Bài giảng Tiết 40 - Bài 30: Silic – công nghiệp silicat (tiếp)

. Mục tiêu :

Học sinh biết được :

- Si là phi kim hoạt động hoá học yếu . Si là chất bán dẫn

- SiO2 là chất có nhiều trong tự nhiên : Ở dạng đất sét, cát thạch anh . . . SiO2 là oxit axit

- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kĩ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã tạo ra những sản phẩm có nhiều ứng dụng như : Đồ gốm, sứ, xi măng . . .

B. Tiến trình bài giảng :

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40 - Bài 30: Silic – công nghiệp silicat (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Bài 30 SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAT
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
Học sinh biết được :
- Si là phi kim hoạt động hoá học yếu . Si là chất bán dẫn 
- SiO2 là chất có nhiều trong tự nhiên : Ở dạng đất sét, cát thạch anh . . . SiO2 là oxit axit 
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kĩ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã tạo ra những sản phẩm có nhiều ứng dụng như : Đồ gốm, sứ, xi măng . . . 
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 5’
- Kiểm tra bài cũ : Dựa vào tính chất của muối cacbonat. Hãy nêu tính chất hoá học của MgCO3 . Viết các phương trình hoá học 
- Giới thiệu : Silic và hợp chất của silic có những tính chất và ứng dụng gì ? Ta cùng tìm hiểu bài 30
2. Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
5’
20’
I. Silic : Si
1. Trạng thái tự nhiên :
Không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất như : Cát, đất sét . . .
2. Tính chất :
- Chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém, silic tinh khiết là chất bán dẫn 
- Si là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn C, Cl 
- Ở mhiệt độ cao Si tác dụng với oxi tạo thành SiO2
Si + O2 SiO2
II. Silic đioxit : SiO2
SiO2 là oxit axit 
- Tác dụng với dung dịch bazơ : Tạo thành muối và nước 
SiO2 +2NaOH Na2SiO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ : Tạo thành muối 
SiO2 + CaO CaSiO3
- Không phản ứng với nước 
III. Sơ lược về công nghiệp silicat :
1. Sản xuất đồ gốm, sứ :
a. Nguyên liệu :
Đất sét, thạch anh, fenpat
b. Các công đoạn chính :
- Nhào nguyên liệu với nước thành khối dẻo rồi tạo hình, sấy khô 
- Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp 
2 Sản xuất xi măng :
a. Nguyên liệu chính :
Đất sét, đá vôi, cát . . .
b. Các công đoạn chính :
- Nghiền nhỏ nguyên liệu với nước thành dạng bùn 
- Nung hỗn hợp trong lò ( lò quay hoặc lò đứng ) tạo thành clanhke
- Nghiền clanhke và chất phụ gia thành bột xi măng 
3. Sản xuất thuỷ tinh :
a. Nguyên liệu chính :
Cát thạch anh, đá vôi và sôđa ( Na2CO3 )
b. Các công đoạn chính :
- Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ nhất định 
- Nung hỗn hợp trong lò nung ( 9000C ) thành thuỷ tinh ở dạng nhão
- Làm nguội thuỷ tinh thành dạng dẻo 
- Ép thổi thuỷ tinh dẻo thành đồ vật 
Các phương trình hoá học :
CaCO3 CaO + CO2
CaO + SiO2 CaSiO3
Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2
- Yêu cầu học sinh đọc SGK nêu trạng thái tự nhiên của Si ?
- Nhận xét, bổ sung 
- Giới thiệu 1 số tính chất của Si
 - Sơ lược về tính chất hoá học 
- Thông báo : SiO2 là oxit axit . Vậy SiO2 có những tính chất hoá học nào ? Viết phương trình hoá học .
- Nhận xét - Sửa chữa 
- Lưu ý : SiO2 không tác dụng với nứơc vì H2SiO3 là axit không tan
- Thế nào là công nghiệp silicat ? ( Công nghiệp chế biến các hợp chất tự nhiên của silic gọi là công nghiệp silicat )
- Nguyên liệu chính cho ngành sản xuất đồ gốm là gì ?
- Giới thiệu các công đoạn chính 
- Nguyên liệu sản xuất ximăng là gì ?
- Giới thiệu các công đoạn chính của quá trình sản xuất 
- Nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh là gì ?
- Giới thiệu các công đoạn chính của quá trình sản xuất 
- Đọc SGK nêu trạng thái tự nhiên của silic
- Nêu lại tính chất hoá học của oxit axit 
- Xác định : Đất sét, thạch anh, fenpat
- Quan sát H3.20 : sơ đồ lò quay sản xuất clanhke
- Tham khảo SGK trả lời 
3. Củng cố : 4’
Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau? Viết phương trình hoá học : SiO2 và CO2 ; SiO2 và NaOH
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a. Na2CO3 + . . . . . . . . . . . .+ . . . . . 
b. .. . . . . . + SiO2 . . . . . . + . . . . . .
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 1,2,3,4 SGK
- Xem trước bài 31

File đính kèm:

  • docTiết 40 Bài 30 SILIC.doc