Bài giảng Tiết 62 - Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (tiết 2)

- Biết nguyên tắc nhận biết một số ion trong dung dịch.

 - Biết cách nhận biết các cation: Na+, , Ba2+, Al3+, Fe3+, Fe2+, Cu2+.

 - Biết cách nhận biết các anion: , , Cl-,

 2. Kĩ năng: Có kĩ năng tiến hành thí nghiệm để nhận biết các cation và anion trong dung dịch.

 3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 62 - Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/04/2010	Ngày dạy: 08/04/2010
Tiết 62
CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
BÀI 40: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Biết nguyên tắc nhận biết một số ion trong dung dịch.
 - Biết cách nhận biết các cation: Na+, , Ba2+, Al3+, Fe3+, Fe2+, Cu2+.
 - Biết cách nhận biết các anion: , , Cl-, 
 2. Kĩ năng: Có kĩ năng tiến hành thí nghiệm để nhận biết các cation và anion trong dung dịch.
 3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn.
 - Các dung dịch: NaCl, BaCl2, AlCl3, NH4Cl, FeCl3, NaNO3, Na2SO4, Na2CO3, CuCl2, NH3, HCl, H2SO4. Các kim loại: Fe, Cu.
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng + trực quan. 
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV ?: Bằng mắt thường, dựa vào đâu ta có thể nhận biết sản phẩm của một phản ứng hoá học ?
v HS: Tự nêu ra được nguyên tắc chung để nhận biết một ion trong dung dịch.
I – NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT MỘT ION TRONG DUNG DỊCH 
Thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như một kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt hoặc một khí bay ra khỏi dung dịch.
Hoạt động 2
v GV biểu diễn thí nghiệm nhận biết cation Na+ bằng cách thử màu ngọn lửa.
v HS nêu hiện tượng quan sát được.
II – NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION TRONG DUNG DỊCH 
1. Nhận biết cation Na+: Thử màu ngọn lửa.
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NH4Cl rồi đun nóng ống nghiệm. Dung giấy quỳ tím ẩm để nhận biết khí NH3 hoặc nhận biết bằng mùi khai.
2. Nhận biết cation 
v Thuốc thử: dung dịch kiềm NaOH (hoặc KOH).
v Hiện tượng: Có khí mùi khai thoát ra, khí này làm xanh giấy quỳ tím ẩm).
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dd H2SO4 loãng vào ống nghiệm đựng khoảng 1 ml dung dịch BaCl2. Nhỏ thêm dd H2SO4 l, lắc ống nghiệm để thấy kết tủa không tan trong H2SO4 dư.
3. Nhận biết cation Ba2+
v Thuốc thử: dung dịch H2SO4 loãng.
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành.
Ba2+ + → BaSO4¯
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dần từng giọt dd NaOH vào ống nghiệm đựng khoảng 1ml dd AlCl3 để thu được kết tủa trắng dưới dạng keo. Nhỏ thêm dd NaOH, lắc ống nghiệm để thấy kết tủa tan trong dd NaOH dư.
4. Nhận biết cation Al3+
v Thuốc thử: dung dịch kiềm dư.
v Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa bị hoà tan trở lại.
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- → + 2H2O
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dd NaOH vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dd FeCl2 để thu được kết tủa màu trắng xanh Fe(OH)2. Đun nóng ống nghiệm để thấy kết tủa trắng xanh chuyển dần sang màu vàng rồi cuối cùng thành màu nâu đỏ.
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dd NaOH vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml dd FeCl3 để thu được kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3.
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa khoảng 1 ml dd CuSO4 để thu được kết tủa màu xanh Cu(OH)2. Nhỏ thêm dd NH3 đến dư, lắc ống nghiệm để thấy kết tủa lại tan đi do tạo thành ion phức [Cu(NH3)4]2+ có màu xanh lam đậm. 
5. Nhận biết các cation Fe2+ và Fe3+
a) Nhận biết cation Fe2+
v Thuốc thử: dung dịch kiềm (OH-) hoặc dung dịch NH3.
v Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển thành kết tủa màu vàng rồi cuối cùng chuyển thành màu nâu đỏ.
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2¯
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3¯
b) Nhận biết cation Fe3+
v Thuốc thử: dung dịch kiềm (OH-) hoặc dung dịch NH3.
v Hiện tượng: Tạo thành kết tủa màu nâu đỏ.
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3¯
b) Nhận biết cation Cu2+
v Thuốc thử: dung dịch NH3.
v Hiện tượng: Ban đầu tạo thành kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa bị hoà tan trong dung dịch NH3dư tạo thành dung dịch có màu xanh lam đậm.
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2¯
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH‒
Hoạt động 3
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch NaNO3, thêm tiếp vài giọt dung dịch H2SO4 và vài lá Cu mỏng. Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp các chất phản ứng.
Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết PTHH dạng phân tử và ion thu gọn của phản ứng.
III – NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION TRONG DUNG DỊCH 
1. Nhận biết anion 
v Thuốc thử: Kim loại Cu + dd H2SO4 loãng.
v Hiện tượng: Kim loại Cu bịhoà tan tạo dung dịch màu xanh lam đồng thời có khí màu nâu đỏ thoát ra.
3Cu + 2 + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO­ + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2­ (nâu đỏ)
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 2 ml dd Na2SO4 → ¯ trắng BaSO4. Nhỏ thêm vào ống nghiệm vài giọt dd HCl hoặc H2SO4 loãng, lắc ống nghiệm để thấy kết tủa không tan trong axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
2. Nhận biết anion 
v Thuốc thử: dung dịch BaCl2/môi trường axit loãng dư (HCl hoặc HNO3 loãng)
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành.
Ba2+ + → BaSO4¯
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl và thêm vài giọt dd HNO3 làm môi trường. Nhỏ vào ống nghiệm trên vài gịt dung dịch AgNO3 để thu được kết tủa AgCl màu trắng.
3. Nhận biết anion Cl- 
v Thuốc thử: dung dịch AgNO3
v Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành.
Ag+ + Cl- → AgCl¯
v Nhóm HS làm thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm đó vài giọt dd HCl hặc H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng.
4. Nhận biết anion 
v Thuốc thử: dung dịch H+ và dung dịch Ca(OH)2.
v Hiện tượng: Có khí không màu bay ra, khí này làm dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục.
 + 2H+ → CO2¯ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O
V. CỦNG CỐ: Bài tập số 1 trang 174 (SGK).
VI. DẶN DÒ: XEM TRƯỚC BÀI: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ.

File đính kèm:

  • doct62.doc