Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học trong trường trung học cơ sở

Hóa học là một bộ môn khoa học có từ lâu đời, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm tòi ra các chất, nghiên cứu các tính chất vật lý, các tính chất hóa học, các hiện tượng vật lý, hóa học, các hiện tượng thường sảy ra trong tự nhiên và giải thích tại sao lại như vậy!

Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học trong trường trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sắc trước phản ứng. 
* Thực hiện thí nghiệm.
* Quan sát hiện tượng sảy ra, giải thích hiên tượng, dự đoán chất tạo thành, viết phương trình phản ứng.
VD1. Tổ chức HĐN HS thực hành bài TN bài 39 SGK hóa học 8.
TN3. Nước tác dụng với điphotpho penta oxit.
HĐN có thể là:
HĐ của GV
HĐ của nhóm HS do nhóm trưởng phân công
1. Y/C đại diện các nhóm báo cáo MĐ, Dc, HC cần cho TN.
+ HS1. MĐ TN.
+ HS2. Dụng cụ hóa chất.
+ KT t/d của nước với P2O5
+ Bình TT, muỗng sắt, đèn cồn, khí O2, Pđỏ, nước, giấy quỳ tím.
2. Y/C đại diện nhóm nêu cách tiến hành TN.
+ TN gồm 2 TN nhỏ:
HS3. Đ/C P2O5
HS4. Cho P2O5 t/d với nước, xđ chất tạo thành.
+ Đốt mẩu Pđỏ ngoài kk rồi đưa nhanh vào bình O2, đậy nút bông tẩm xút.
+ cho khoảng 2 ml nước vào bình lắc nhẹ.
+ cho vào bình 1 mẩu giấy quỳ tím.
3. Y/C đại diện nhóm tiến hành TN, QS, mô tả, GT HT.
HS5&HS 6. Thực hiện TN1.
HS7 &8. Thực hiện TN2.
Các HS QS HT, mô tả Ht.
Thư ký ghi chép KQ. 
+ P cháy sáng có khói trắng gồm những hạt liti.
+ Bột trắng tan dễ dàng trong nước tạo thành dd không màu.
+ dd không màu làm quỳ tím hóa dỏ.
4. Y/C ghi tường trình TN.
+ Tất cả HS trong nhóm đều ghi tường trình.
+ TN.
+ HT, GT, PTHH.
+ Rút ra NX.
4P + 5O2 --> 2 P2O5
(r, đỏ) (khí) (r, trắng)
P2O5+ 3H2O--> 2H3PO4
(r, trắng)	 ( dd không màu)
dd H3PO4
+ oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit.
VD2. Tổ chức cho HS HĐN tiến hành TN TH hóa học 9.
TN2. PƯ của rượu etylic và axit axetic ( bài 49- SGK hóa học 9).
* HĐN có thể tổ chức như sau:
HĐ của GV
HĐ của nhóm HS do nhóm trưởng phân công
1. Y/C đại diện các nhóm báo cáo MĐ, Dc, HC cần cho TN.
+ HS1. MĐ TN.
+ HS2. Dụng cụ hóa chất.
+ Kiểm tra t/d của rượu etylic và axit axetic.
+ ống nghiệm chịu nhiệt, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, cốc nước lạnh, 1 ống nghiệm khô sạch, đèn cồn, giá TN, rượu etylic, axit axetic, H2SO4(đ/n), nước muối ăn bão hòa.
2. Y/C đại diện nhóm nêu cách tiến hành TN.
+ TN gồm 2 TN nhỏ:
+ HS3. Cho rượu etylic t/d với axitaxetic có H2SO4(đ/n), 
+ HS4. XĐ SP: 
+ Thực hiện TN:
3. Y/C đại diện nhóm tiến hành TN, QS, mô tả, GT HT.
+ HS5 &HS6. Thực hiện TN 1.
+ HS7&8. Thực hiện TN2.
+ Các HS khác QS HT, mô tả HT.
+ Thư ký ghi chép KQ.
+ Có chất lỏng ở ống nghiệm ngâm trong cốc nước lạnh. Mùi thơm xuất hiện.
+ Tạo thành lớp chất lỏng không màu, có mùi thơm, nổi lên trên mặt nước.
4. Y/C ghi tường trình TN.
+ Tất cả HS trong nhóm đều ghi tường trình.
+ TN.
+ HT, GT, PTHH.
+ Rút ra NX.
 C2H5OH + CH3COOH
H2SO4đ/n 
 CH3COOC2H5
+ C2H5OH t/d với CH3COOH tạo thành este( etyl axetat) có mùi thơm.
 3. Kết luận.
	PP dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học góp phần giúp học sinh giải quyết một số nhiệm vụ học tập khó khăn cần có sự hợp tác giữa học sinh khá, giỏi và học sinh trung bình, yếu. Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác trong công việc, trong cuộc sống, khả năng tổ chức, điều khiển của học sinh.
	Phương pháp này có thể vận dụng khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, giúp học sinh chủ động, tích cực xây dựng kiến thức mới, hoặc trong việc rèn kỹ năng thí nghiệm thực hành. Không nên sử dụng tràn lan phương pháp này mà chúng ta cần sử dụng có chọn lọc.
	Các hoạt động chủ yếu khi thực hiện phương pháp dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ là:
	+ Phân nhóm gồm nhóm trưởng, thư ký và các thành viên.
	+ Giao nhiệm vụ cần thực hiện để xây dựng kiến thức, rèn kỹ năng, nên có phiếu học tập rõ ràng.
	+ Theo dõi định hướng uốn nắn trong quá trình học sinh thực hiện hoạt động nhóm, chú ý việc phân công trách nhiệm các thành viên trong nhóm.
	+ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ kinh nghiệm, hoàn thiện kiến thức.
	+ Giáo viên kết luận đánh giá kết quả, trong đó có hoạt động nhóm..
Có thực hiện đúng và đầy đủ quy trình dạy học theo phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ thì mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học trong trường THCS.
Đ. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học:
1. Cách sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học.
Việc vận dụng phương pháp này cần thực hiên qua ba bước sau:
1.1 Nêu vấn đề:
Các vấn đề nảy sinh trong dạy học bộ môn hóa học THCS khi xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa cái biết và hiện tượng cần xem xét. Khi nêu vấn đề cần chú ý đến đối tượng học sinh để nêu ra vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.
Giải quyết vấn đề:
Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng cách gợi ý cho học sinhvận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề được nêu ra, từ đó tìm ra kiến thức mới.
Giáo viên cung cấp các thông tin cần thiết, tạo cho học sinh các tình huống để giải quyết vấn dề nhanh chóng, chính xác.
Kết luận vấn đề:
Sau khi học sinh sinh giải quyết vấn đề, giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết luận về vấn đề cần giải quyết, đồng thời giáo viên và học sinh bổ xung hoàn thiện, chuẩn hóa kiến thức.
2.Vận dụng cụ thể:
Trong thực tế giảng dạy việc sử dụng dạy học nêu vấn đề cần linh hoạt và không nhất thiết phải sử dụng tất cả các bước nêu và giải quyết vấn đề.
Ví dụ: 
Trong khi dạy bài : Định luật bảo toàn khối lượng các chất, GV có thể thực hiện thí nghiệm 2 như sau:
Lấy 2 cốc đựng dung dịch HCl và Na2CO3 riêng biệt và thực hiện tương tự. Hiện tượng sảy ra: Kim của cân đã lệch sang trái, khối lượng của sản phẩm nhỏ hơn khối lượng chất đem phản ứng.
Vấn đề đặt ra là: Vậy điều đó có trái với nội dung định luật không?
Giáo viên yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Đó là do có sản phẩm có chất đã bay ra khỏi dd do đó nên kim của cân đã bị lệch sang trái.
Khi dạy học các nội dung khác tương tự, có thể sử dụng dạy học nêu vấn đề một cách linh hoạt giúp học sinh tích cực phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề hóa học để tìm ra kiến thức mới. 
Tóm lại: Dạy học tích cực là quan điểm dạy học, bao gồm hệ thốngcác phương pháp dạy học hóa học theo hướng giáo viên tổ chức học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới. Đây là một thành tố quan trọng giúp đổi mới chương trình sách giáo khoa và nâng cao cvhất lượng dạy học hóa học trong trường THCS.
E. Sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp tìm tòi nhằm tích cực hóa hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong trường THCS.
Phương pháp dạy học vấn đáp tìm tòi là phương pháp dạy học quan trọng có nhiều ưu điểm. Muốn áp dụng có kết quả phương pháp này người giáo viên cần thiết kế đúng hệ thống câu hỏi vấn đáp, xây dựng các loại câu hỏi chính phụ theo mứca độ nhận thức ( hiểu, biết, vận dụng), đồng thời phải biết tổ chức hoạt động vấn đáp tìm tòi.
Các công việc cụ thể như sau:
1. Thiết lập hệ thống câu hỏi trong vấn đáp tìm tòi:
Hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vai trò chỉ đạo có tính chất quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của cả lớp. Hệ thống câu hỏi đó hướng tư duy của học sinh đi đúng hướng theo một logic hợp lý, kích thích tnhs tìm tòi trí tò mò khoa học và cả ham muốn giải đáp của học sinh.
Hệ thống câu hỏi vấn đáp phải được lựa chọn sắp xếp hợp lý. Câu hỏi được phân chia thành câu chính, câu phụ, câu phức tạp, câu đơn giản. Câu chính, câu phức tạp lại được chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn và phù hợp với trình độ học sinh nhưng không nên chia quá nhỏ và rời rạc.
Câu hỏi cần được nêu ra một cách rõ ràng, đễ hiểu và chính xác phù hợp trình độ học sinh.
Số lượng và tính phức tạp của câu hỏi cũng như mức độ phân chia câu hỏi phụ thuộc vào:
+ Tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu.
+ Trình độ phát triển, kỹ năng, kỹ sảo của học sinh tham gia các bài học vấn đáp tìm tòi.
2. Các loại câu hỏi trong dạy học vấn đáp tìm tòi.
* Dựa vào mục đích và nội dung vấn đề có thể chia ra:
+ Câu hỏi chính.
+ Câu hỏi phụ.
* Dựa vào những mức độ nhận thức khác nhau có thể chia ra:
+ Câu hỏi yêu cầu học sinh biết, nhớ lại hiện tượng sự kiện.
+ Câu hỏi yêu cầu học sinh hiểu, so sánh các sự vật hiện tượng.
+ Câu hỏi yêu cầu học sinh hiểu, hệ thống hóa, khái quát hóa.
+ Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân của sự vật hiện tượng.
+ Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học.
* Chú ý: 
Khi xây dựng các loại câu hỏi vấn đáp tìm tòi chúng ta cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu giảng dạy,... để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung, từng mục trong từng loại bài. 
Câu hỏi cần rõ ràng chỉ có một câu trả lời đúng.
Làm cho người học tìm tyòi trên cơ sở vận dụng các điều đã biết.
Khuyến khích người học hiểu hơn là ghi nhớ mà không hiểu.
Đem lại những phản hồi tức thì về kết quả cho cả giáo viên và học sinh.
Đảm bảo để bài học được triển khai vừa sức học sinh.
Gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Tạo cho học sinh cơ hội hưởng thụ sự thành công và tìm ra cái mới trong học tập.
Tạo cơ hội để giáo viên phát hiện những khó khăn học sinh có thể gặp phải.
Cho phép đánh giá việc học của học sinh và việc dạy của giáo viên.
	3. Tổ chức vấn đáp tìm tòi.
3.1 Quy trình tổ chức vấn đáp tìm tòi:
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp, yêu cầu học sinh suy nghĩ và chuẩn bị trả lời ( không chỉ định học sinh trả lời trước khi nêu câu hỏi).
Cả lớp suy nghĩ từ 1-2 phút.
Một số học sinh xin ý kiến trả lời.
Giáo viên chỉ định học sinh trả lời.
Giáo viên và học sinh nghe ý kiến trả lời của học sinh được chỉ định phát biểu.
Các học sinh khác theo dõi nhận xét , nêu ý kiến bổ xung chỉnh sửa.
Giáo viên nhận xét đánh giá xếp loại.
3.2 Những chú ý khi tổ chức quy trình vấn đáp tìm tòi ở lớp học.
Giáo viên đưa ra câu hỏi với thái độ khuyến khích, giọng nói ôn tồn nhẹ nhàng.
Thu hút học sinh vào nội dung câu hỏi, giành thời gian thích hợp cho học sinh suy nghĩ.
Phân phối hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời. 
Có thể cho học sinh hoạt động theo cặp như sau:
+ Viết câu hỏi lên bảng.
+ Phân chia học sinh theo cặp (nhóm cặp hai).
+ Giao nhiệm vụ cho các cặp ( nội dung, thời gian).
+ Theo dõi kiểm tra công việc của các cặp.
+ Yêu cầu học sinh trả lời nhận xét và đánh giá câu trả 

File đính kèm:

  • docDOI MOI PHUONG PHAP GIANG DAY HOA.doc