Bài giảng Tiết: 29: Chương VI: Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime - Bài 1: Khái niệm chung

 - Phân biệt, hiểu được tính chất, ứng dụng, khái niệm và điều chế tơ.

 - Nắm được một số khái niệm cơ bản về HC cao phân tử, do nhiêu mắt xích liên kết với nhau, phân tử có cấu trúc mạch không phân nhánh, phân nhánh hoặc mạng không gian. Nắm vững tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của polime làm chất dẻo. Viết thành thạo phương trình phản ứng trùng hợp và trùng ngưng. Thành phần chất dẻo, cấu tạo và điều chế 1 số polime làm chất dẻo.

II. CHUẨN BỊ

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 29: Chương VI: Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime - Bài 1: Khái niệm chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 
Tiết: 29 CHƯƠNG VI HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ VÀ VẬT LIỆU POLIME.
BÀI 1 KHÁI NIỆM CHUNG 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
	- Phân biệt, hiểu được tính chất, ứng dụng, khái niệm và điều chế tơ.
	- Nắm được một số khái niệm cơ bản về HC cao phân tử, do nhiêu mắt xích liên kết với nhau, phân tử có cấu trúc mạch không phân nhánh, phân nhánh hoặc mạng không gian. Nắm vững tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của polime làm chất dẻo. Viết thành thạo phương trình phản ứng trùng hợp và trùng ngưng. Thành phần chất dẻo, cấu tạo và điều chế 1 số polime làm chất dẻo.
II. CHUẨN BỊ 
	GV : Giáo án, sách giáo khoa.
	HS : Xem bài trước.
	PP : Diễn giảng, đàm thoại, gợi mở, phân tích.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
	1. Ổn định lớp : Điểm danh.
	2. Kiểm tra bài cũ : 
	HS : Trạng thái tự nhiên, thành phần nguyên tố, cấu tạo, tính chất của protit. Điểm khác nhau cơ bản nhất về thành phần nguyên tố của protit so với gluxit và lipit.
 3. Bài mới
Nội dung giảng dạy
Hoạt động thầy và trò
A. KHÁI NIỆM CHUNG
I. ĐỊNH NGHĨA : Những hợp chất có M lớn (hàng ngàn à triệu đvc) do nhiều mắt xích liên kết với nhau được gọi là hợp chất cao phân tử hay polime.
Vd : Cao su Buna, tinh bột, xenlulô.
II. CẤU TRÚC POLIME 
Polime thiên nhiên và tổng hợp có 3 dạng cấu trúc.
- Dạng mạch thẳng : PE, Xenlulozơ.
- Dạng mạch nhánh : PVC, amylo pectin.
- Dạng không gian : Nhựa Bakêlit.
III. TÍNH CHẤT CỦA POLIME
	1. Tính chất vật lý 
Polime không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy không xác định, khó hoà tan trong dung môi hữu cơ và vô cơ. Polime mạch thẳng có tính đàn hồi, mềm mại, dai. Polime có cấu trúc không gian có tính bền cơ học cao, chịu ma sát, 1 số polime cách nhiệt và điện.
	2. Tính chất hoá học
Những polime có liên kết đôi dễ tham gian phản ứng cộng, 1 số polime không bền với axit, bazơ do nhóm peptit.
IV. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP POLIME
	1. Trùng hợp : Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ tạo thành phân tử lớn. (Hợp chất phải có liên kết=).
Vd : nCH2=CH2(-CH2-CH2-)n
	2. Trùng ngừng : Monome phải có từ 2 nhóm chức trở lên quá trình nhiều phân tử nhỏ liên kết vơi nhau tạo thành phân tử lớn đồng thời giải phóng những phân tử H2O.
VD : nH2N – CH2 – COOH 
(-NH-CH2 – CO - )2 + nH2O
- GV kết hợp đàm thoại và diễn giảng để củng cố, bổ sung kiến thức cơ bản về polime như cấu trúc, tính chất, quan hệ giữa cấu trúc với tính chất, phương trình phản ứng điều chế và điều kiện cấu tạo các polime.
- GV cho học sinh biết : trong các phản ứng tổng hợp, chỉ có liên kết p của monome (loại monome có liên kết kép) bị đứt và thường đứt ở giữa liên kết khi dùng xúc tác thích hợp và đun nóng.
- GV gợi ý để học sinh tái hiện lại kiến thức và yêu cầu viết phương trình phản ứng điều chế polime.
- GV yêu cầu học sinh hiểu và viết được CTCT như SGK.
4. Củng cố: củng cố toàn bài
 5. Dặn dò : Về nhà làm bài tập SGK.
	 Chuẩn bị bài mới : chuẩn bị bài 2. Chất dẻo

File đính kèm:

  • doctiet 29- bai1c6.doc
Giáo án liên quan