Bài giảng Tiết 2: Chương 1: Este – lipit

Kiến thức.

 Biết được:

 -Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp ( gốc – chức) của este.

 -Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân ( xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch

 kiềm (phản ứng xà phòng hoá ).

 -Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.

 - Ứng dụng của một số este tiêu biểu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2: Chương 1: Este – lipit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 
Tiết
Lớp
Sĩ Số
Học sinh vắng mặt
12C3
12C4
12C5
Tiết 2
 Chương 1: Este – lipit.
Este
 I. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức.
 Biết được:
 -Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp ( gốc – chức) của este.
 -Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân ( xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch
 kiềm (phản ứng xà phòng hoá ).
 -Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
 - ứng dụng của một số este tiêu biểu.
 Hiểu được: Nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng
 phân.
 2. Kỹ năng.
 - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử C.
 - Viết các phương trình minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.
 - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit bằng phương pháp hoá học.
 - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. 
 3. Tình cảm, thái độ.
 - Có ý thức sử dụng các nguồn tai nguyên thiên nhiên hợp lí, có ý thức bảo vệ môi trường
 sống.
 II. Chuẩn bị.
 1. GV: - Phiếu học tập.
 - Hoá chất: một vai mẫu dầu ăn, mỡ động vật, nước hoa, nước, dd H2SO4loãng, dd 
 NaOH.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn
 2. HS: - Quan sát, liên hệ thực tế.
 - Đọc trước bài ở nhà.
 III. Tiến trình các bước lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ.
 GV: Yêu cầu HS hoàn thành các PTHH sau:
 CH3COOH + C2H5OH D 
 C2H5OH + HO- NO2 D 
 HS: Lên bảng, trả lời.
 GV: Nhận xét phản ứng, vào bài mới.
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp của este.
GV: Từ 2 ví dụ trên em hãy cho biết este là gì? 
HS: Quan sát và trả lời.
GV: Cho các ví dụ để dẫn dắt HS khắc sâu về khai niệm.
HS: Ghi bài.
GV giới thiệu thêm CTCT của một vài este khác để phân loại một số este.
- Este đơn chức, đa chức.
- Este no, không no, thơm.
GV: Yêu cầu HS nêu cách phân loại este?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Nghiên cứu SGK cho biết công thức chung của este no đơn chức.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết cách gọi tên este?
HS: Trả lời.
GV: Cho một số ví dụ yêu cầu HS gọi tên.
GV: Một số este có tên gọi dựa vào các liên kết C- C và C- O trong CTCT.
VD: CH3- COO- CH= CH2 
 CH2= CH- OCO- CH3 vinyl axetat
 CH2= CH- COO – CH3
 CH3- OCO- CH= CH2 metylacrylat
Hoạt động2: Tìm hiểu tính chất vật lý của este.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lý của este?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV nêu vấn đề: Vì sao có sự khác nhau về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của các este, các axit đồng phân huặc ancol có cùng khối lượng mol phân tử ? Gt.
HS: Thảo luận trả lời.
- Sở dĩ có sự khác nhau nhiều về độ tan và nhiệt độ sôI giữa este với axit đồng phân và ancol là do este không tạo được liên kết hiđô giữa các phân tử este với nhau và giữa các phân tử este với các phân tử nước.
I.Khái niệm, danh pháp.
1. Khái niệm.
- SGK.
VD: H – C – O CH3 CH3- C- OC2H5
 O	 O
 Mêtyl fomiat Etyl axetat
2. Phân loại.
- este no đơn chức: CH3COOC2H5 Etyl axetat
- este không no, đơn chức: 
CH2= CH – COO- CH3 Metyl acrylat
- este thơm: CH3- COO- CH2 – C6H5
 Benzyl axetat.
-este đa chức: C17H35- COO- CH2
 C17H35- COO - CH2
 C17H35- COO- CH2
 Tristearin
- este đa chức: COOCH3
 COOCH3 đimetyl oxalate.
- Cách phân loạ este: SGK.
3. Công thức tổng quát.
Cn1H2n1 + 1COOCn2H2n2 + 1
 ( n1 ≥ 0) ( n2 ≥ 1)
Hay: CnH2nO2 ( n ≥ 2; n = n1 + n2)
4. Tên gọi.
- Tên gốc R’ tên gốc axit RCOO ( đuôI at) .
VD: HCOOCH3 Metyl fomiat.
 CH3COOC2H5 Etyl fomiat
 CH2= CH- COOC2H5 Etyl acrylat
II. Tính chất vật lý.
- SGK ( tr.5)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động3: Nghiên cứu tính chất hoá học của este.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất hoá học của este.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu 1 HS cùng làm thí nghiệm SGK, các HS khác quan sát giảI thích, viết PTHH?
HS: Viết PTHH.
GV: Ngoài ra
- este có phản ứng khử bởi LiALH4
 4H+
R- COOR’ ---à R- CH2OH + R’OH
- Phản ứng cộng và trùng hợp.
CH3(CH2)7CH= CH(CH2)7COOCH3 + H2
 Ni, to
------à CH3(CH2)16COOCH3
nCH2= CH- COOCH3à CH- CH2
 n
 COOCH3
Hoạt động4: Điều chế este.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứ SGK và trình bày phương pháp điều chế este?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Tổng kết nội dung.
Hoạt đông5: Tìm hiểu về ứng dụng của este.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút ra một số ứng dụng của este?
HS: Trả lời.
III. tính chất hoá học.
- este dễ bị thuỷ phân trong môI trường axit huặc bazơ.
GiảI thích: 
- Phản ứng thuỷ phân este trong môI trường axit: phản úng thuân nghịch.
 to, H2SO4
CH3COOC2H5 + H2O D CH3COOH + C2H5OH
- Phản ứng thuỷ phân este trong môI trường bazơ: phản ứng một chiều. to 
CH3COOC2H5 + NaOH à CH3COONa + C2H5OH.
- Phản ứng thuỷ phân este trong dung dịch kiềm còn được gọi là phản ứng xà phòng hoá.
IV. Điều chế.
- Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4 đ xúc tác ( phản ứng este hoá)
 to, H2SO4
R- COOH + R’OH D R- COOR’ + H2O
- Tuy nhiên, có một số este không điều chế được bằng phương pháp này mà có phương pháp riêng.
V. ứng dụng.
- SGK
3. Củng cố:
 Phiếu học tập số1: Bài 1( SGK)
 Phiếu học tập số2: Viết CTCT các chất đồng phân có cùng CTPT C4H8O2 từ đó áp dụng làm bài tập 2(SGK).
4. Hướng dẫn về nhà:
Bt 3,4,5,6 (SGK).
Giờ sau học bài lipit, HS đọc trước ở nhà.
 _______________________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao an 12 tiet 2tam 20112012.doc