Bài giảng Tiết 53: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (tiếp)

1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Biết: Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên, thành phần, cách khai thác và các phương pháp chế biến chúng; các ứng dụng quan trọng của H.C trong công nghiệp và đời sống; biết khái niệm về phản ứng Crackinh, phản ứng Rifominh.

- Hiểu: Vì sao dầu mỏ có mùi khó chịu ? Tại sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định ? Tại sao khí thiên nhiên và khí mỏ dầu được dùng để làm nhiên liệu cho các máy nhiệt điện.

- Vận dụng: Biết phân biệt thành phần khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc; giải thích ý nghĩa của quá trình chế biến hoá học các sản phẩm chưng cất phân đoạn dầu mỏ

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 53: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53
Ngày soạn: 20/2/2009
NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Biết: Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên, thành phần, cách khai thác và các phương pháp chế biến chúng; các ứng dụng quan trọng của H.C trong công nghiệp và đời sống; biết khái niệm về phản ứng Crackinh, phản ứng Rifominh.
- Hiểu: Vì sao dầu mỏ có mùi khó chịu ? Tại sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định ? Tại sao khí thiên nhiên và khí mỏ dầu được dùng để làm nhiên liệu cho các máy nhiệt điện.
- Vận dụng: Biết phân biệt thành phần khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc; giải thích ý nghĩa của quá trình chế biến hoá học các sản phẩm chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp thông tin, viết PTHH minh hoạ các quá trình chế biến hoá học các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
- Phân biệt và so sánh thành phần, tính chất cũng như ứng dụng của các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận liên quan đến bài học này.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập hoá học, lòng yêu thích khoa học bộ môn và ý thức bảo vệ nguồn nguyên liệu thiên nhiên qúy giá này.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại kết hợp quan sát tìm tòi
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ, tư liệu hình ảnh về các giếng dầu , mỏ than và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, hình 7.5 và 7.6 SGK.
Học sinh:
- Ôn tập kiến thức về TCHH của benzen, đồng đẳng của benzen, phản ứng tách, phản ứng crackinh bằng nhịêt, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học. Soạn bài mới theo yều cầu của GVBM.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số.
Lớp
11B3
11B4
Vắng
Kiểm tra bài củ: Lồng vào bài học
Bài mới:
Đặt vấn đề: (1 phút) 
Các em đã được nghiên cứu về các H.C. Vậy các hiđrrocacbon này có nguồn gốc từ đâu ? Chúng có thành phần, ứng dụng và tính chất như thế nào ? Các em sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay
“NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN”

File đính kèm:

  • docGIAOANDAT53.doc
Giáo án liên quan