Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 49 - Bài 29: Oxi - Ozon

A . Mục tiêu bài học:

 I. Về kiến thức:

HS biết:

 - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, trong đó ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

 - Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.

- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.

HS hiểu:

- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.

- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

HS vận dụng:

 Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng, các vấn đề có liên quan và giải bài tập sgk và bài tập có liên quan.

 II. Về kĩ năng:

 - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

 - Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.

 - Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 49 - Bài 29: Oxi - Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC
Tiết 49 Bài 29: OXI - OZON
 (LỚP 10CB)
GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH 
 SVTT: NGUYỄN THÀNH QUI 
A . Mục tiêu bài học:
 I. Về kiến thức:
HS biết:
 - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, trong đó ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
 - Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.
- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
HS hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
HS vận dụng: 
 Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng, các vấn đề có liên quan và giải bài tập sgk và bài tập có liên quan..
 II. Về kĩ năng:
 - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế...
 - Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.
 - Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan
 III. Về tư duy:
 Rèn luyện tư duy linh hoạt, trừu tượng và khái quát các kiến thức ở học sinh.
 IV.Yêu cầu thái độ, tình cảm:
 Có thái độ nghiên túc, hăng say trong học tập ,hăng hái phát biểu ý kiến.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 - HS: Ôn lại bài cũ và xem bài mới.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:1 phút
Tiến trình bài mới:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung
5
Phút
1
phút
15 phút
1
Phút
5 phút
7
phút
7
phút
1
phút
Hoạt động1a: Vị trí và cấu tạo
- GV cho HS dùng bảng hệ thống tuần hoàn xác định vị trí cùa oxi, yêu cầu học sinh viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, công thức electron và công thức cấu tạo của oxi.
Hoạt động2a: Tính chất vật lý
- GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và tự ghi chép.
Hoạt động3a: Tính chất hóa học
- GV giảng giải cho học sinh về tính chất của oxi và GV đặt vấn đề tính chất hóa học cơ bản của oxi là gì?
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố.
- GV viết phương trình phản ứng và yêu cầu hoc sinh xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- GV yêu cầu hai HS viết phương trình oxi tác dụng với hợp chất vô cơ và hữu cơ và GV xác định số oxi hóa của hợp chất hữu cơ cho học sịnh.
Hoạt động 4a: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS xem sgk và ghi chép lại.
Hoạt động5a: Điều chế
- GV yêu cầu HS xem sgk và rút ra các phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp.
Hoạt động 1b: Tính chất của ozon
- GV giới thiệu cho HS biết về tính chất hóa học cơ bản của ozon và cũng có tính chất tương tự như oxi, ozon có tính oxi hóa mạnh hơn cả oxi. Nêu lên nguyên nhân của tính oxi hóa mạnh đó.
Hoạt động 2b: ozon trong tự nhiên
- GV cầu HS tham khảo sgk và giới thiệu cho hs sự tạo thành ozon trong khí quyển và nêu lên vai trò quan trọng của tầng ozon đối với con nguời và sinh vật.
Hoạt động 3b: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS tham khảo sgk và ghi vào tập
 Hoạt động1a: Vị trí và cấu tạo
- HS tham khảo bảng hệ thống tuần hoàn và xác định vị trí của nguyên tử oxi trong bảng HTTH và trả lời yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động2a: Tính chất vật lý
- HS tham khảo SGK và tự ghi chép vào vở bài học.
Hoạt động3a: Tính chất hóa học
- HS tham khảo sgk ,quan sát ,lắng nghe và ghi chép, trả lời câu hỏi của GV.
- HS viết phương trình hóa học, ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố. 
- HS xác định số oxi hóa và ghi chép.
- HS viết phương trình và xác định số oxi hóa của các nguyên tố và ghi chép lại số oxi hóa mà giáo viên đã xác định.
Hoạt động 4a: Ứng dụng
- HS tham khảo sgk và ghi chép bài.
Hoạt động5a: Điều chế
- HS nghiên cứu sgk và rút ra 2 phương pháp điều chế trong công nghiệp.
Hoạt động 1b: Tính chất của ozon
- HS quan sát sgk, lắng nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
Hoạt động 2b: ozon trong tự nhiên
- HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 3b: Ứng dụng
- HS tham khảo sgk và ghi chép bài.
A. OXI
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
- Kí hiệu: O, M = 16 đvc
- Nguyên tử oxi có Z=8, thuộc nhóm VIA, chu kì 2 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4
- Ở điều kiện thường phân tử oxi gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có CTCT O=O.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 
 (SGK)
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Trong pưhh nguyên tử oxi dể dàng nhận 2e- . Độ âm điện của nó lớn (3,44, chỉ kém flo 3,98) nên oxi có tính oxi hóa mạnh và trong tất của các dạng hợp chất, trừ hợp chất với flo, oxi đều thể hiện số oxi hoá -2.
1. Tác dụng với kim loại
Oxi tác dụng với hầu hết kim loại ( trừ Au, Pt)
Ví dụ:
 0 0 +2 -2
2Mg + O2 2MgO
0 0 +8\3 -2
3Fe + 2O2 Fe3O4
2. Tác dụng với phi kim
Oxi tác dụng hầu hết các phi kim ( trừ halogen)
Ví dụ:
 0 0 +4 -2
C + O2 CO2 
0 0 +4 -2
S + O2 SO2
3. Tác dụng với các hợp chất
a. Vô cơ
Ví dụ: 
+2 -2 0 +4 -2
CO + O2 CO2
b. Hợp chất hữu cơ
Ví dụ:
-2 0 +4 -2 -2
C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O
IV. ỨNG DỤNG ( SGK)
V. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Oxi được điều chế từ KClO3, KMnO4...
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2. Trong công nghiệp
- Chưng cất phân đoạn không khí lỏng→ oxi( phương pháp vật lý)
Điện phân
- Từ nước: phương pháp hóahọc 
2H2O 2H2 + O2
B. OZON
I. TÍNH CHẤT 
- Tính chất vật lý:(sgk)
- Phân tử ozon gồm 3 nguyên tử oxi O3. Ozon là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi, bởi vì:
O3 → O2 + O
- Ozon oxi hóa hầu hết các chất (trừ Au, Pt) , nhiều phi kim và nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ. Ozon oxi hóa được Ag ở điều kiện thường ,còn oxi thì không→ đây là phương trình phản ứng phân biệt oxi và ozon.
Ví dụ:
2Ag + O3 → Ag2O + O2 
Ngoài ra O3 còn oxi hóa I- trong dung dịch thành I2 còn O2 thì không.
-1 0 0 -2 0
2KI + O3 + H2O →I2 +2KOH + O2
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN
- Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện (tia chóp). Trên mặt đất ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
Tia tử ngoại
- Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao cách mặt đất 20 đến 30 km. Tầng ozon được hình thành là do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các nguyên tử oxi thành ozon.
3O2 2O3
- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí bảo vệ con người và sinh vật trên trái đất.
III. ỨNG DỤNG (SGK)
Hoạt động 4b: Củng cố bài :2(phút)
Câu hỏi củng cố: Ozon và oxi có tính chất hóa học gì giống và khác nhau? Lấy thí dụ minh họa.
G. Nhận xét của GVHD:
	 Ngàythángnăm 2010
 GVHDGD	 GSTT
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH NGUYỄN THÀNH QUI 

File đính kèm:

  • docgiao an bai oxi ozon.doc
Giáo án liên quan