Bài giảng Tiết 15 - Bài 9: Tính chất hoá học của muối (tiếp)

- Dạy lớp :

A. Mục tiêu :

- Học sinh biết được tính chất hóa học của muối và viết đúng các phương trình cho mỗi tính chất .

- Biết thế nào là phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi .

- Học sinh biết vận dụng những tính chất hoá học của muối để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất củng như trong học tập hoá học

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15 - Bài 9: Tính chất hoá học của muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Bài 9 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI 
Tuần 8
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết được tính chất hóa học của muối và viết đúng các phương trình cho mỗi tính chất .
- Biết thế nào là phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi .
- Học sinh biết vận dụng những tính chất hoá học của muối để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất củng như trong học tập hoá học 
- Biết giải những bài tập liên quan đến tính chất hoá học của muối 
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 4 ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm, 4 ống nhỏ giọt, 1 kẹp gỗ 
- Hoá chất :
 1 lọ CuSO4 , 1 ít đinh sắt, 1 lọ BaCl2 , 1 lọ Na2CO3 , 1 lọ H2SO4 , 1 lọ Na2SO4 , 1 lọ NaOH
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 3’
- Gọi 1 học sinh viết 3 công thức của muối mà em biết ? Từ đó phát biểu định nghĩa, nêu cách gọi tên 
- Vậy muối có những tính chất hoá học nào ? Thế nào là phản ứng trao đổi ? Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì ? Ta cùng tìm hiểu bài 9
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
25’
10’
I. Tính chất hoá học của muối :
1. Tác dụng với kim loại : 
Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới
CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu
2. Tác dụng với dung dịch axit :
Tạo thành muối mới và axit mới 
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
3. Tác dụng với muối : 
Tạo thành 2 muối mới 
BaCl2 + CuSO4 BaSO4 + CuCl2
4. Tác dụng vớibazơ :
Tạo thành muối mới và bazơ mới 
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 
5. Phản ứng phân huỷ muối :
Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
2KClO3 2KCl + 3O2
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch :
1. Phản ứng trao đổi :
Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo, để chúng tạo ra những hợp chất mới 
2. Đều kiện xảy ra phản ứng trao đổi :
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí 
* Lưu ý : Phản ứng trung hoà cũng thuộc phản ứng trao đổi luôn luôn xảy ra .
- Đặt vấn đề : Muối có tác dụng được với : Kim loại, axit, bazơ, muối . . . không ?
- Giới thiệu 4 thí nghiệm :
1. CuSO4 + Fe
2. BaCl2 + H2SO4 
3. BaCl2 + CuSO4
4. CuSO4 + NaOH
- Yêu cầu các nhóm kiểm tra lại dụng cụ và hoá chất 
- Cho các nhóm tiến hành 4 thí nghiệm .
- Gọi đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày kết quả 4 thí nghiệm 
- Nhận xét - Sửa chữa - Kết luận ( Giới thiệu phản ứng phân huỷ muối )
- Xem lại 3 phản ứng ( ở 3 tính chất 2,3,4 ). Em có nhận xét gì về thành phần của các chất tham gia và các sản phẩm ?
- Phát biểu khái niệm về phản ứng trao đổi 
- Không phải tất cả các phản ứng trao đổi của muối đều xảy ra . Vậy điều kiện để phản ứng trao đổi của muối xảy ra là gì ?
( Gợi ý : Xét lại 3 phản ứng 2,3,4 và HCl + Na2CO3 NaCl + H2O + CO2 )
- Kiểm tra dụng cụ và hoá chất 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm : Quan sát hiện tượng , Giải thích và viết phương trình hoá học 
- Theo dõi, bổ sung 
- Nhận xét : Khi phản ứng, 2 hợp chất tham gia sẽ trao đổi thành phần cấu tạo với nhau tạo thành sản phẩm 
- Xác định điều kiện : Sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí 
3. Củng cố : 1’
Muối thể hiện được những tính chất hoá học nào ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Có 2 muối sau : Mg(NO3)2 , KCl . Muối nào có thể tác dụng được với :
a. Dung dịch NaOH
b. Dung dịch HCl
c. Dung dịch AgNO3
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 1,2,4,5, SGK
- Xem trước bài 10

File đính kèm:

  • docTiết 15 Bài 9 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI.doc