Bài giảng Tiết 20: Luyện tập tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng (tiếp theo)

 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Củng cố, ôn tập tính chất hóa học của nitơ, photpho, amoniac, muối amoni, axit nitric và muối nitrat, axit photphoric và muối photphat.

- So sánh tính chất của đơn chất và một số hợp chất của nitơ và photpho.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết pthh dạng phân tử và ion thu gọn chứng minh TCHH của các đơn chất cũng như hợp chất tạo nên từ các đơn chất nói trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Luyện tập tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20
 Ngày soạn:24/10/2008
 LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Củng cố, ôn tập tính chất hóa học của nitơ, photpho, amoniac, muối amoni, axit nitric và muối nitrat, axit photphoric và muối photphat.
- So sánh tính chất của đơn chất và một số hợp chất của nitơ và photpho.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết pthh dạng phân tử và ion thu gọn chứng minh TCHH của các đơn chất cũng như hợp chất tạo nên từ các đơn chất nói trên.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BTTL liên quan đến các đơn chất và hợp chất của nitơ và photpho.
 3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học và qua đó tạo lòng đam mê khoa học bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại tái hiên, thực hành giải bài tập.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ (có nội dung các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học).
 2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức cơ bản của chương II về TCHH, cách điều chế và nhận biết hóa chất. Làm trước các dạng bài tập liên quan đến bài luyện tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
11B3
11B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút)
Để củng cố kiến thức cơ bản của chương II và vận dụng các kiến thức đó vào việc giải các dạng bài tập liên quan . Hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10 phút)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo gợi ý câu hỏi:
1. Cách điều chế N2, NH3, muối amoni.
2. Nhận ra sự có mặt các ion: NO3-, NH4+, PO43-, Cl-, SO42-,
3. Cách điều chế, đánh giá và tác dụng của một số loại phân bón hóa học: Đạm, lân , kali.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày.
Nhóm HS khác nhận xét và bổ sung nếu cần.
GV: Tiếp thu ý kiến các nhóm và chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận và vận dụng vào giải quyết các dạng bài tập liên quan.
Hoạt động 2: ( 26 phút)
GV: Đưa các dạng bài tập lên bảng phụ hoặc phiếu học tập và phát bảng nhóm cho từng nhóm HS và yêu cầu:
 ? Thảo luận pp giải cho từng dạng bài.
 ? Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm
Phiếu học tập 1:
Dạng 1: Điều chế .
Từ H2, Cl2, N2 và các hóa chất cần thiết, hãy viết các PTHH điều chế phân đạm amoni clorua ?
Từ không khí, hơi nước và các dụng cụ cần thiết, điều kiện có đủ hãy viết PTHH điều chế đạm hai lá (NH4NO3) ?
Phiếu học tập 2:
Dạng 2: Lập phương trình phản ứng.
a) K3PO4 + Ba(NO3)2 
b) Na3PO4 + CaCl2 
c) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 
d) (NH4)3PO4 + ba(OH)2 
Phiếu học tập 3:
Dạng 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng.
* Bài tập: 5b/62(sgk)
* Sơ đồ sau: 
 Ca3(PO4)2 P P2O5
 Na2HPO4 NaH2PO4H3PO4
Na3PO4
Phiếu học tập 4:
Dạng 4: Bài toán hóa học
1. Bài tập 4 (sgk) trang 58
2. Bài tập 8, 9 (Sgk) trang 62.
 - Thảo luận pp giải cho từng dạng bài.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm.
HS: Tiến hành làm theo hướng dẫn của GV. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và chấm điểm cho một số nhóm HS làm tốt.
HS: Bổ sung những thông tin cần thiết cho mỗi bài vào vở bài tập.
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
1. Cách điều chế N2, NH3, muối amoni.
2. Nhận ra sự có mặt các ion: NO3-, NH4+, PO43-, Cl-, SO42-,
3. Cách điều chế, đánh giá và tác dụng của một số loại phân bón hóa học: Đạm, lân , kali.
II. BÀI TẬP:
Dạng 1: Điều chế .
Từ H2, Cl2, N2 và các hóa chất cần thiết, hãy viết các PTHH điều chế phân đạm amoni clorua ?
Từ không khí, hơi nước và các dụng cụ cần thiết, điều kiện có đủ hãy viết PTHH điều chế đạm hai lá (NH4NO3) ?
HS: Lên bảng làm.
Dạng 2: Lập phương trình phản ứng.
* Bài tập 3b/61 (sgk)
* Viết pt phân tử và ion thu gọn của các pứ sau:
a) K3PO4 + Ba(NO3)2 
b) Na3PO4 + CaCl2 
c) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 
d) (NH4)3PO4 + ba(OH)2 
HS: Lên bảng làm.
Dạng 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng.
* Bài tập: 5b/62(sgk)
* Sơ đồ sau: 
 Ca3(PO4)2 P P2O5
 Na2HPO4 NaH2PO4H3PO4
Na3PO4
HS: Lên bảng làm.
Dạng 4: Bài toán hóa học
1. Bài tập 4 (sgk) trang 58
HD: 
- Viết và cân bằng 2 pthh.
- Gọi x, y lần lượt là số mol mỗi của H3PO4tham gia phản ứng, lập hệ pt rồi giải.
- Tìm m muối amophot.
2. Bài tập 8, 9 (Sgk) trang 62.
* Bài tập 8/62:
HD: 
- Viết 1 pthh và cân bằng.
- Tìm số mol của P2O5 rồi suy ra số mol của H3PO4 tạo ra.
m (dds) = 6 + (25x1,03) = 31,5 (g)
Tổng m(ct) = 9,83 (g)
Vậy C% = 30,94%
* Bài tập 9/62:
HD: 
10 ha cần 60x10 = 600(kg)
- Trong 80 (kg) NH4NO3 có 28(kg) N
- Trong 100kg phân đạm có 97,5 (kg) NH4NO3 có 34,1(kg) N.
Vậy để có 600(kg) N cần:
(600x100):34,1 = 1,76.103 (kg)
HS: Hoàn thành vào bảng nhóm.
4. Củng cố: (5 phút)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm các BT sau: 
Câu 1: Một nguyên tố R có cấu hình e: 1s2 2s2 2p3 . Công thức hợp chất khí với H2 và công thức ôxit cao nhất của R là:
A. RH2; RO B. RH3; R2O3 	 C. RH3; R2O5	 D. RH4; RO2 
Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai khí CO2 và N2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 18. Vậy thành phần % theo thể tích của hỗn hợp là:
A. 50% và 50% 	B. 30% và 70% 	
C. 35% và 65% 	D. Kết quả khác. 
(HS có thể dùng sơ đồ chéo để giải bài tập 2)
HS: Thảo luận nhóm, đại diện HS trình bày trước lớp, nhóm HS nhận xét và bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và chấm điểm cho từng nhóm HS
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của chương II theo hướng dẫn ôn tập của GV.
- BTVN: 2.52; 2.53 sbt trang 20.
- Chuẩn bị bài: Bài thực hành 2:
“ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITƠ VÀ PHOTPHO” 
+ Nội dụng, cách tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3,(a,b).
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một chậu nước sạch và viết tường trình thí nghiệm theo mẫu.

File đính kèm:

  • doch11tiet20.doc