Bài giảng Tiết 54: Rượu etylic (tiếp theo)

1. Kiến thức: Biết được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng.

- Khái niệm về độ rượu.

- Tính chất hoá học: phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy.

- Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.

- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, dường hoặc từ etylen

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 54: Rượu etylic (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/ 3/ 2011 - Tiết 2,4- Lớp 9A1, 9A3; Ngày 16/3/2011- Lớp 9A2
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng.
- Khái niệm về độ rượu.
- Tính chất hoá học: phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.
- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, dường hoặc từ etylen.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học.
- Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
- Phân biệt ancol etylic với benzen.
- Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.
B. CHUẨN BỊ: 
- Mô hình phân tử rượu etylic.
- Rượu etylic, Na, H2O.
- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp, đèn cồn, ống dẫn khí, cốc thủy tinh.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra.
3.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Khi lên men quả nho, táo hay gạo, ngô đã nấu chín ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào ? Có tính chất và ứng dụng gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí
- GV giới thiệu về các loại hợp chất có oxi như : rượu etylic, axit axetic, glucozơ
- GV cho học sinh quan sát lọ đựng rượu etylic
- Gọi học sinh nêu tính chất vật lý của rượu etylic
- GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát:
 Hòa tan rượu vào nước, hòa tan iod vào rượu.
- Gọi học sinh nhận xét 
- Giáo viên bổ sung : về nhiệt độ sôi 78,30 
 -Cho học sinh quan sát vỏ chai rượu,yêu cầu học sinh đọc độ rượu
- Độ rượu là gì ?
- GV nhận xét bổ sung 
- Yêu cầu học sinh tính: Tính số ml rượu etylic có trong 200ml rượu 450 
+ Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 200ml rượu 450
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5.1 sgk. Nêu cách pha rượu 450
-HS quan sát
-HS phát biểu
-HS quan sát nhận xét:
+ là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước
+ Hòa tan được nhiều chất như iod..
- HS quan sát và đọc độ rượu: rượu 450
-HS nêu độ rượu
+Là số ml rượu etylic có 100ml hỗn hợp rượu với nước
+ Trong 100ml rượu có chứa 45ml rượu nguyên chất
- HS tính được:= 90 ml
= 360ml
-HS nêu cách pha rượu 450 : Cho 45ml rượu nguyên chất vào cốc, đổ thêm nước cho được 100mlà rượu 450
I. Tính chất vật lí.
Rượu etylic là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất
Độ rượu: số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử.
- GV cho học sinh lắp mô hình phân tử rượu etylic dạng rỗng, yêu cầu học sinh nhận xét về đặc điểm cấu tạo . Viết công thức cấu tạo ?
- Gọi học sinh lên bảng viết công thức cấu tạo
-Gọi học sinh nhận xét về đặc điểm cấu tạo lưu ý sự khác nhau về vị trí của 6 nguyên tử hidro 
-GV nhận xét và nhấn mạnh về đặc điểm của nguyên tử hidro trong nhóm – OH của rượu khác với các nguyên tử hidro còn lại trong phân tửà rượu có tính chất đặc trưng.
-HS lắp mô hình 
- HS viết công thức cấu tạo
Viết gọn: CH3-CH2-OH hay C2H5OH
-HS nhận xét : Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử Hidro không liên kết với C mà liên kết với nguyên tử oxi à nhóm OH
-HS lắng nghe và ghi nhớ
II. Cấu tạo phân tử
Viết gọn: CH3-CH2-OH hay C2H5OH
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hóa học
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Đốt rượu etylic trong chén sứ, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, màu của ngọn lửa
-Gọi học sinh nêu hiện tượng rút ra nhận xét và viết phương trình hóa học 
- GV nhận xét, bổ sung 
- GV gọi học sinh nhắc lại phản ứng của natri với nước
-Để tìm hiểu rượu etylic có tác dụng với natri không ta làm thí nghiệm:
+ Cho 1mẫu natri vào cốc đựng rượu etylic
- Gọi học sinh nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học. 
-So sánh với phản ứng của natri với nước
-GV nhận xét và nhấn mạnh sự thay thế của nguyên tử natri vào nguyên tử H trong nhóm OH
-GV giới thiệu phản ứng của rượu etylic với axit axetic
1/ Rượu etylic có cháy được không ?
-HS làm thí nghiệm theo nhóm
-HS nêu hiện tượng:
Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh toả nhiều nhiệt
-nhận xét:Rượu etylic cháy mạnh với oxi khi đốt nóng
C2H5OH+ 3O22CO2+ 3H2O
2/ Rượu etylic có phản ứng với natri không ? 
-HS phát biểu: natri tác dụng với nước..
-HS làm thí nghiệm, nêu hiện tượng.
+ Có bọt khí thoát ra
+ Mẫu natri tan dần
-Nhận xét: Rượu etylic có tác dụng với natri giải phóng khí hidro
2C2H5OH+ 2Nầ 2C2H5ONa+ H2 
-Nhận xét: So với phản ứng của natri với nước không mảnh liệt bằng
III.Tính chất hóa học:
1/ Tác dụng với oxi:
Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng
C2H5OH (l)+3O2(k)
2CO2(k)+3H2O(h)
2/ Tác dụng với natri:
2C2H5OH(l)+ 2Na(r)à 2C2H5ONa(dd)+ H2 (k)
natri etylat
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của rượu etylic.
- Cho HS quan sát sơ đồ ứng dụng của rượu etylic ® Yêu cầu HS nêu ứng dụng của rượu etylic.
- GV nhấn mạnh: Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khỏe.
- HS nêu ứng dụng của rượu etylic.
IV. Ứng dụng
Làm nguyên liệu trong cơng nghiệp, nhiên liệu, dung mơi.
Hoạt động 6: Điều chế.
- GV hỏi: Trong thực tế, các em thấy rượu etylic được điều chế bằng cách nào ?
- GV giới thiệu các phương pháp điều chế rượu etylic từ tinh bột hoặc đường. Từ C2H4 trong công nghiệp.
- HS: lên men gạo, khoai.
- HS ghi chép vào vở.
V. Điều chế.
- Chất bột (hoặc đường) Rượu etylic
- Cho etylen td với nước:
C2H4 + H2O
 C2H5OH
4. Luyện tập- Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của rượu etylic.
- Yêu cầu HS làm bài tập:
Cho Na (dư) vào cốc đựng rượu etylic 500. Viết các ptpư xảy ra.
-HS:
2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
2Na + 2C2H5OH ® 
	2C2H5ONa + H2
	5. Hướng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà: 1 – 5 trang 139 SGK.
- Bài tập bổ sung: Pha loãng 10 ml rượu 960 bằng 20 ml nước cất được 30 ml dung dịch rượu A. 
a. Tính độ rượu của dung dịch rượu A.
b. Cho Natri dư tác dụng với dung dịch rượu A. Hãy tính thể tích khí H2 thu được đo ở đktc. Biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml và của nước là 1 g/ml.
Hướng dẫn:
a) Thể tích của rượu nguyên chất:
=> Độ rượu của dung dịch A sau khi pha chế:
b) ; 	
Phương trình phản ứng:
	2H2O + 2Na ® 2NaOH + H2
	1,13 mol	 0,65mol
	2C2H5OH + 2 NaOH ® 2C2H5ONa + H2
	1,67 mol	 0,835 mol
=> 

File đính kèm:

  • docTiet_54.doc