Bài giảng Tiết 19: Phản ứng hóa học (tiết 5)

 1.1. Kiến thức

- HS biết được cách nhận biết phản ứng hoá học, dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có tính chất khác so với chất ban đầu(màu sắc, trạng thái ), biết nhiệt và ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học.

 1.2. Kĩ năng

-Tiếp tục củng cố cho HS cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

 1.3. Thái độ

Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19: Phản ứng hóa học (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng được định luật, tính được khối lượng của 1 chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
1.3- Thái độ:
Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, lòng ham mê tìm hiểu khoa học.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:	+ Giáo án
	+ Dụng cụ: cân, 2 cốc thuỷ tinh.
	+ Hoá chất: Các dung dịch Na2SO4, BaCl2.
	+ Tranh vẽ: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí oxi và khí hiđro.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về phản ứng hoá học.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
	Nêu vấn đề; Vấn đáp – Tìm tòi; Quan sát – Thực hành; Hoạt động nhóm.
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
	Kết hợp trong nội dung bài
4.3- Giảng bài mới:
Vào bài: Như các em đã biết trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Vậy còn khối lượng của các chất trước và sau phản ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi vào nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV: Giới thiệu về 2 nhà hoá học: Lavoadiê (Pháp) –1785 và M.V.Lômônôxốp (Nga)- 1748.
? Theo em để xác định khối lượng người ta dùng dụng cụ nào.
- HS: Dùng cân.
-GV: Yêu cầu HS quan sát các dung dịch Na2SO4, BaCl2 và vị trí của kim cân
? Nhận xét màu sắc của 2 dung dịch và vị trí của kim cân trước phản ứng.
- HS: + Na2SO4, BaCl2: Dung dịch không màu.
+ Kim cân ở vị trí giữa(cân bằng)
? Kim cân ở vị trí thằng bằng có ý nghĩa gì.
-HS: Khối lượng ở hai bên bằng nhau.
- GV: Tiến hành thí nghiệm: Cho dung dịch BaCl2 vào cốc đựng dung dịch Na2SO4.
? Nhận xét hiện tượng xảy ra.
_ HS: Xuất hiện chất rắn màu trắng.
? Theo em, có phản ứng hoá học xảy ra không, dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
- HS: Có phản ứng hoá học xảy ra vì xuất hiện chất mới.
-GV: Chất rắn màu trắng là bari sunfat, ngoài ra còn có một sản phẩm khác đó là natri clorua.
? Viết PT chữ của phản ứng.
-HS: Lên bảng viết PT chữ của phản ứng.
- GV: nhận xét và yêu cầu HS đọc PT chữ của phản ứng.
? Khi phản ứng xảy ra vị trí của kim cân như thế nào.
-HS: Vẫn giữ nguyên vị trí.
? Điều đó có chứng tỏ khối lượng có thay đổi không.
- HS: Khối lượng không thay đổi.
? Em có nhận xét gì về tổng khối lượng các chất tham gia và tổng khối lượng các chất tạo thành trong phản ứng hoá học.
-HS: khối lượng bằng nhau.
-GV: Hay nói cách khác, khối lượng của các chất được bảo toàn trong phản ứng hoá học.
+ Gọi HS đọc nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài phản ứng hoá học.
? Trong phản ứng hoá học số nguyên tử của các nguyên tố có thay đổi không.
-HS: Số nguyên tử của các nguyên tố không thay đổi, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi..
? Vậy theo em, số nguyên tử không thay đổi thì khối lượng của các nguyên tử có thay đổi không.
-HS: Khối lượng của các nguyên tử không thay đổi.
? Vậy tổng khối lượng của các chất như thế nào.
-HS: Tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
? Tại sao, trong phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
- HS: Vì trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi còn số nguyên tử không thay đổi.
-GV: Giả sử có phản ứng hoá học giữa chất A và chất B, sản phẩm là chất C và chất D
? Viết PT chữ của phản ứng đó
-HS: A + B → C + D
- GV: Nếu kí hiệu khối lượng của các chất lần lượt là mA, mB, mC, mD
? Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có thể viết công thức về khối lượng của các chất trên như thế nào.
-HS: mA + mB = mC + mD
? Viết công thức tính khối lượng của 1 chất(A, B, C. D) khi biết khối lượng của 3 chất còn lại
- HS: + mA = (mC + mD) – mB
+ mB = (mC + mD) – mA
+ mC = (mA + mB) – mD
 + mD = (mA + mB) – mC
- GV: Yêu cầu HS vận dụng công thức khối lượng tổng quát trên.
? Viết công thức khối lượng của phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm.
- HS: Lên bảng viết công thức về khối lượng.
- GV: Cho HS vận dụng làm bài tập 2/54
- HS: Vận dụng công thức về khối lượng và tính được:
mBaCl2 = (mBaSO4 + mNaCl) – mNa2SO4
 = ( 23,3 + 11,7 ) – 14,2
 = 20,8(g)
- GV: Lưu ý: Với những chất phản ứng chỉ tính phần khối lượng chất đã phản ứng. Trường hợp lấy vào một chất có dư thì phần khối lượng còn dư(không phản ứng) không tính.
+ Gọi HS đọc kết luận SGK/54
1- Thí nghiệm:
SGK/53
- Phương trình chữ:
Bari clorua + Natri sunfat →
 Bari sunfat + Natri clorua
2- Định luật:
a- Nội dung:
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩmbằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
b- Giải thích:
- Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
3- áp dụng:
- Phương trình tổng quát:
 A + B → C + D
 Trong đó: A, B là chất phản ứng.
 C, D là chất sản phẩm.
- Công thức về khối lượng:
mA + mB = mC + mD
Trong đó: mA, mB, mC, mD là khối lượng của mỗi chất.
* Kết luận: SGK/54
4.4- Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Thu dọn dụng cụ – hoá chất, vệ sinh dụng cụ và vệ sinh lớp học
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- Học bài và làm các bài tập SGK/54
- Làm bài tập trong VBT.
- Đọc trước nội dung bài: “ Phương trình hoá học: Phần I- Lập PTHH”
5- Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:  /  / 2010
Ngày giảng:  /  / 2010
Tiết: 22
PHương trình hoá học ( T1 )
1- Mục tiêu:
1.1- Kiến thức:
- HS hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
1.2- Kĩ năng:
- Biết cách lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm, giới hạn ở những phản ứng thông thường.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết CTHH, kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3- Thái độ:
Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn. ý thức tự giác trong học tập.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng phụ ghi các bước lập PTHH
	+ Bảng nhóm.
- HS: 	+ Học bài cũ
+ Ôn tập lại các kiến thức về CTHH và phản ứng hoá học.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
	Nêu vấn đề; Vấn đáp – Tìm tòi; Quan sát ; Hoạt động nhóm.
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. Viết công thức về khối lượng.
Trả lời:
- Nội dung định luật: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
- Công thức về khối lượng: mA + mB = mC + mD
? Bài 3/54:
Trả lời:
a- Công thức về khối lượng: mMg + mO2 = mMgO 
b- Tính khối lượng của khí oxi: mO2 = mMgO – mMg
 = 15 - 9
	 = 6(g)
4.3- Giảng bài mới:
Vào bài: Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên, tức là bằng nhau. dựa vào điều này kết hợp với CTHH ta sẽ lập PTHH để biểu diễn phản ứng hoá học. Vậy làm như thế nào ta có thể lập được PTHH?
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV: Yêu cầu HS viết phương trình chữ của phản ứng: Magie cháy trong không khí(bài 3/54)
- HS: Lên bảng viết PT chữ của phản ứng:
 Magie + Oxi → Magie oxit
? Thay tên gọi các chất trong phản ứng bằng CTHH tương ứng.
- HS: Mg + O2 ---> MgO
-GV: Khi thay tên gọi các chất trong phản ứng bằng CTHH tương ứng ta được sư đồ của phản ứng. Dấu mũi tên trong phản ứng được thay bằng dấu mũi tên nét đứt.
? Trong phản ứng hoá học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố như thế nào.
- HS: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên.
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ của phản ứng trên.
? Em có nhận xét gì về số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước phản ứng và sau phản ứng.
- HS: Số nguyên tử Oxi không bằng nhau.
? Theo em, để số nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau ta làm thế nào.
- HS: Điền hệ số 2 trước CTHH của MgO.
? Nhận xét số nguyên tử Mg ở 2 vế.
- HS: Số nguyên tử Mg không bằng nhau, bên phải có 2 nguyên tử, bên trái có 1 nguyên tử.
? Vậy làm thế nào để số nguyên tử Mg ở 2 vế bằng nhau.
- HS: Thêm hệ số 2 trước CTHH của Mg.
? Nhận xét số nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế.
- HS: Số nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế bằng nhau.
- GV: Khi số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đã bằng nhau, ta thay dấu mũi tên nét đứt bằng dấu mũi tên nét liền. Lúc đó ta đã lập được PTHH của phản ứng.
+ Yêu cầu HS quan sát 2 ví dụ SGK/55,56 kết hợp với ví dụ lập PTHH vừa hoàn thành.
? Rút ra các bước lập PTHH của phản ứng.
- HS: Quan sát các ví dụ và rút ra các bước lập PTHH của phản ứng
- GV: Treo bảng phụ ghi nội dung các bước lập PTHH, nhắc lại các bước lập PTHH và lưu ý HS:
+ Cân bằng nguyên tố có số nguyên tử nhiều hơn trước.
+ CTHH phải được viết đúng từ bước viết sơ đồ của phản ứng. Khi cân bằng số nguyên tử không được thay đổi chỉ số trong các CTHH này. Viết hệ số cao bằng kí hiệu.
+ Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử, thí coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.(Trừ những phản ứng trong đó có nhóm nguyên tử không giữ nguyên sau phản ứng. khi đó phái tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố)
+ lấy ví dụ và hướng dẫn HS cách cân bằng nhóm nguyên tử:
? Viết sơ đồ của phản ứng xảy ra ở thí nghiệm(bài 15/53) 
- HS: Na2SO4 + BaCl2 ---> NaCl + BaSO4 
? Nhận xét số nguyên tử Na, Ba, Cl và nhóm SO4
- HS: Số nguyên tử Na, Cl ở 2 vế không bằng nhau, số nguyên tử Ba và nhóm SO4 bằng nhau.
? Vậy theo em ta thêm hệ số như thế nào để số nguyên tử và nhóm nguyên tử ở 2 vế bằng nhau.
- HS: Điền hệ số 2 trước CTHH NaCl.
 Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 
- GV: Phân tích thêm
+ mỗi PTHH biểu thị 1 phản ứng hoá hoá học, 1 hiện tượng thực tế có thể xảy ra. PTHH cũng có tính chất quốc tế như các KHHH. Người ta nói PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
+ PTHH biểu thị sự biến đổi từ chất này thành chất khác, khác với phương trình toán học biểu thị sự bằng nhau giữa 2 vế. Trong PTHH không được hoán vị chất phản ứng và chất sản phẩm như 2 vế của phương trình toán học.
+ Không phải cứ sắp xếp sao cho số nguyên tử của từng nguyên tố ở 2 vế bằng nhau là được 1 PTHH (biểu diễn 1 phản ứng hoá học). Có những pthh không biểu diễn 1 phản ứng nào cả, hay nói

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(t19 - 24) nam 09 - 10.doc
Giáo án liên quan