Bài giảng Tiết 19 - Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ -Muối (tiếp)
mục tiêu:
1.1. kiến thức :
khắc sâu những kiến thức tính chất hóa học của bazơ – muối.
1.2. kĩ năng:
- tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học.
1.3. thái độ:
- giáo dục học sinh tính cẩn thận
- giáo dục hs có ý thức trong khi làm thí nghiệm và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ.
Tuần 10 Ngày dạy: Tiết ppct: 19 Bài 14: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ -MUỐI 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : Khắc sâu những kiến thức tính chất hóa học của bazơ – muối. 1.2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học. 1.3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận - Giáo dục HS có ý thức trong khi làm thí nghiệm và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ. 2. TRỌNG TÂM: - Các thí nghiệm về TCHH của Baz ơ và Muối. - Thao tác thực hành thí nghiệm. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Các dd NaOH, FeCl3, CuSO4 , HCl, BaCl2, Na2SO4 ,H2SO4(l). Đinh sắt hoặc kẽm viên, dây nhôm Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút. 3.2. Học sinh: Kiến thức, đinh sắt. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra dụng cụ, hóa chất Các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất. 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GÍAO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1: GTB GV: Để rèn luyện các kỹ năng, thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ, muối. 2. Hoạt động 2: Thí nghiệm PP: Trực quan, thảo luận. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm TN1: Nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dd FeCl3 , lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. Đại diện nhóm nêu hiện tượng: Xuất hiện chất kết tủa màu nâu đỏ. HS: Viết PTHH: 3NaOH + FeCl3 ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl GV: Tiếp tục hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2/ 44 Sgk. Cho 1 ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt dd HCl vào lắc đều. Quan sát và nêu hiện tượng HS: Làm thí nghiệm ttheo nhóm , nêu hiện tượng và viết PTHH : Cu(OH)2 + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O GV: Qua 2 thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ. HS: Có 2 tính chất hóa học: Tác dụng với dd muối, tác dụng với dd axit. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3:Ngâm 1 đinh sắt sạch trong ống nghiệm chứa 1ml dd CuSO4 . Quan sát, nêu hiện tượng, viết PTHH. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng: Có kim loại màu đỏ bám bề mặt ngoài đinh sắt và màu xanh của CuSO4 nhạt đi. - PTHH: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯ HS: Làm thí nghiệm theo nhóm: Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml dd Na2SO4 . Quan sát, nêu hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng. HS: Làm thí nghiệm: nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1 ml dd H2SO4(l) HS: Nêu hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng trong ống nghiệm. PTHH: BaCl2 + H2SO4(l) ® BaSO4¯ + 2HCl 3. Hoạt động 3: Tường trình. Phương pháp: Tìm tòi. Khi làm thí nghiệm, HS ghi hiện tượng, PTHH vào nháp. Tiến hành ghi bảng tường trình theo mẫu đã có sẵn. I. Tiến hành thí nghiệm: 1/ Tính chất hĩa học của bazơ a. Thí nghiệm 1: Sgk Xuất hiện chất kết tủa màu vàng nâu PTHH: 3NaOH + FeCl3 ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl nâu đỏ b. Thí nghiệm 2: Sgk / 44 - Phản ứng trung hòa. - Bazơ có tính chất hóa học: + Tác dụng với dd muối + Tác dụng với dd axit. 2. Tính chất hóa học của muối: a. Thí nghiệm 3: Sgk / 44. Kim loại màu đỏ bám bên ngoài đinh sắt - PTHH: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯ (Màu đỏ) b. Thí nghiệm 4: Sgk / 44 - Xuất hiện kết tủa màu trắng (BaSO4) BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl c. Thí nghiệm 5: Sgk / 44 - Xuất hiện kết tủa màu trắng - PTHH: BaCl2 + H2SO4(l) ® BaSO4¯ + 2HCl II. Viết bản tường trình: Về nhà viết. 4.4/ Củng cố và luyện tập : * Nêu lại tính chất hóa học của bazơ, muối. a. Bazơ: + Làm quì tím hoá xanh, làm phenolphtalein không màu hoá đỏ + Tác dụng với oxit axit, tác dụng với dung dịch: axit, muối + Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ b. Muối: + Tác dụng kim loại + Tác dụng dung dịch: muối, bazơ, axit + Muối bị nhiệt phân huỷ. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Đối với tiết học này: + Viết bảng tường trình theo mẫu. - Đối với tiết học sau: + Học bài. Tiết sau kiểm tra 1 tiết. + Chú ý TCHH của bazơ và muối. + Giải BT định lượng liên quan CM, C%, V. + Nhận biết chất. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- t19.doc