Bài giảng Tiết : 22 - Bài 14 : Vật liệu polime (tiếp)

, Về kiến thức : Biết được : Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của :

 Cao su, keo dán tổng hợp.

 2, Về kĩ năng :

 - Viết các PTHH cụ thể điều chế một số cao su, keo dán thông dụng.

 - Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.

 - Giải các vật bài tập về vật liệu polime.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 22 - Bài 14 : Vật liệu polime (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
29/10/2010
12A
12B
Tiết : 22
Bài 14 : VẬT LIỆU POLIME
(Tiếp)
I. MỤC TIÊU 
 1, Về kiến thức : Biết được : Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của :
 Cao su, keo dán tổng hợp. 
 2, Về kĩ năng : 
 - Viết các PTHH cụ thể điều chế một số cao su, keo dán thông dụng.
 - Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
 - Giải các vật bài tập về vật liệu polime.
 3, Về thái độ : 
 - Có ý thức sử dụng, bảo quản, sử lí phế liệu hợp lí, có hiệu quả
 - Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, tranh ảnh đồ vật làm bằng 
 polime, mẫu vật polime, máy tính, máy chiếu
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : - Chất dẻo là gì ? Nêu một số polỉe thường được dùng làm chất 
 dẻo ? Viết ptpu đ.chế nhựa thuỷ tinh hữu cơ từ metyl metacrylat ?
 - Làm bài tập 4 SGK trang 72.
 2, Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Cao su
GV : Cho HS đọc SGK và quan sát sợi dây sao su làm mẫu của GV, cho biết : 
- Định nghĩa cao su, tính đàn hồi 
- Phân loại cao su.
HS : Ng/c và trả lời 
HS : Khác nhận xét, bổ sung 
GV : Kết luận
Hoạt động 2 : Cao su thiên nhiên
GV : Cho HS ng/c SGK nêu :
- Cấu trúc phân tử
- Tính chất
- Ứng dụng của sao su thiên nhiên.
HS : Ng/c SGK và trả lời
HS : Khác nhận xét bổ sung
GV : Kết luận
 GV : Liên hệ : Nước ta do điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận tiện cho việc trồng cây sao su, cây công nghiệp có giá trị cao và đã trồng nhiều ở miền nam 
Hoạt động 3 : Cao su tổng hợp
- Định nghĩa của cao su tổng hợp
- Viết ptpu tổng hợp cao su buna, cao su buna – S và cao su buna – N và cho biết đặcđiểm của loại cao su này.
HS : Ng/c SGK và trả lời từng câu hỏ của GV
HS : Khác nhận xét, bổ sung
GV : Kết luận 
Hoạt động 4 : Keo dán tổng hợp
GV : Cho HS ng/c SGK cho biết : 
- Định nghĩa keo dán
- Bản chất của keo dán.
HS : Ng/c SGK và trả lời
GV : Kết luận
Hoạt động 5 : Một số loại keo dán 
 thông dụng
GV : Cho HS ng/c SGK và liên hệ thực tế cho biết :
- Định nghĩa nhựa vá xăm 
- Cách dùng nó.
HS : Trả lời 
GV Kết luận
GV : Y/c HS nêu : 
- Đặc điểm cấu tạo của keo dán epoxi
HS : Ng/c và trả lời
GV : Y/c HS ng/c SGK, sau đó viết PTHH của phản ứng tổng hợp keo dán ure-fomađehit và nêu đặc điểm của loại keo dán này. 
HS : Ng/c và trả lời 
GV : Kết luận
III. CAO SU
 1, Khái niệm 
- KN : Cao su là vật liệu có tính đàn hồi.
- Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực t/d bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi t/d
 2, Phân loại : Có hai loại cao su : 
- Cao su thiên nhiên 
- Cao su tổng hợp.
 a) Cao su thiên nhiên
- Cấu tạo : 
→ Cao su thiên nhiên là polime của isopren :
- Tính chất và ứng dụng
 + Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton,nhưng tan trong xăng, benzen.
 + Cao su thiên nhiên tham gia được phản ứng cộng (H2, HCl, Cl2,) do trong phân tử có chứa liên kết đôi. Tác dụng được với lưu huỳnh cho cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó hoà tan trong các dung môi hơn so với cao su thường.
 - Bản chất của quá trình lưu hoá cao su (đun nóng ở 1500C hỗn hợp cao su và lưu huỳnh với tỉ lệ khoảng 97:3 về khối lượng) là tạo cầu nối −S−S− giữa các mạch cao su tạo thành mạng lưới.
 b) Cao su tổng hợp 
- Là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên
- Thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
* Cao su buna
Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
* Cao su buna-S 
Cao su buna – S có tính đàn hồi cao
* Cao su buna – N
Cao su buna – N có tính chống dầu khá cao
IV. KEO DÁN TỔNG HỢP
 1, Khái niệm 
- KN : Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.
- Bản chất của keo dán là có thể tạo màng hết sức mỏng, bền chắc giữa hai mảnh vật liệu
 2. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng
 a) Nhựa vá săm
 - ĐN : Là dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ.
- Cách dùng : Khi dùng phải làm sạch chỗ dán, để bôi nhựa vào và để cho dung môi bay đi, sau đó dán lại
 b) Keo dán epoxi
- Làm từ polime có chứa nhóm epoxi
- Khi dùng cần thêm chất đóng rắn để tạo polime mạng lưới, rắn lại có độ bền, độ kết dính cao.
- Dùng để dán các vật liệu kim loại, gỗ, thuỷ tinh, chất dẻo trong công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, xây dựng và trong đời sống
c) Keo dán ure-fomanđehit
- Sản xuất từ poli(ure-fomanđehit)
- Khi dùng keo ure-fomanđehit phải thêm chất đóng rắn loại axit để tạo polime mạng lưới, rắn lại, bền với dầu mỡ và một số dung môi thông dụng.
- Dùng để dán các vật liệu gỗ, chất dẻo. 
 3, Củng cố, luyện tập : - Nêu nội dung chính của bài.
 1. Kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng ?
 A. Cao su là những polime có tính đàn hồi. C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
 B. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
 2. Tơ tằm và nilon-6,6 đều
 A. có cùng phân tử khối.	B. thuộc loại tơ tổng hợp.
 C. thuộc loại tơ thiện nhiên. D. chứa các loại nguyên tố giống nhau trong phân tử.
 - Thảo luận nhóm bài tập 6 trong SGK 73
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học thuộc lí thuyết
 - Làm các bài tập : 4.27 SBT
 - Chuẩn bị tiêp bài : Luyện tập : Polime và vật liệu polime.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
...................
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docT22.doc