Bài giảng Tiết 26 - Tuần 14 - Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Kiến thức

Biết được:

-Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.

Kĩ năng

-So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.

-Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 26 - Tuần 14 - Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các đồ vật đó dựa trên tính chất vật lí nào của kim loại?
3.Tính chất hoá học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại có những tính chất đó ?
4.Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thuỷ ngân?
A.Bột sắt	B.Bột lưu huỳnh	C.Bột than	D.Nước
 5.Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy giới thiệu phương pháp hoá học đơn giản để có thể loại được tạp chất. Giải thích việc làm và viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn.
VI.DẶN DÒ
1.Bài tập về nhà: 2, 3, 4, 5 trang 88-89 (SGK).
2.Xem trước nội dung DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
TVT, ngày tháng năm 
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Tiết 28, Tuần 15.	Bài 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức
Hiểu được:
-Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
-Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
-Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
Kĩ năng 
-Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
-Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
 ·Trọng tâm
- Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trưng của kim loại 
- Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó
II.CHUẨN BỊ: Hệ thống câu hỏi và bảng dãy điện hóa của kim loại
III.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành các PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng sau: Cu + dd AgNO3; Fe + CuSO4. Cho biết vai trò của các chất trong phản ứng.
 2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV thông báo về cặp oxi hoá – khử của kim loại: Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo thành cặp oxi hoá – khử của kim loại.
v GV ?: Cách viết các cặp oxi hoá – khử của kim loại có điểm gì giống nhau ?
III – ĐÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 
1. Cặp oxi hoá – khử của kim loại 
Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá – khử của kim loại.
Thí dụ: Cặp oxi hoá – khử Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe
Hoạt động 2
v GV lưu ý HS trước khi so sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag là phản ứng 
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag chỉ xảy ra theo 1 chiều.
v GV dẫn dắt HS so sánh để có được kết quả như bên.
2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá – khử
Thí dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag.
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
Kết luận: Tính khử: Cu > Ag
 Tính oxi hoá: Ag+ > Cu2+
Hoạt động 3: GV giới thiệu dãy điện hoá của kim loại và lưu ý HS đây là dãy chứa những cặp oxi hoá – khử thông dụng, ngoài những cặp oxi hoá – khử này ra vẫn còn có những cặp khác.
3. Dãy điện hoá của kim loại 
Hoạt động 4: 
v GV giới thiệu ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại và quy tắc .
v HS vận dụng quy tắc để xét chiều của phản ứng oxi hoá – khử.
4. Ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại 
Dự đoán chiều của phản ứng oxi hoá – khử theo quy tắc a: Phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Thí dụ: Phản ứng giữa hai cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu.
Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu
Tổng quát: Giả sử có 2 cặp oxi hoá – khử Xx+/X và Yy+/Y (cặp Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y).
Phương trình phản ứng: 
Yy+ + X ® Xx+ + Y
V.CỦNG CỐ
 1.Dựa vào dãy điện hoá của kim loại hãy cho biết:
	- Kim loại nào dễ bị oxi hoá nhất ?
	- Kim loại nào có tính khử yếu nhất ?
	- Ion kim loại nào có tính oxi hoá mạnh nhất.
	- Ion kim loại nào khó bị khử nhất.
 2. 
 a)Hãy cho biết vị trí của cặp Mn2+/Mn trong dãy điện hoá. Biết rằng ion H+ oxi hoá được Mn. Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng.
 b)Có thể dự đoán được điều gì xảy ra khi nhúng là Mn vào các dung dịch muối: AgNO3, MnSO4, CuSO4. Nếu có, hãy viết phương trình ion rút gọn của phản ứng.
 3.So sánh tính chất của các cặp oxi hoá – khử sau: Cu2+/Cu và Ag+/Ag; Sn2+/Sn và Fe2+/Fe.
 4.Kim loại đồng có tan được trong dung dịch FeCl3 hay không, biết trong dãy điện hoá cặp Cu2+/Cu đứng trước cặp Fe3+/Fe. Nếu có, viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng.
 5.Hãy sắp xếp theo chiều giảm tính khử và chiều tăng tính oxi hoá của các nguyên tử và ion trong hai trường hợp sau đây:
a) Fe, Fe2+, Fe3+, Zn, Zn2+, Ni, Ni2+, H, H+, Hg, Hg2+, Ag, Ag+
b) Cl, Cl-, Br, Br-, F, F-, I, I-.
VI.DẶN DÒ
 1.Bài tập về nhà: 6,7 trang 89 (SGK).
 2.Xem trước bài HỢP KIM
TVT, ngày tháng năm 
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
TIẾT *2-Tuần 15.
LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA
I-MỤC TIÊU TIẾT LUYỆN TẬP:
-Củng cố tính chất hóa học của kim loại, viết các pthh minh họa cho các tính chất đó.
-Rèn luyện kĩ năng giải bài tập có liên quan.
II-CHUẨN BỊ:
-GV: Các câu hỏi và bài tập có liên quan.
-HS: Ôn tập kiến thức bài 17 và bài 18.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: Đàm thoại tái hiện, hoạt động nhóm và cá nhân.
IV-NỘI DUNG BÀI TẬP:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
·GV hướng dẫn.
·HS giải bài tập.
BÀI 1
Cho bột sắt đến dư vào dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4 và khuấy đều, lọc bỏ phần chất rắn không tan, ta thu được dd FeSO4 tinh khiết.
Pthh: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
Pt ion thu gọn:
Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu.
BÀI 2
Sắt kim loại có phản ứng với các dung dịch CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3.
·HS viết các pthh và cho biết vai trò của các chất.
BÀI 3
Pthh: 2M + 3Cl2 2MCl3
Dựa vào pthh, HS lập tỉ lệ tìm số mol của M, xác định tên kim loại.
BÀI 4, BÀI 5
·GV hướng dẫn.
·HS giải bài tập.
BÀI 1: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Bằng phương pháp hóa học đơn giản nào có thể loại bỏ tạp chất? Viết pthh dạng phân tử và ion thu gọn của phản ứng đã dùng.
BÀI 2: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết pthh dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
BÀI 3: Đốt cháy hết 1,08 gam một kim loại hóa trị III trong khí clo thu được 5,34 gam muối clorua của kim loại đó. Xác định kim loại.
BÀI 4: Hòa tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đktc).
Tính phần trăn khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.
BÀI 5: Cho 8,85 gam hỗn hợp Mg, Cu và Zn vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần chất rắn không tan trong axit được rửa sạch rồi đốt cháy trong oxi tạo ra 4 gam chất bột màu đen.
Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.
V-DẶN DÒ: HS về nhà chuẩn bị bài 19: Hợp Kim.
Trần Văn Thời, ngày tháng  năm 
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Tiết 29, Tuần 16.	Bài 19: HỢP KIM
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức
Biết được: Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy...), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyra).
Kĩ năng 
-Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
-Xác định % kim loại trong hợp kim.
·Trọng tâm: Khái niệm và ứng dụng của hợp kim 
II.CHUẨN BỊ: GV sưu tầm một số hợp kim như gang, thép, đuyra cho HS quan sát.
III.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: Hãy sắp xếp theo chiều giảm tính khử và chiều tăng tính oxi hoá của các nguyên tử và ion trong hai trường hợp sau đây:
Fe, Fe2+, Fe3+, Zn, Zn2+, Cu, Cu2+, H, H+, Ag, Ag+
 2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v HS nghiên cứu SGK để biết khái niệm về hợp kim.
I – KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Thí dụ: 
- Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khac. 
- Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.
Hoạt động 2
v Hs trả lời các câu hỏi sau:
 - Vì sao hợp kim dẫn điện và nhiệt kém các kim loại thành phần ?
 - Vì sao các hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần ?
 - Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần ?
II – TÍNH CHẤT
Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.
v Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim. 
Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn
 - Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng 
Zn + 2NaOH ® Na2ZnO2 + H2
 - Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng 
Cu + 2H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
Zn + 2H2SO4 ® ZnSO4 + SO2 + 2H2O
v Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất. 
Thí dụ:
 - Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),
 - Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,
 - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,
 - Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.
Hoạt động 3
v HS nghiên cứu SGK và tìm những thí dụ thực tế về ứng dụng của hợp kim.
v GV bổ sung thêm một số ứng dụng khác của các hợp kim.
III – ỨNG DỤNG
 - Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,
 - Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.
 - Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,
 - Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.
V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1.Bài tập về nhà: 1 ® 4 trang 91 (SGK).
2.Xem trước bài ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
TVT, ngày tháng năm .......
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
TIẾT 30 – TUẦN 16	BÀI 20: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (TIẾT 1)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Hiểu được:
-Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.
-Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
Kĩ năng 
- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
- Sử dụng và bảo quản 

File đính kèm:

  • docCHUONG 5HOA 12.doc
Giáo án liên quan