nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc thấp hơn. 2. Phản ứng tách(gãy lk C – C và C – H) Thí dụ 1: CH3 - CH3CH2 = CH2 + H2 Thí dụ 2: CH3CH2CH2CH3 C4H8 + H2 C3H6 + CH4 C2H4 + C2H6 3. Phản ứng oxi hóa: (cháy, oxi hoá không hoàn toàn) CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n+1)H2O Nhận xét: xt,to CH4 + O2 → H – CHO + H2O xt,to C4H10 + 5/2 O2 → 2CH3COOH + H2O IV. Điều chế 1. Trong phòng thí nghiệm. CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 2. Trong công nghiệp. - Chưng cất phân đoạn dầu mỏ. - Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. V. Ứng dụng: (sgk) 4.Củng cố: (4’) - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo ankan. - Phản ứng đặc trưng của ankan là pư thế. - Ứng dụng quan trọng của ankan là dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu. 5. Dặn dò: (1’) - HS về nhà làm bài tập 3, 4, 5, 7 trang 115, 116 SGK. - Chuẩn bị bài XICLOANKAN. Tuần 20/ tiết 39 Bài 26: XICLOANKAN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử. - Tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan. -Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hoá học của xicloankan. 2. Kỹ năng: - Từ cấu tạo suy ra tính chất hoá học của xicloankan - Viết được PTHH dạng CTCT II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ mô hình một số xicloankan. - Bảng tính chất vật lí của một vài xicloankan. III. Nội dung 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ(5’) trình bày tính chất hoá học của ankan? (10đ) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (7’) HS nghiên cứu công thức phân tử, công thức cấu tạo và mô hình trong SGK rút ra các khái niệm. - Xicloankan. - Cấu trúc không gian của monoxicloankan: Trừ xiclopropan, ở phân tử xicloankan các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên một mặt phẳng. Hoạt động 2: (5’) - GV gọi tên một số monoxicloankan. - HS nhận xét rút ra qui tắc gọi tên monoxicloankan. - HS vận dụng gọi tên một số monoxicloankan. Hoạt động 3: (20’) GV yêu cầu HS nêu cấu tạo phân tử xicloankan, từ đó dự đoán tính chất hoá học của các xicloankan. à HS thảo luận và trả lời. - GV yêu cầu HS cho ví dụ phản ứng thế của một số xiclo ankan với halogen. à HS lên bảng thực hiện. - GV giới thiệu phản ứng cộng mở vòng của các xicloankan vòng nhỏ với hidro, brôm và axit HX ( chú ý điều kiện tham gia phản ứng) - GV giới thiệu phản ứng tách hidro từ xicloankan. - GV yêu cầu HS viết ptpư cháy của halogen và nhận xét về số mol CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy xicloankan Hoạt động 4: (3’) HS nghiên cứu SGK cho biết các ứngdụng của xicloankan trong thực tế và trong sản xuất. I. Cấu tạo - Xicloankan là những hidrocacbon no có vòng. - Monoxicloankan có công thức chung: CnH2n (n≥3) - Qui tắc gọi tên xiloankan: Số chỉ vị trí nhánh -Tên nhánh +Xiclo + tên mạch chính+an Thí dụ: xiclopropan xiclobutan metylxiclopropan II. Tính chất hoá học: 1. Phản ứng thế: 2. Phản ứng cộng mở vòng: a. Xiclopropan và xiclobutan tham gia phản ứng cộng mở vòng b. Với Br2, axit (chỉ có xiclopropan). Các xicloankan vòng lớn (5, 6) cạnh không có phản ứng cộng mở vòng. 3. Phản ứng tách: 4. Phản ứng oxi hoá: CnH2n + O2 ® n CO2 + n H2O à Khi xiclo ankan cháy: III. Điều chế CH3(CH2)4CH3 + H2 IV. Ứng dụng Làm nhiên liệu, làm dung môi, làm nguyên liệu để điều chế các chất khác. 4. Củng cố: (4’) HS làm các bài tập 1, 2 và 3 SGK trang 120 và 121 5. Dặn dò:( 1’) HS học bài, làm bài tập 4 và 5 SGK trang 121. Xem nội dung bài 27. Tuần 20/tiết 40 Bài 27: LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN I. Mục tiêu - Sự tương tự và sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng giữa ankan với xicloankan. - Cấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan. - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, so sánh 2 loại ankan và xicloankan. - Kỹ năng viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất của ankan và xicloankan. - Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng an kan trong hỗn hợp khí. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ. III. Nội dung Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(4’) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (8’) GV nêu các vấn đề đã được học, yêu cầu HS đưa các thí dụ minh hoạ, phân tích để khắc sâu và củng cố kiến thức đã được học. Hoạt động 2: (12’) GV lập bảng như trong SGK với các thông tin như nội dung sau: Giống nhau Khác nhau Cấu tạo Tính chất hóa học HS thảo luận và đưa ra kết quả GV yêu cầu HS ghi các nội dung còn thiếu Hoạt động 3: (18’) GV cho một số bài tập áp dụng: Bài 1: a. viết các CTCT các hiđrocacbon có CTPT C6H14 b. Gọi tên các chất tìm được. Bài 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a. C3H8 + O2 b. CH3CH2CH2CH2CH3 c. CH3CH2CH2CH3 d. Metyl xiclopropan + H2 à Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrôcacbon A thu được 4,48 lít CO2 và 5,4g H2O. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên A? Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một ankan mạch thẳng X thu được 8,96 lít khí CO2 ở đktc. a.Xác định CTPT và CTCT của X. b.Viết ptpư của X với clo (tỉ lệ 1:1), xác định sản phẩm chính? I. Kiến thức cấn nắm 1. Các phản ứng chính của hidro cacbon no. 2. Đặc điểm về cấu trúc và công thức chung của ankan. 3. Ankan có đồng phân mạch C (từ C4 trở đi). 4. Tính chất hoá học đặc trưng của ankan và xicloankan là phản ứng thế. So sánh ankan và xicloankan về cấu tạo và tính chất. 5. Ứng dụng của ankan và xiclo ankan. Giống nhau Khác nhau Cấu tạo Trong phân tử chỉ chứa các liên kết đơn (hiđrocacbon no). - Ankan: Mạch hở. -Xicloankan: Mạch vòng Tính chất hóa học - Đều có phản ứng thế. - Có phản ứng tách hiđro. - Cháy toả nhiều nhiệt. Xicloankan vòng 3,4 cạnh có phản ứng cộng mở vòng. II. Bài tập Bài 1: a/ CH3CH2CH2CH2CH2CH3: Hexan Bài 2:a) C3H8 +5 O2 3CO2 + 4H2O Bài 3: a.n CO2==0,2 (mol): n H2O==0,3 (mol) - Biện luận: Do n CO2 < n H20 nên A thuộc dãy đồng đẳng ankan: CTTQ của A là: CnH2n+2. - Viết phương trình phản ứng cháy: CnH2n+2 + O2 ® n CO2 + (n+1) H2O n mol (n+1)mol 0,2 mol 0,3 mol Ta có: 0,3n = 0,2 (n+1) Þ n=2 Vậy: CTPT: C2H6 CTCT: CH3-CH3: etan Bài 4: a. n CO2= Gọi CTPT của ankan là CnH2n + 2 (n≥1) CnH2n + 2 + ()O2 à nCO2 + (n+1)H2O (14n + 2) gam n mol 5,8 gam 0,4 mol à 5,8n = 0,4*(14n + 2) à n=4 Vậy CTPT của X là C4H10. Vì X là ankan mạch thẳng nên X có CTCT là CH3-CH2-CH2-CH3. b. CH3-CH2-CH2-CH3 CH3CH2CH2CH2Cl + HCl (sản phẩm phụ) CH3-CHClCH2CH3 + HCl (sản phẩm chính) Củng cố: (2’) GV hệ thống lại các nội dung đã ôn tập. Dặn dò: (1’) HS học bài, làm bài tập SGK trang 123. Xem trước nội dung bài 29. Tuần 21/tiết 41 Bài 28: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ. ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA MÊTAN. I.Mục tiêu: Kiến thức: - Biết nguyên tắc phân tíc
File đính kèm:
- Chương V - HC no.doc