Bài giảng Tiết 63: Nhận biết một số chất khí (tiếp)

Kiến thức:

 - Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.

 - Biết cách nhận biết các chất khí CO2, SO2, H2S, NH3.

 2. Kĩ năng: làm thí nghiệm thực hành nhận biết một số chất khí.

 3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ thí nghiệm và các bình khí CO2, SO2, H2S, NH3.

III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng + trực quan.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 63: Nhận biết một số chất khí (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 
63
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Ngày soạn:3/4/2009
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.
 - Biết cách nhận biết các chất khí CO2, SO2, H2S, NH3.
 2. Kĩ năng: làm thí nghiệm thực hành nhận biết một số chất khí.
 3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ thí nghiệm và các bình khí CO2, SO2, H2S, NH3.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng + trực quan. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện, nhắc nhở nội quy và các an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một cation sau: Ba2+, Al3+, . Trình bày cách nhận biết chúng.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV đặt vấn đề: Có bình khí Cl2 và bình khí O2. làm thế nào để nhận biết các khí đó ?
 - Khí Cl2 có màu vàng lục: Nhận biết bằng tính chất vật lí.
 - Đưa than hồng vào bình khí O2 nó bùng cháy: Nhận biết bằng tính chất hoá học.
ð Rút ra kết luận.
I – NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT CHẤT KHÍ
Dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hoá học đặc trưng của chất khí đó.
Thí dụ: Nhận biết khí H2S dựa vào mùi trứng thối, khí NH3 bằng mùi khai đặc trưng của nó.
Hoạt động 2
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí CO2.
v GV đặt vấn đề: Trong thí nghiệm thổi khí CO đi qua ống sứ đựng CuO, đun nóng, ta có thể nhận biết sản phẩm khí của phản ứng bằng cách nào ?
v HS chọn thuốc thử để trả lời.
II – NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
1. Nhận biết khí CO2
v Đặc điểm của khí CO2: Không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước → Khi tạo thành từ các dung dịch nước nó tạo nên sự sủi bọt khá mạnh và đặc trưng.
 + 2H+ → CO2­ + H2O
 + H+ → CO2­ + H2O
v Thuốc thử: Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư.
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành, làm dung dịch thu được bị vẫn đục.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3¯ + H2O
% Chú ý: Các khí SO2 và SO3 cũng tạo được kết tủa trắng với dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Ba(OH)2.
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí SO2.
v GV đặt vấn đề: Làm thế nào để phân biệt khí SO2với khí CO2 ? Có thể dùng dung dịch Ca(OH)2hay không ?
Kết luận: Thuốc thử tốt nhất để nhận biết khí SO2 là dung dịch nước Br2.
2. Nhận biết khí SO2
v Đặc điểm của khí SO2
 - Khí SO2 không màu, nặng hơn không khí, gây ngạt và độc.
 - Khí SO2 cũng làm đục nước vôi trong như khí CO2.
v Thuốc thử: Dung dịch nước Br2 dư.
v Hiện tượng: Nước Br2 bị nhạt màu.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí H2S.
v GV đặt vấn đề: Có thể nhận biết khí H2S dựa vào tính chất vật lí và tính chất hoá học nào ?
 - Tính chất vật lí: Mùi trứng thối.
 - Tính chất hoá học: Tạo được kết tủa đen với ion Cu2+ và Pb2+.
3. Nhận biết khí H2S
v Đặc điểm của khí H2S: Khí H2S không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và rất độc.
v Thuốc thử: Dung dịch muối Cu2+ hoặc Pb2+.
v Hiện tượng: Có kết tủa màu đen tạo thành.
H2S + Cu2+ → CuS¯ + 2H+
 màu đen
H2S + Pb2+ → PbS¯ + 2H+
 màu đen
v HS nghiên cứu SGK để biết được những đặc điểm của khí NH3.
v GV đặt vấn đề: Làm thế nào nhận biết khí NH3 bằng phương pháp vật lí và phương pháp hoá học ?
 - Phương pháp vật lí: Mùi khai.
 - Phương pháp hoá học: NH3 làm giấy quỳ tím ẩm hoá xanh.
4. Nhận biết khí NH3
v Đặc điểm của khí NH3: Khí H2S không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng.
v Thuốc thử: Ngửi bằng mùi hoặc dùng giấy quỳ tím ẩm.
v Hiện tượng: Có mùi khai, làm giấy quỳ tím ẩm hoá xanh.
V. CỦNG CỐ: 
 1. Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
 2. Cho 2 bình khí riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các PTHH.

File đính kèm:

  • doctiet 63.doc