Bài giảng Tiết 30: Luyện tập: Tính chất hoá học của clo (tiết 2)

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - HS biết được phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 - Biết so sánh mức độ hoạt động của các phi kim.

2. Kĩ năng

 - Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK hoá học 9. để rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30: Luyện tập: Tính chất hoá học của clo (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/04/2012	 
Ngày dạy: 03/05/2012
Tiết30. Luyện tập: tính chất hoá học của clo (TIếT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
	- HS biết được phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
 - Biết so sánh mức độ hoạt động của các phi kim.
2. Kĩ năng
	- Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK hoá học 9... để rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo.
3. Giáo dục
	- Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn.
	- Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.
II. Chuẩn bị 
1. GV
	- Tranh vẽ: Hình 3.4. Sơ đồ về một số ứng dụng của clo.
	- Thí nghiệm bao gồm:
 + Dụng cụ: Bình điện phân (để điện phân dung dịch NaCl), giá sắt, đèn cồn, bình cầu có nhánh, ống dẫn khí, bình thuỷ tinh có nút để thu khí clo, cốc thuỷ tinh đựng dung dịch NaOH đặc để khử clo dư.
2. HS 
 - Đọc trước mục III, IV SGK
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?1. Nêu phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? Viết PTHH minh hoạ?
?2. Hãy so sánh tính phi kim của nguyên tố clo và lưu huỳnh?
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- Cho điểm HS làm bài tốt.
- Chốt lại kiến thức.
- HS1.
a) Phương pháp điều chế trong phòng TN
MnO2 + 4HCl -> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
b) Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp.
 đpdd
2NaCl + 2H2O à 2NaOH + Cl2 + H2
- HS2.
3Cl2 + 2Fe à 2FeCl3 (sắt hoá trị III)
S + Fe -> FeS (sắt hoá trị II)
- Vậy phi kim clo hoạt động hoá học mạnh hơn lưu huỳnh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Phương pháp điều chế khí clo
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để nhấn mạnh kiến thức về phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp và phòng TN.
- Điều chế khí clo trong phòng TN người ta còn sử dụng hoá chất nào khác?
- GV gợi ý có thể dùng thuốc tím để phản ứng với HCl?
- Viết PTHH?
- HS dựa vào phần kiểm tra bài cũ để rút ra kiến thức.
- Trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
2KMnO4 + 16HCl à 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1: Hãy viết PTHH khi cho khí clo phản ứng với các chất sau:
a). H2O
b) Dd NaOH
c) Dd Ca(OH)2
d) Al
- GV giúp đỡ các nhóm yếu.
- Kiểm tra kiến thức của các nhóm.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 2: Trong phòng thí nghiệm khi làm thí nghiệm sinh ra các chất khí độc hại: HCl; H2S; Cl2; SO2. dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất.
a) H2O
b) Dd HCl
d) Dd NaCl
d) Dd NaOH
- Giải thích và viết PTHH?
- GV gợi ý: chất phản ứng được với tất cả các khí trên là tốt nhất.
- Sản phẩm thuđược sau phản ứng phải là chất vô hại hay ít độc hại.
Kiểm tra kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 3
Cho 8,7 g MnO2 tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 0,5M, sau phản ứng sinh ra chất khí.
a) Viết PTHH
b) Tính V dd HCl
c) Tính V khí ở (đktc)
- GV yêu cầu HS đề xuất cách giải.
- Hướng dẫn HS từng bước hoàn thành nội dung bài.
- Chốt lại kiến thức.
- HS làm việc theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
a)
Cl2 + H2O HCl + HclO
b)
Cl2 + 2NaOH ->NaCl + NaClO + H2O
c) 
2Ca(OH)2 + 2Cl2 -> CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
d)
2Al + 3Cl2 à 2AlCl3
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung kiến thức.
* HS rút ra kiến thức:
- Sử dụng dd NaOH là tốt nhất vì sản phẩm thu được sau phản ứng là chất ít độc hại và khả năng hấp thụ khí độc là cao nhất.
Cl2 + 2NaOH ->NaCl + NaClO + H2O
HCl + NaOH à NaCl + H2O
H2S + 2NaOH à Na2S + 2H2O
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
Bài 3:
- HS đứng tại chỗ đề xuất cách giải.
- Lớp bổ sung.
- HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
Giải
a)
MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
b) 
Ta có: số mol MnO2 
nMnO2 = 8,7: 87 = 0,1 mol
Theo (1) nHCl = 2nMnO2 = 2. 0,1 = 0,2 mol
Vậy VHCl = 0,2: 0,5 = 0,4 (l) = 400 ml
c)
Theo (1) nCl2 = nMnO2 = 0,1 mol
-> VCl2 =0,2.22,4 = 2,24 (l)
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nêu TCHH của clo?
- Clo có ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất>
- Nêu PP điều chế khí clo?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 72-75 SBT.
- Ôn lại tính chất của phi kim
- So sánh mức độ hoạt động hoá học của phi kim S và O.

File đính kèm:

  • docTC 9.31.doc
Giáo án liên quan