Giáo án hóa lớp 9 bài 2

CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 GV: Bảng phụ và chuẩn bị dụng cụ, hoá chất.

 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn.

 - Hoá chất: dd HCl, dd CuCl2, dd NaOH, dây Al.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa lớp 9 bài 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phi kim khác như Cl2, S, ... tạo thành muối nhôm Gọi HS viết PTPƯ.
Yêu cầu HS rút ra kết luận.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho 1 mẩu dây nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit HCl.
GV: Gọi HS nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
GV bổ sung: Nhôm không phản ứng với dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc nguội.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho 1 đoạn dây nhôm vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch CuCl2 quan sát, nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
?/ Qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về dự đoán ban đầu về tính chất hoá học của nhôm?
GV: Ngoài tính chất hoá học nói chung của kim loại, nhôm còn có tính chất đặc biệt nào không?
GV: Làm thí nghiệm: Cho 1 đoạn dây nhôm vào dung dịch NaOH quan sát và nêu hiện tượng.
* Kết luận 
GV liên hệ: Ta không nên sử dụng đồ dùng bằng nhôm để đựng nước vôi, dung dịch kiềm...
1/ Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không?
a/ Phản ứng của nhôm với phi kim:
- Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
PT: 4Al + 3O2 2Al2O3
PT: 2Al + 3Cl2 2AlCl3
 2Al + 3S 2Al2S3
* Kết luận: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với phi kim khác tạo thành muối.
b/ Phản ứng của nhôm với dung dịch axit
- Hiện tượng: Có sủi bọt, nhôm tan dần.
PT: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
c/ Phản ứng của nhôm với dung dịch muối
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm, nhôm tan dần.
PT: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
* Kết luận: Nhôm có tính chất hoá học của kim loại nói chung.
2/ Nhôm có tính chất hoá học nào khác?
- Hiện tượng: Có sủi bọt, nhôm tan dần.
* Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
Hoạt động 4 (2)
III/ ứng dụng
GV: Yêu cầu HS kể các ứng dụng của nhôm trong thực tế?
HS: Kể các ứng dụng của nhôm
Hoạt đông 3 (3’)
IV/ Sản xuất nhôm
GV: Sử dụng H2.14 SGK để thuyết trình về cách sản xuất nhôm
HS: Nghe và ghi
- Nguyên kiệu sản xuất nhôm là quặng bôxit (Thành phần chủ yếu là Al2O3)
- Phương pháp: Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit
PT: điện phân nóng chảy
2Al2O3 	 4 Al + 3O2
 criolit
Hoạt động 6 (9)
luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Cho 5,4 (g) bọt nhôm vào 60 (ml) dung dịch AgNO3 1M. Lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m (g) chất rắn. Tính m? 
* Bài tập:
nAl = = = 0,2 (mol)
nAgNO = 1. 0,06 = 0,06 (mol)
PT: Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
- Theo PT: nAl (phản ứng) = . nAgNO= .0,06 = 0,02 (mol)
 Nhôm dư: 0,2 - 0,02 - 0,18 (mol). 
Chất rắn m gồm Al (dư) và Ag (phản ứng tạo thành)
 mAl = n . m = 0,18 . 27 = 4,86 (g)
 mAg= n . m = 0,06 . 108 = 6,48 (g)
Vậy m = 4,86 + 6,48 = 11,34 (g) 
Hoạt động 7 (1)
dặn dò
- BTVN: 1,2,3,4,5,6 (58)
Rút kinh nghiệm giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng : 
tiết 25. sắt
I/ Mục tiêu:
- Biết dự đoán tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt, biết liên hệ tính chất của sắt và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt
- Viết các PTHH minh hoạ cho các tính chất hoá học của sắt: Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, ...
II/ Chuẩn bị của GV và HS: 
GV: Bảng phụ, chuẩn bị dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, ống nghiệm, đèn cồn, bình thuỷ tinh miệng rộng
- Hoá chất: dd HCl, dd CuSO4, dây sắt
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15)
kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Nêu các tính chất hoá học của nhôm? Viết PTPƯ minh hoạ
* Chữa bài tập 2 (58)
* Bài 2 (58)
a/ Không có hiện tượng gì
b/ Hiện tượng: Có lim loại màu đỏ bám vào mảnh nhôm, màug xanh của CuCl2 nhạt dần, nhôm tan dần
PT: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
c/ Hiện tượng: Có kim loại Ag bám vào mảnh nhôm, nhôm tan dần
PT: Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
d/ Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, nhôm tan dần
PT: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Hoạt động 2 (3)
I/ Tính chất vật lí
GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế và tự nêu tính chất vật lí của sắt, sau đó cho HS đọc lại SGK
- Tính chất vật lí: SGK
Hoạt động 3
II/ Tính chất hoá học
GV: Sắt có những tính chất hoá học của kim loại. 
?/ Các em hãy nêu các tính chất hoá học của sắt và viết PTPƯ minh hoạ
GV: Gọi mỗi HS nêu 1 tính chất và viết PTPƯ cho tính chất đó (Có ghi kèm trạng thái của các chất)
GV làm thí nghiệm: Cho dây sắt quấn hình lò xo đã nung nóng đỏ vào bình đựng khí clo
Gọi HS nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
GV thuyết trình:
GV: Gọi HS nêu tính chất 2 và viết PTPƯ.
GV lưu ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội
GV: Gọi HS nêu tính chất 3 và viết PTPƯ.
GV: Yêu cầu HS nêu kết luận:
GV lưu ý về 2 hoá trị của kim loại sắt
1/ Tác dụng với phi kim:
- Tác dụng với oxi:
PT: 3Fe + 2O2 Fe3O4
 rắn khí rắn
- Tác dụng với clo:
+ Hiện tượng: Sắt cháy sáng chói tạo thành khói màu nâu đỏ
PT: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 rắn khí rắn
- ở nhiệt độ cao, sắy phản ứng với nhiều phi kim như: S, Br, ... Tạo thành muối
2/ Tác dụng với dung dịch axit:
PT: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
3/ Tác dụng với dung dịch muối:
PT: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
* Kết luận: Sắt có những tính chất hoá học của kim loại
Hoạt động 4 (14)
luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tâp: Viết PTHH biểu diễn các chuyển hoá sau:
a/ Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe
b/ Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe
GV: Gọi HS lên bảng viết PTPƯ.
* Bài tập:
a/ PT:
- Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl
- Fe(NO3)2 + Mg Fe + Mg(NO3)2
b/ PT:
- 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
- FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
- 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
- Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
Hoạt động 5 (1)
dặn dò
- BTVN: 1,2,3,4,5 (60)
Rút kinh nghiệm giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng : 
tiết 26. hợp kim sắt: gang - thép
I/ Mục tiêu:
	HS biết được:
- Gang là gì? Thép là gì? Tính chất, 1 số ứng dụng của gang và thép
- Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao
- Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò kuyện thép
	HS biết:
- Đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK
- Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang, thép ...để rút ra ứng dụng của gang và thép
- Biết khai thác thông tin về sản xuất ganh, thép từ sơ đồ lò luyện ganh và lò luyện thép
- Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và sản xuất thép.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Một số mẫu vật bằng gang, thép
- Tranh vẽ sơ đồ lò cao
- Tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15)
kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Nêu các tính chất hoá học của sắt?
* Chữa bài tập 2 và 4 (60)
* Bài 2 (60)
a/ Các phương trình phản ứng để điều chế Fe2O3:
- 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
- FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
- 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
b/ Phưong trình phản ứng điều chế Fe3O4:
- 3Fe + 2O2 Fe3O4
* Bài 4 (60)
+ Sắt tác dụng với:
a/ Dung dịch muối Cu(NO3)2:
Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu
b/ Khí clo:
- 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
+ Sắt không tác dụng với
a/ H2SO4 đặc nguội
b/ Dung dịch ZnSO4 
Hoạt động 2 (10)
I/ hợp kim của sắt
GV: Bổ sung và giới thiệu hợp kim là gì? Và giới thiệu hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép
GV: Cho HS quan sát mẫu vật (Một số đồ dùng bằng gang và thép) đồng thời yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi sau:
?/ Cho biết gang va thép có một số đặc điểm gì khác nhau?
?/ Kể một số ứng dụng của gang và thép?
?/ Gang và thép có những đặc điểm, ứng dụng khác nhau như vậy, chúng có thành phần hoá học giống và khác nhau như thế nào? 
1/ Gang là gì?
2/ Thép là gì?
* Một số đặc điểm khác nhau của gang và thép là:
+ Gang thường cứng và giòn hơn sắt
+ Thép thường cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn.
* ứng dụng: 
- Gang trắng dùng để luyện thép, gang xám dùng để chế tạo máy móc, thiết bị
- Thép được dùng để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động. Đặc biệt, thép được dùng để làm vật liệu xây dựng, chế tạo phương tiện giao thông vận tải (tàu hoả, ô tô, xe gắn máy, ...)
* Nhận xét:
Gang và thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác nhưng gang: cacbon chiếm từ 2- 5 %, còn thép hàm lượng cacbon ít hơn (dưới 2%)
Hoạt động 3 (13)
II/ Sản xuất gang, thép
GV: Yêu cầu các nhóm HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
?/ Nguyên liệu để sản xuất gang?
?/ Nguyên tắc để sản xuất gang?
?/ Quá trình sản xuất gang trong lò cao? (Viết các phương trình phản ứng chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang?)
?/ ở Việt Nam, quặng sắt thường có ở đâu? (quặng hematit có ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh, ....)
GV giải thích: Than cốc là gì?
GV: Sử dụng tranh vẽ “Sơ đồ lò cao” để giới thiệu thêm các nội dung:
- CO khử các oxit sắt, mặt khác một số oxit khác có trong quặng như: MnO2, SiO2, ... cũng bị khử tạo thành Mn, Si, ... 
- Sắt nóng chảy hoà tan một số lượng nhỏ cacbon, và một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng
GV giới thiệu: Về sự tạo thành xỉ
GV: Yêu cầu các nhóm HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
?/ Nguyên liệu để sản xuất thép?
?/ Nguyên tắc để sản xuất thép?
?/ Quá trình sản xuất thép trong lò cao? (Viết các phương trình phản ứng chính xảy ra trong quá trình sản xuất thép?)
GV: Sử dụng tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép để thuyết trình
1/ Sản xuất gang như thế nào?
a/ Nguyên liệu để sản xuất gang: 
- Quặng sắt, mamhetit (chứa Fe3O4 màu đen), quặng hematit (chứa Fe2O3)
- Than cốc, không khí giàu oxi và một số phụ gia khác như đá vôi CaCO3
b/ Nguyên tắc sản xuất gang:
- Dùng cacb

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(56).doc