Bài giảng Tiết: 41 - Bài: Thực hành (tiếp)

1.Kiến thức: Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợp chât hữu cơ.

 Xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hưữ cơ.

 Tính chất của hiđro cacbon No và điều chế và ứng dụng.

 2.Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt các loại phản ứng và bản chất của các loại phản ứng.

 3.Thái độ: Nắm vững bản chất của phản ứng hữu cơ, từ đó có phương pháp học tốt.

 II.CHUẨN BỊ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 41 - Bài: Thực hành (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18.01
Tiết: 41	Bài:	THỰC HÀNH
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:	Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợp chât hữu cơ.
	Xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hưữ cơ. 
	Tính chất của hiđro cacbon No và điều chế và ứng dụng.
	2.Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt các loại phản ứng và bản chất của các loại phản ứng.
	3.Thái độ: Nắm vững bản chất của phản ứng hữu cơ, từ đó có phương pháp học tốt.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Ôn lại các phép phân tích định tính và định lượng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:Nêu nguyên tắc của phép phân tích địng tính và phân tích định lượng
	 Định hướng trả lời.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Nêu một số loại phản ứng đã học.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG1.
15’
Giáo viên nêu những thí nghiệm trong bài thực hành những yêu cầu cần đạt được trong bài thực hành và các điểm cần lưu ýkhi làm thí nghiệm với hợp chất hữu cơ và làm thí nghiệm đốt cháy CH4.
Học sinh: Nắm các kiến thức liên quan đến bài thực hành:
Để nhận ra nguyên tố C và H trong thành phần hợp chất hữu cơ ta đun nóng hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển C thành CO2 và H thành H2O
Chú ý cần làm thí nghiệm trong ống nghiệm sạch và khô.
Hs. Quan sát sự đổi màu của bột đồng sunfat và hiện tượng xảy ra trong ống đựng nước vôi trong.
Thí nghiệm 1.Xác định định tính C và H
Trộn điều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam CuO. Sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô. Cho thêm khoảng 0,1 g CuO để phủ kín hỗn hợp. Phần trên của hỗn hợp nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột đồng sunfat khan. Lắp dụng cụ như hình vẻ 4.1.
HOẠT ĐỘNG2.
25’
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
Lắp dụng cụ như hình vẻ.
Chú ý trộn nhanh các loại hóa chất lại với nhau. Tránh trường hợp NaOH tác dụng với thủy tinh.
Học sinh làm thí nghiệm:
-Lấy một thìa nhỏ hh CH3COONa, NaOH,CaO cho vào ống nghiệm. Kẹp ống nghiệm lên giá Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí dùng đèn cồn đun nóng 
đều ống nghiệm sau đó tập trung ngọn lửa vào phần ống nghiệm chứa hóa chất. Châm lửa đốt đầu khí bay ra quan sát màu ngọn lửa:
 Học sinh viết tường trình thí nghiệm.
Thí nghiệm2.Điều chế và thử tính chất của Metan.
Cho vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí khoảng 4-5 gam hỗn hợp CH3COONa và CaO theo tỉ lệ 1:2 về khối lượng.
Lắp dụng cụ như hình 5.2. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn
Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra
Dẫn dòng khí thoát ra lần lược vào các ống nghiệm ddBr2 và dung dịch KMnO4
5.Củng cố: 
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Viết tường trình thí nghiệm hôm sau nộp.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc41.doc