Bài giảng Tiết 46 - Bài 37: Êtylen

Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được CTCT, tính chất vật lý, tính chất hóa học của êtylen.

- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó

- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của êtylen

- Biết được một số ứng dụng của êtylen.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46 - Bài 37: Êtylen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .....................................	Tiết: 46
Ngày dạy : ................................................................................
Bài 37: ÊTYLEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được CTCT, tính chất vật lý, tính chất hóa học của êtylen.
- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó
- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của êtylen 
- Biết được một số ứng dụng của êtylen.
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp phân biệt êtylen với mê tan bằng phản ứng với dung dịch Brôm
3. Thái độ : Kích thích sự say mê yêu thích môn học, có niềm tin vào khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Mô hình lắp ghép
- Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp, quan sát trực quan
IV.Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định :
2. KTBC: 
	(?) Khí mê tan có tính chất vật lý và tính chất hóa học như thế nào?
	(?) Hãy làm bài tập 3,4 trang 116 trong SGK.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* HĐ1: Tìm hiểu CTPT, tính chất vật lý của êtylen.
(?) Êtylen có CTPT, CTTQ và PTK như thế nào?
(?) Nêu tính chất vật lý của êtylen.
(?) So sánh tính chất vật lý của mê tan và êtylen.
* HĐ 2:Tìm hiểu về cấu tạo phân tử của êtylen.
(?) CTTQ của êtylen có gì khác so với mê tan.
GV: Giảng giải và viết CTCT
(?) Như thế nào gọi là liên kết đôi
(?) Hãy lắp ghép mô hình biểu diễn CTCT của C2H4
* HĐ 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của êtylen.
GV: Giới thiệu kiến thức
(?) Hãy viết PTHH
(?) Quan sát hình tự đọc thông tin và mô tả lại thí nghiệm
(?) Viết PTPƯ theo công thức và viết gọn
(?) Nêu sự khác nhau giữa CH4 + Cl2 và C2H4 + Br2 
GV: Giới thiệu sơ qua phản ứng cộng
(?) Vì sao xảy ra phản ứng cộng
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung và kết luận
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK
(?) Biểu diễn PTHH
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung và kết luận
(?) Như thế nào gọi là phản ứng trùng hợp
* HĐ 4: Tìm hiểu về ứng dụng của êtylen.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
(?) Từ sơ đồ hãy cho biết ê tylen có những ứng dụng nào. Lấy ví dụ minh họa cụ thể.
Êtylen là nguyên liệu để điều chế poliêtylen dùng trong công nghiệp chất dẻo.
CTPT: C2H4 PTK: 28
I. Tính chất vật lý:
 (SGK)
II. Cấu tạo phân tử
- CTCT
 H H
 C = C CH2 = CH2
 H H
ð Giữa hai nguyên tử Cacbon có 2 liên kết, những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi. Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
III. Tính chất hóa học của êtylen
1. Êtylen có cháy không ?
 C2H4 + 3O2 t0 2CO2 + 2H2O
2. Êtylen có làm mất màu dung dịch Brôm không ?
* Thí nghiệm: SGK
* Hiện tượng: Dung dịch Brôm mất màu
* PTPƯ: 
H H H H
 C = C + Br - Br à Br - C - C - Br
H H H H
Hoặc C2H4 + Br2 à C2H4Br2
* Kết luận: Các chất có liên kết đôi dễ tham gia phản ứng cộng.
3. Các phân tử êtylen có kết hợp được với nhau không ?
CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + ... p,txt
 CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 ...
ð Phản ứng trên là phản ứng trùng hợp.
IV. Ứng dụng của êtylen
 (SGK)
4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận, phần em có biết và làm bài tập 1,2 trang 119 trong SGK.
5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài cũ, đọc trước bài mới để hôm sau học
	- Làm các bài tập còn lại trong SGK
V. Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 46.doc