Bài giảng Tiết 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 1)

. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm

- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ nhóm.

- Dựa vào vị trí của nguyên tố. Suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39 - Bài 31: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .........................	Tiết: 39
Ngày dạy : ............................................................................................
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ nhóm.
- Dựa vào vị trí của nguyên tố. Suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại
2. Kỹ năng : 
- Học sinh biết dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi viết vị trí của nó trong bản tuần hoàn.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí, tính chất của nó.
3. Thái độ :
- Hứng thú học tập và ýêu thíc bộ môn	
II. Chuẩn bị:
- GV : Bảng HTTH lớn, ô nguyên tử, chu kỳ
- HS : Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định :
2. KTBC: 
	(?) Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố Si. Mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm, xi măng, thủy tinh.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
GV: Yêu cầu học sinh đọa thông tin trong SGK
(?) Các nguyên tố hóa học được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn.
HĐ 2: Tìm hiều về cấu tạo của bảng tuần hoàn
(?) Hãy quan sát bảng HTTH cho biết có những thanhf phần nào.
(?) Trong một ô nguyên tử cho ta biết những thông tin gì?
(?) Lấy ví dụ ô nguyên tố Fe
(?) Trong bảng tuần hoàn có mấy chu kỳ
GV: Lấy ví dụ
(?) Các nguyên tố có cùng chu kỳ có những đặc điểm như thế nào.
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng tuần hoàn để rõ kiến thức.
 (?) Quan sát bảng tuần hoàn cho biết nhóm và chu kỳ có gì khác nhau?
(?) Lấy ví dụ minh họa
* HĐ 3: Tìm hiểu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
(?) Quan sát bảng tuần hoàn hãy cho biết trong 1 chu kỳ có những biến đổi nào.
(?) Lấy ví dụ minh họa
(?) Trong cùng 1 nhóm, nguyên tố hóa học thay đổi như thế nào.
(?) Hãy mô tả trên bảng tuần hoàn.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tử: cho biết
- Số hiệu nguyên tử
- Ký hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối của nguyên tố
Suy ra: Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.
2. Chu kỳ:
- Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số thứ tự của chu kỳ bằng số eleectron
3. Nhóm:
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Thí dụ : SGK
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Trong 1 chu kỳ:
Từ đầu chu kỳ đến cuối chu kỳ :
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng từ 1 đến 8 electron.
- Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của nguyên tố tăng dần.
2. Trong một nhóm:
Số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tử tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
Ví dụ:
4. Củng cố :
	GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học và nhấn mạnh phần trọng tâm.
	(?) Nhóm và chu kỳ khác nhau như thế nào
	- GV: Yêu cầu học sinh .
5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài cũ, làm bài tập 1,2,3 trang 101 SGK đọc tiếp phần tiếp theo để hôm sau học
	- Chuẩn bị trước bảng hệ thống tuần hoàn
V. Rút kinh nghiệm :
.................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 39.doc
Giáo án liên quan