Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 30: Hợp kim sắt: Gang, thép

Kiến thức: Học sinh biết được:

 - Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép.

 - Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao.

 - Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.

 2/ Kĩ năng:

 - Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 30: Hợp kim sắt: Gang, thép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – Tiết 26
NS: 9/ 11/ 2009
ND: 12/ 11/ 2009
 Bài 20 
HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức: Học sinh biết được:
 - Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép.
 - Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao.
 - Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.
 2/ Kĩ năng:
 - Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK.
 - Biết sử dụng các kiến thức thực tế và gang và thép ª rút ra ứng dụng của gang, thép.
 - Biết khai thác thông tin về sản xuất gang, thép từ sơ đồ lò luyện gang và lò luyện thép.
 - Viết được các pthh chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang, thép.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 - Một số mẫu vật gang, thép.
 - Tranh vẽ sơ đồ lò cao.
 - Tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép.
 2/ Học sinh:
 Xem trước nội dung bài ở nhà.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Diễn giảng, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ.
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
 Nêu tính chất hóa học của sắt?
GV: Gọi HS2 làm BT 2/ SGK/60.
GV: Gọi HS 3 làm BT 4/ SGK/ 60
GV: Gọi HS khác nhận xét – sửa sai ( nếu có) Š GV nhận xét – chấm diểm cho HS.
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Làm BT/SGK/60 :
 a/ Các phương trình phản ứng đchế Fe2O3 :
 2Fe + 3Cl2 Š 2FeCl3
 2FeCl3 + 3NaOH Š Fe(OH)3 + 3NaCl
 2Fe(OH)3 Š Fe2O3 + 3H2O
 b/ Phương trình phản ứng điều chế Fe3O4 :
 3Fe + 2O2 Š Fe3O4
HS3: Làm BT 4/ SGK/ 60 : Sắt tác dụng với : 
 + Dung dịch muối Cu(NO3)2:
 Fe + Cu(NO3)2 Š Fe(NO3)2 + Cu
 + Khí Clo : 2Fe + 3Cl2 Š 2FeCl3
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Trong đời sống và trong kĩ thuật, hợp kim của sắt là gang, thép được sử dụng rộng rãi. Thế nào là gang, thép? Gang, thép được sản xuất như thế nào?
 Các em hãy tìm hiểu qua nội dung bài : “ Hợp kim sắt : gang, thép”.
Hoạt động 3: I/ Hợp kim của sắt.
 Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hh nóng chảy của nhiều kim loại hoặc của kim loại và phi kim.
 1/ Gang là gì?
 Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó từ 2 -5% khối lượng cacbon.
 Gang cứng và giòn hơn sắt.
 + Gang trắng: luyện thép
 + Gang xám: đúc bệ máy, ống dẫn nước.
 2/ Thép là gì ? 
 Thép là hkim của Fe với 1 số ngtố khác, trong đó hàm lượng C chiếm dưới2%.
 Thép cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn.
 Thép dùng chế tạo chi tiết máy, vật dụng, vật liệu xây dựng, chế tạo phương tiẹân giao thông vận tải
GV: Giới thiệu : Hợp kim là gì?
GV: Giới thiệu: Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép.
GV: YC HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Gang là gì?
GV: Cho HS quan sát mẫu vật. YC HS liên hệ thực tế cho biết đặc điểm của gang?
GV: Gang có mấy loại? Nêu ứng dụng của từng loại?
GV: Cho HS quan sát tranh những ứng dụng của gang.
GV: Thép là gì?
GV: Cho HS quan sát mẫu vật. 
YC HS nêu những đặc điểm thép.
GV: Kể một số ứng dụng của thép?
GV: Gang và thép có những đặc điểm, ứng dụng khác nhau. Như vậy, chúng có thành phần giống và khác nhau như thế nào?
HS: Theo dỏi SGK và ghi bài.
HS: Ghi bài.
HS: Đọc thông tin SGK/61.
HS: Gang là hợp kim của sắt với C, trong đó từ 2 -5% khối lượng cacbon.
HS: Gang cứng và giòn hơn sắt.
HS: Gang có 2 loại: Gang trắng và gang xám.
 + Gang trắng: luyện thép
 + Gang xám: đúc bệ máy, ống dẫn nước.
HS: Quan sát tranh.
HS: Thép là hkim của Fe với 1 số ngtố khác, trong đó hàm lượng C chiếm dưới2%.
HS: Thép cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn.
HS: Thép dùng chế tạo chi tiết máy, vật dụng, vật liệu xây dựng, chế tạo phương tiên giao thông vận tải.
HS: Gang và thép đầu là hợp kim của Fe với C và 1 số ngtố khác nhưng trong gang : C chiếm từ 2 – 5%, còn trong thép hàm lượng C ít hơn < 2%.
Hoạt động 4: II/ Sản xuất gang, thép.
 1/ Sản xuất gang như thế nào?
 a/ Nguyên liệu sx gang:
 - Quặng sắt Manhetit (Fe3O4 màu đen) Hematit 
( Fe2O3).
 - Than cốc, không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác.
 b/ Ng tắc sản xuất gang: 
 Dùng CO khử sắt oxit ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim (lò cao). 
 c/ Quá trình sản xuất gang trong lò cao:
 C + O2 Š CO2
 C + CO2 Š 2CO
 CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt.
 3CO + Fe2O3 Š 2Fe + 3CO2
 2/ Sản xuất thép như thế nào?
 a/ Nguyên liệu sx thép:
 Gang, sắt phế liệu và oxi
 b/ Nguyên tắc sản xuất:
 Oxi hóa 1 số KL, PK để loại ra khỏi gang một số ntố C, Si, Mn
 c/ Quá trình s xuất thép:
 Khí O2 oxh Fe thành FeO. FeO oxh 1 số ntố trong gang C, Si, S.
 PT: FeO + C Š Fe + CO
GV: YC các nhóm HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
 + Nguyên liệu để sản xuất gang là gì?
GV: YC HS trình bày câu trả lời, nhóm khác nxét Š ghi bài.
GV: Ở VN, quặng sắt thường có ở đâu?
GV: Nguyên tắc sản xuất gang như thế nào? 
GV: Quá trình sản xuất gang trong lò cao ( viết các ptpứ chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang)
GV: YC các nhóm tiếp tục thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
 - Nguyên liệu sản xuất thép
 - Nguyên tắc sản xuất thép.
 - Quá trình sản xuất thép
GV: Sử dụng tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép để thuyết trình. 
HS: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trên.
HS: Nguyên liệu: 
 - Quặng sắt Manhetit (Fe3O4 màu đen) Hematit ( Fe2O3).
 - Than cốc, không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác.
HS: Ghi bài.
HS: Quặng Hematit có nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh.
HS: Dùng CO khử sắt oxit ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim (lò cao).
HS: Các ptpứ xảy ra:
 C + O2 Š CO2
 C + CO2 Š 2CO
CO khử oxit sắt trong quặng
 CO + Fe2O3 Š 2Fe + 2CO2
HS: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
 - Nguyên liệu: gang, sắt phế liệu và oxi.
 - Nguyên tắc sx: Oxi hóa 1 số KL, PK để loại ra khỏi gang một số ntố C, Si, Mn
 - Quá trình sx thép:
 Oxh Fe thành FeO, FeO oxh 1 số ntố trong gang: C, Si, S.
Š Sản phẩm thu được là thép.
HS: Quan sát tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép.
Hoạt động 5: Kiểm tra đánh giá – Dặn dò.
* Kiểm tra đánh giá
* Dặn dò:
GV: YC HS làm BT 5/ SGK/63.
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét – sửa sai cho HS.
GV: + Học thuộc bài.
 + Làm BT 2, 4, 6 /SGK /63
 + Đọc trước bài: Sự ăn mòn kim loại.
HS: Làm BT 5/SGK/63.
 a/ FeO + Mn Š Fe + MnO
 b/ Fe2O3 + 3CO Š 2Fe + 3CO2
 c/ 2FeO + Si Š 2Fe + SiO2
 d/ FeO + C Š Fe + CO
Dựa vào ngtắc luyện gang, thép để lựa chọn: 
 + Pứ (b): xảy ra trong quá trình luyện gang
 + Pứ (a, c, d) xảy ra trong quá trình luyện thép.
HS: Học thuộc bài: “Hợp kim sắt”.
 + Làm BT 2, 4, 6 /SGK /63.
 + Đọc và chuẩn bị trước các TN của bài:
 +Tự làm trước TN, tìm các biện pháp bảo vệ KL.

File đính kèm:

  • docBai 20.doc