Bài giảng Tiết 49 - Bài 48: Quần thể người (tiếp)
MỤC TIÊU.
- Học sinh trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
- Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
II. CHUẨN BỊ
, đến sự phân công lao động ...(như SGV). - Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? do đâu có sự khác nhau đó? - HS vận dụng kiến thức đã học ở bài trước, kết hợp với kiến thức thực tế, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành bảng 48.1 vào phim trong. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát bảng 48.1, nhận xét và rút ra kết luận. - HS tiếp tục quan sát bảng 48.1, nhận xét và rút ra kết luận. Kết luận: - Quần thể người có đặc trưng sinh học chư những quần thể sinh vật khác, đó là đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. - Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế... - Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Hoạt động 2: Đặc điểm về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người Gv Nêu vấn đề: ? Trong quần thể người nhóm tuổi được phân chia như thế nào ? ?tại sao đặc trưng về nhóm tuổi trong quần thể người lại có vai trò quan trọng ?Dạng tháp nào có biểu hiện ở hình 48.2? GV treo bảng 48.2 để học sinh chữa bài ? Cho biết thế nào là một nướac có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già ? Việc nghiên cứu tháp tuổi ở quân thể người có ý nghĩa như thế nào ? Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi yêu cầu nêu được :Các nhóm tuổi và rút ra được kết luận ... Các nhóm khác nhận xét để hoàn chỉnh câu trả lời . Trao đổi nhóm dựa trên phân tích hình 48 và nội dung trong bảng 48.2 Học sinh trả lời theo ý hiểu các nhóm khác bổ xung đẻ hoàn thành kiến thức. Kết luận: - Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản từ sơ sinh đến 15 tuôit. + Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 – 65 tuổi. + Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên. - Tháp dân số (tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. + Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng, số lượng trẻ em sinh ra nhiều và đỉnh tháp nhọn thể hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ thấp. + Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Hoạt động 3: Tăng dân số và phát triển xã hội -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Phân biệt tăng dân số tự nhiên với tăng dân số thực? - GV phân tích thêm về hiện tượng người di cư chuyển đi và đến gây tăng dân số. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK trang 145. - GV nhận xét và đặt câu hỏi: - Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống? - ở Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống? - GV giới thiệu tình hình tăng dân số ở Việt Nam (SGK trang 134). - Những đặc điểm nào ở quần thể người có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người và các chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia? - Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về quần thể người, dân số và phát triển xã hội? - HS nghiên cứu 3 dòng đầu SGK trang 145 để trả lời: - HS trao đổi nhóm, liên hệ thực tế và hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. + Lựa chọn a, b, c, d, e, f, g. + Thực hiện pháp lệnh dân số. + Tuyên truyền bằng tờ rơi, panô. + Giáo dục sinh sản vị thành niên. - HS thảo luận,trả lời và rút ra kết luận. Kết luận: - Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. * Tăng dân số tự nhiên + số người nhập cư – số người di cư = Tăng dân số thực. - Khi dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác. - Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mỗi con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường đất nước. => Những đặc trưng và tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, con người và chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. 4,Củng cố - Dặn dũ. a,Củng cố - HS nhắc lại nội dung bài học. - Đọc ghi nhớ SGK. b,Dặn dũ: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Đọc trước bài 49. Ngày soạn: 10/03/2010 Ngày dạy: 12/03/2010 Tiết 51 Bài 49 Quần xã sinh vật I. Mục tiêu. - Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã, phân biệt quần xã với quần thể. - Lấy được VD minh hoạ các mối liên hệ sinh thái trong quần xã. - Mô tả được 1 số dạng biến đổi phổ biến của quần xã trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được 1 số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị. - Tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3 SGK. - Hình về hoạt động của 1 quần xã hoặc ảnh về quần xã: quần xã rừng thông phương bắc, thảo nguyên... III. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào? - ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì? 3. Bài mới GV giới thiệu 1 vài hình ảnh về quần xã sinh vật cho HS quan sát và nêu vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình? Nó có mối quan hệ gì với quần thể? Hoạt động 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát lại tranh ảnh - Cho biết rừng mưa nhiệt đới có những quần thể nào? - Rừng ngập mặn ven biển có những quần thể nào? - Trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể nào? - GV đặt vấn đề: ao cá, rừng... được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì? - Yêu cầu HS tìm thêm VD về quần xã? - Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào? - HS quan sát tranh và nêu được: + Các quần thể: cây bụi, cây gỗ, cây ưa bóng, cây leo... + Quần thể động vật: rắn, vắt, tôm,cá chim, ..và cây. + Quần thể thực vật: rong, rêu, tảo, rau muống... Quần thể động vật: ốc, ếch, cá chép, cá diếc... + Quan hệ cùng loài, khác loài. - HS khái quát kiến thức thành khái niệm. - HS lấy thêm VD. Phân biệt quần xã và quần thể: Quần xã sinh vật Quần thể sinh vật - Gồm nhiều cá thể cùng loài. - Độ đa dạng thấp - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền. - Gồm nhiều quần thể. - Độ đa dạng cao. - Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng. Kết luận: - Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hoạt động 2: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 147 và trả lời câu hỏi: - Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật. - Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào? - GV bổ sung: số loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm đi và ngược lại số lượng loài thấp thì số cá thể của mỗi loài cao. - GV cho HS quan sát tranh quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc. - Quan sát tranh nêu sự sai khác cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc. - Thế nào là độ thường gặp? C > 50%: loài thường gặp C < 25%: loài ngẫu nhiên 25 < C < 50%: loài ít gặp. ? Nghiên cứu bảng 49 cho biết loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào? - GV lấy VD: thực vật có hạt là quân thể có ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn.Quần thể cây cọ đặc trưng cho quần xã sinh vật đồi ở Vĩnh Phú, cá trắm cỏ hoặc cá mè là quần thể ưu thế trong quần xã ao hồ. - HS nghiên cứu 4 dòng đầu, mục II SGK trang 147 nêu được câu trả lời và rút ra kết luận. - HS trao đổi nhóm, nêu được: + Độ đa dạng nói về số lượng loài trong quần xã. + Độ nhiều nói về số lượng cá thể có trong mỗi loài. + Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhưng số lượng cá thể mỗi loài rất ít. Quần xã rừng thông phương Bắc số lượng cá thể nhiều nhưng số loài ít. + Độ thường gặp SGK: kí hiệu là C. + Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng. + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác. Kết luận: - Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. + Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp. + Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng. Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể. - Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi: VD1: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào? VD2: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào ? - GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng? - GV đặt vấn đề: + Nếu cây phát triển mạnh " sâu ăn lá cây tăng về số lượng vì có nhiều thức ăn, khi sâu tăng quá cao, lượng thức ăn không cung cấp đủ, sâu lại chết đi tức là số lượng cá thể giảm, khi sâu giảm cây lại phát triển. - GV: Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác khống chế, hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học. - Từ VD1 và VD2: ? Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng như thế nào đến quần xã sinh vật? - ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học? ( Nếu HS không nêu được, GV bổ sung) - Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào? - GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột. + Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì. + Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng c
File đính kèm:
- SINH 9.doc