Bài giảng Tiết : 20 - Bài 13 : Đại cương về polime (tiếp)
1, Về kiến thức :
- Polime: Một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng), ứng dụng.
- Hiểu được thành phần tính chất, phương pháp điều chế loại vật liệu nhân tạo hiện nay.
Từ đó biết được cách sử dụng một số đồ vật polime hợp lí hiệu quả. Đề xuất biện pháp
xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime nói chung
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số 22/10/2010 12A 12B Tiết : 20 Bài 13 : ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1, Về kiến thức : - Polime: Một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng), ứng dụng. - Hiểu được thành phần tính chất, phương pháp điều chế loại vật liệu nhân tạo hiện nay. Từ đó biết được cách sử dụng một số đồ vật polime hợp lí hiệu quả. Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime nói chung. 2, Về kĩ năng : - Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng. - Tính khối lượng đơn phân hoặc polime tạo ra với hiệu suất phản ứng - Thu thập các thông tin về polime, đề xuất sử lí rác thải làm bằng polime. 3, Về thái độ : - Một số hợp chất polime là những loại vật liệu, gần gũi trong cuộc sống, trang bị cho một cách nhìn tổng thể về các hợp chất polime sẽ gây hứng thú khi học bài. - Có ý thức thu gom phế liệu rác thải từ các đồ vật bằng polime. - Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1, Chuẩn bị của GV : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, tranh ảnh, đồ vật làm bằng polime, máy tính, máy chiếu 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1, Kiểm tra bài cũ : - Nêu t/c của polime ? Viết ptpu minh hoạ ? - Làm bài tập 6 SGK trang 64. 2, Dạy nội dung bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : Điều chế GV : Cho HS thảo luận nhóm làm bài tập sau : Viết ptpu : - Trùng hợp : Etylen, vinyl clorua - Trùng ngưng : Axit 7 – aminoheptanoic, axit 10 – aminođecanoic HS : Thảo luận và báo cáo kết quả. HS : Nhóm khác nhận xét,bổ sung GV : Kết luận và thông báo các sản phẩm của các phản ứng trên chính là các polime. - Phương pháp điều chế polime như thế nào ? HS : Trả lời GV : Cho HS ng/c ptpu và SGK nêu : - Nêu định nghĩa phản ứng trùng hợp, trùng ngưng ? - Điều kiện cần của phản ứng trùng hợp, trùng ngưng ? HS : Ng/c và trả lời GV : Kết luận Hoạt động 2 : Ứng dụng GV : Cho HS quan sát các hình ảnh về ứng dụng của polime và ng/c SGK từ đó nêu : - Ứng dụng của polime HS : Trả lời GV : Kết luận cho HS nêu cách bảo vệ môi trường có nhiều rác thải polime. IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ - VD : nCH2 = CH2 ( CH2 – CH2 )n nCH2 = CH CH2 – CH │ │ n Cl Cl nH2N–[CH2]6–COOH ( NH–[CH2]6–CO )n + nH2O nH2N–[CH2]9–COOH ( NH–[CH2]9–CO )n + nH2O Phản ứng trùng hợp Phản ứng trùng ngưng Ví dụ nCH2 = CH │ Cl CH2 – CH │ n Cl nH2N–[CH2]6–COOH ( NH–[CH2]6–CO )n + nH2O Định nghĩa Là quá trình kết hợp kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn hơn (polime) Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác ( thí dụ H2O) Điều kiện Monome phải có liên kết bội như CH2 = CH2, CH2 = CHC6H5, CH2 = CH – CH = CH2 hoặc vòng kém bền có thể mở ra như CH2 – CH2 O O N H Monome phải có từ hai nhóm chức trở lên có khả năng tham gia phản ứng như HOOC–C6H4–COOH, HO – CH2 – CH2 – OH * Kết luận : Có hai phương pháp điều chế polime : + Phương pháp trùng hợp, điều kiện cần là các monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội hoặc vòng kếm bền + Phương pháp trùng ngưng, điều kiện cần là các monome tham gia phải phản ứng phải có ít nhất từ hai nhóm chức có khả năng phản ứng với nhau. VI. ỨNG DỤNG - Làm các loại vật liệu phục vụ cho đời sống và sản xuất như : + Chất dẻo + Tơ sợi + Cao su + Keo dán 3, Củng cố, luyện tập : - Nêu nội dung chính của bài. - Làm một số bài tập : 1. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ? A. Poli(vinyl clorua) B. Polisaccarit. C. Protein. D. Nilon - 6,6 . 2. Chất KHÔNG có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là : A. stiren. B. toluen. C. propen. D. isopren. 3. Chất KHÔNG có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là : A. glyxin. B. axit terephtaric. C. axit axetic. D. etylen glycol. - Thảo luận nhóm bài tập 4.34 trong SBT : a) PT : CH2=C(CH3)–COOH + CH3OH CH2=C(CH3)–COOCH3 + H2O (1) CH3 CH3 │ │ nCH2 = C CH2 – C (2) │ │ COOCH3 COOCH3 n b) Theo PT (2) : Cứ 100n gam este tạo ra 100n gam polime Vậy x gam este tạo ra 1200000 gam polime → meste = (100 . 1200000) : 100 = 1200000 (g) = 1,2 (tấn) Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên : mesteTT = (1,2 . 100) : 80 = 1,5 (tấn) Theo PT (1) : Cứ 86 gam axit tạo ra 100 gam este Vậy y gam axit tạo ra 1500000 gam este → maxit = (86 . 1500000) : 100 = 1290000(g) = 1,29 (tấn) Vì hiệu suất là 60% nên : maxitTT = (1290000 . 100) : 60 = 2150000 (g) = 2,15 (tấn) Theo PT (1) : Cứ 32 gam ancol tạo ra 100 gam este Vậy y gam ancol tạo ra 1500000 gam este → maxit = (32 . 1500000) : 100 = 480000(g) = 0,48 (tấn) Vì hiệu suất là 60% nên : mancolTT = (480000 . 100) : 60 = 800000 (g) = 0,8 (tấn) 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học thuộc lí thuyết - Đọc bài “ Tư liệu” : Phản ứng trùng hợp - Cộng hợp. - Làm các bài tập 4,5 trong SGK và bài 4.35 trong SBT - Chuẩn bị tiêp bài : Vật liệu polime Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH) ................... Tổ trưởng
File đính kèm:
- T20.doc