Bài giảng Tiết 25: Tìm hiểu tính chất hoá học một số hợp chất của sắt

. Kiến thức

- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản của kim loại và mở rộng với một số tính chất hoá học về hiđroxit và hợp chất muối của sắt.

- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học liên quan đến sắt và hợp chất của sắt.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.

3. Giáo dục

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25: Tìm hiểu tính chất hoá học một số hợp chất của sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/03/2012
Ngày dạy: 27/03/2012
Tiết 25. Tìm hiểu tính chất hoá học một số hợp chất của sắt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản của kim loại và mở rộng với một số tính chất hoá học về hiđroxit và hợp chất muối của sắt. 
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học liên quan đến sắt và hợp chất của sắt.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.
3. Giáo dục
	- Giáo dục ý thức bảo vệ sắt và hợp kim của sắt chống lại sự ăn mòn.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, PHT.
 2. Học sinh:
- HS ôn tập lại các kiến thức Về TCHH của kim loại và hợp chất của kim loại.
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của sắt (II) hiđroxit
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nhớ lại TCHH của bazơ.
- Nêu TCHH của Fe(OH)2?
- Fe(OH)2 thuộc nhóm bazơ nào? tính chất hoá học của bazơ thuộc loại đó?
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ viết PT.
- GV nhấn mạnh: vì sao trong sản xuất nước sạch phải oxi hoá sắt (II) về sắt (III)?
- GV chốt lại kiến thức.
- Tái hiện lại kiến thức.
- Nêu TCHH của Fe(OH)2.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
- Tính chất hoá học:
a) Tác dụng với axit
Fe(OH)2 + 2HCl -> FeCl2 + 2H2O
b) Bị phân huỷ bởi nhiệt độ
Fe(OH)2 FeO + H2O
c) Bị oxi hoá thành sắt (III) hiđroxit
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 -> 4Fe(OH)3
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hoá học của muối sắt (II)
- Em hãy nêu một số muối sắt (II) mà em biết?
- GV nhấn mạnh chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số muối cụ thề: FeCl2; FeSO4; Fe(NO3)3. Đặc biệt là FeCl2.
- Nêu TCHH của muối đặc biệt là muối sắt (II)?
- Yêu cầu đúng tại chỗ viết PTHH.
- GV chú ý cho HS cách làm cho sắt (II) về sắt (III). Đây là phản ứng đặ biệt cần ghi nhớ.
- Chốt lại kiến thức.
- Nêu một số muối đã học. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tái hiện kiến thức cũ đã học.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
a) Tác dụng với muối 
FeCl2 + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2AgCl
b) Tác dụng với kiềm
FeCl2 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + 2NaCl
c) Tác dụng với kim loại
FeSO4 + Zn -> ZnSO4 + Fe
d) Tác dụng với khí clo
2FeCl2 + Cl2 -> 2FeCl3
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hoá học của muối sắt (III)
- Nêu một số muối sắt III mà em đã được nghiên cứu?
- GV giới thiệu: chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu muối sắt III clorua.
- Dựa vào TCHH của muối sắt II hãy nêu TCHH của muối sắt III?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và viết PTHH.
- GV phải chú ý cho HS kim loại đứng sau Fe trong dãy HĐHH vẫn tác dụng được với muối sắt III nhưng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối.
- Chốt lại kiến thức.
- Nêu một số VD.
- Lớp bổ sung.
- Nêu TCHH của muối sắt III.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
a) Tác dụng với muối 
FeCl3 + 3AgNO3 -> Fe(NO3)3 + 3AgCl
b) Tác dụng với kiềm
FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3 + 3NaCl
c) Tác dụng với kim loại
2FeCl3 + Cu -> CuCl2 + 2FeCl2
3Zn + 2FeCl3 -> 3ZnCl2 + 2Fe
4. Củng cố
- Nêu nội dung chính của bài học.
- Nêu TCHH của sắt II hiđroxit?
- Nêu TCHH của sắt III hiđroxit?
- Khi học về hợp chất của sắt cần chú ý gì?
- Chốt lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Đọc trước bài " Bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn"
 - Bài tập về nhà:
 + Hoàn thành dãy chuyển đổi sau, viết PTHH.
 FeCl2 -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe(NO3)3 -> Fe(NO3)2
 Fe
 FeCl3 -> FeCl2 -> Fe(NO3)2 -> Fe(OH)2 -> FeO -> Fe
- Dựa vào phần II, III bài học để hoàn thành các phương trình.

File đính kèm:

  • docTC 9.30.doc