Bài giảng Tiết: 1: Ôn tập đầu năm (tiết 17)
1.Kiến thức: Cơ sở lý thuyết hóa học về nguyên tử, liên kết háo học, định luật tuần hoàn,phản ứng oxi hóa khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
2.Kỹ năng: Giải một số dạng bài tập cơ bản và cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
3.Tư tưởng, tình cảm:Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc,xây dựng thái độ làm việc, học tập tích cực, chủ động hợp tác.
Ngày soạn:20/08 Tiết:1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM Ngaỳ dạy:25/08 I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Cơ sở lý thuyết hóa học về nguyên tử, liên kết háo học, định luật tuần hoàn,phản ứng oxi hóa khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. 2.Kỹ năng: Giải một số dạng bài tập cơ bản và cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 3.Tư tưởng, tình cảm:Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc,xây dựng thái độ làm việc, học tập tích cực, chủ động hợp tác. II.CHUẨN BỊ. 1.Chuẫn bị của giáo viên.Bảng HTTH các nguyên tố hóa học -Phiếu học tập chuẩn bị trước trên giấy A0. 2.Chuẩn bị của học sinh. - Kiến thức:Oân lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa 10. III. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại gợi mở IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1.Ổn định tổ chức.Kiểm tra sĩ số lớp 2.Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Kết hợp các câu hỏi trong quá trình ôn tập. 3.Giảng bài mới -Giới thiệu bài mới.Để chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng đầu năm, Hôm nay ta cùng ôn lại kiến thức lớp 10. 4-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử : Thành phần cấu tạo nguyên tử : Số lớp , phân lớp ? Cách viết cấu hình : Từ cấu hình Þ vị trí và ngược lại ? Vận dụng : Cho các nguyên tử sau : Z= 7,11,15,35,18 , 24 Viết cấu hình electron Xác định tính chất : Xác định vị trí trong BTH ? Þ Gv bổ sung kết quả cho đúng . - Hs dựa vào các kiến thức đã học trả lời : - Gồm 2 phần : vỏ và hạt nhân - Vận dụng : Hs lần lượt lên bảng làm các ví dụ I.Cấu tạo nguyên tử : - Gồm 2 phần : vỏ và hạt nhân *Vỏ : cấu tạo gồm những electron mang điện tích âm , (e) * Hạt nhân cấu tao gồm những hạt proton và nơtron -Vỏ nguyên tử có 7 lớp electron . có 4 phân lớp -Cách viết cấu hình dựa vào nguyên lí vững bền .1s 2s2p 3s3p 4s3d4p 5s4d5p 6s4f5d6p Bài1. Z = 15:1s22s22p63s23p3=> Vị trí: ô15,Chu kì 3.Nhóm VA Z=24: 1s22s22p63s23p63d54s1 Vị trí: ô 24,Chu kì 4,NhómVIB Z=29: 1s22s22p63s23p63d104s1 Vị trí: ô 29,Chu kì 4,Nhóm IB Z=35: 1s22s22p63s23p63d104s24p3 Vị trí: ô 35, Chu kì 4, NhómVA Hoạt động 2 -Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTH như thế nào? Þ Gv bổ sung Hs trả lời II.Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTH -Nhóm: BKNT giảm dần ĐAĐ tăng dần Tính axit của oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần. -PNC: BKNT tăng dần ĐAĐ giảm dần Tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần. Hoạt động 3 : ôn lại kiến thức về cân bằng phản ưng oxi hoá khử Nhắc lại các bước cân bằng phản ưng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron ? Thế nào là chất khử , chất oxi hoá ? quá trình khử , quá trình oxi hoá ? - Vận dụng :Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng e. a.Al + HNO3 --> Al(NO3)3 + NO2 + H2O b.KNO3 + S + C --> K2S + N2 + CO2 c.NaOH + Cl2 --> NaCl + NaClO3 + H2O d.Zn + HNO3 --> Zn(NO3)2 NH4NO3 + N2 + H2O - Hs nhắc lại 4 bước cân bằng phản ứng oxi hoá khử * Loại đơn giản , loại có môi trường , loại có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá . * Chất khử , chất oxi hoá - Vận dụng : Hs lên bảng cân bằng các phản ứng mà GV cho -Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử: Xác định số oxi hóa Xác định chất khử và chất oxi hóa Xác định số e nhừơng và e nhận, tìm hệ số. Đưa các hệ số vào phương trình. Bài2 a.8Al + 30HNO3 -->8 Al(NO3)3 + 3NO2 + 15 H2O b.2KNO3 + S + 3C --> K2S + N2 +3 CO2 c.6NaOH + 3Cl2 --> 5NaCl + NaClO3 +3 H2O d.Zn + HNO3 --> Zn(NO3)2 NH4NO3 + N2 + H2O 5.Củng cố: Cho hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dsịch H2SO4 loãng thu được 2,24 l khí (đkc) Nếu cũng hỗn hợp trên cho tác dụng với H2SO4 đ ở nhiệt độ thường thu được 0.56 lít khí (đkc). Tìm thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp. 6.Dặn dò, bài tập về nhà Oân lại các kiến thức về phân nhóm chính nhóm VI , VII .Theo HD GV IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày soạn:20/0 Tiết:2 ÔN TẬP ĐẦU NĂM Ngaỳ dạy:25/08/ I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức- Hệ thống hoá tính chất vật lí , tính chất hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm halogen, oxi- lưu huỳnh 2.Kỹ năng: - Giải một số bài tâp như xác định thành phần hổn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí 3.Tư tưởng, tình cảm:Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc,xây dựng thái độ làm việc, học tập tích cực, chủ động hợp tác. II.CHUẨN BỊ. 1.Chuẫn bị của giáo viên.Bảng HTTH các nguyên tố hóa học -Phiếu học tập chuẩn bị trước trên giấy A0. bảng so sánh Nội dung Halogen Oxi-lưu huỳnh Các nguyên tố Vị trí trongBTH Đặc điểm e ngoài cùng Tính chất của các đơn chất Hợp chất quan trọng 2.Chuẩn bị của học sinh. - Kiến thức:Oân lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa 10. III. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại gợi mở IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1.Ổn định tổ chức.Kiểm tra sĩ số lớp 2.Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Kết hợp các câu hỏi trong quá trình ôn tập. 3.Giảng bài mới -Giới thiệu bài mới.Để chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng đầu năm, Hôm nay ta cùng ôn lại kiến thức lớp 10. 4-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Oân lại các kiến thức về phân nhóm chính nhóm VI , VII . + So sánh liên kết ion và liên kết cộng hoá trị ? trong các chất sau, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hoá trị : NaCl, HCl, Cl2 + So sánh các halogen,oxi, lưu huỳnh về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, tính oxi hoá khử. + So sánh tính chất vật lí và tính chất hoá học của HCl và H2SO4 ? Hs lên bảng điền thơng tin vào bảng mà hs đã chuẩn bị trước ở nhà Bảng so sánh: Hoạt động 2 Bài1 Hoàn thành chuổi phản ứng( Ghi rõ điều kiện) Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTH như thế nào? Þ Gv bổ sung 1 Hs lên bảng hồn thành sơ đồ phản ứng trên dựa vào những kiến thức đã học. Các em còn lại làm trong giấy nháp để kiểm chứng kết quả. Bài1 Hoàn thành chuổi phản ứng( Ghi rõ điều kiện) 1.2NaCl + 2 H2O --> 2NaOH + Cl2 + H2. 2.Cl2 + NaOH --> NaCl +NaClO 3.Cl2 + H2 --> 2HCl 4.3Cl2 + 6KOH --> 5KCl + KClO3 + 3H2O 5.2KClO3 --> 2KCl + 3O2 ... Hoạt động 3 :Bài2 Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: a.NaI,NaBr,NaCl,Na2SO4 b.NaOH,AgNO3,BaCl2,H2SO4,HBr c.Na2S,AgNO3,BaCl2, Pb(NO3)2 HS tự giải dựa vào sự HD của GV HD:I- : AgNO3 --> vàng đậm Br-: --> vàng nhạt Cl- --> trắng SO42-: BaCl2 --> trắng S2-: Pb(NO3)2 -->trắng Chú ý: Nhận biết SO42- trước Cl- Bài 1 : Cho 12g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dd HCl 0,5M thu được 2,24l khí ( đkc) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ? Tính thể tích HCl đã tham gia phản ứng ? Bài 2 : Cho hỗn hợp gồm Mg và Al vào dd H2SO4 thu được 2,24 lit khí ( đkc). Nếu hỗn hợp trên cho vào H2SO4 đặc nguội thì thu được 0,56 lit khí A (đkc) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? Dẫn khí A vào 28g dd NaOH 15%. Tính C% các chất trong dd sau phản ứng ? Bài 1 :HS giải a. Cu không tác dụng với HCl Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 n HCl = 0,1 mol => nFe = 0,1 mol => mFe = 5,6 g => mCu = 6,4g Vậy %Cu = % Fe = b.nHCl = 0,2 mol => VHCl = 0,2 / 0,5 = 0,4M Bài 2 : 2Al+ 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2 Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2 Al không tác dụng với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường . Mg + 2H2SO4 ® MgSO4 + SO2 + 2H2O Gọi x , y là số mol của Al và Mg Ta có hệ phương trình : 1,5x + y = 0,1 y= 0,025 => x = mAl = mMg = % khối lượng tính nNaOH = lập tỉ lệ nNaOH / nSO2 = muối tạo ra ? 5.Củng cố: Hoà tan hoàn toàn 1,12 gam kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thu được 0,448 lít khí ở ĐKC. Xác định tên kim loại ? HD: PTHH: R + 2HCl à RCl2 + H2 Theo PT số mol R bằng số mol H2==0,0200 mol è kim loại đã cho là Fe 6.Dặn dò, bài tập về nhà Xem trước bài mới . Bài 1 : đun nóng hỗn hợp gồm 1,2g Mg và 2,4g S ( không có không khí ) . Sản phẩm đem hoà tan vào 18,25g dd HCl 25% a. Tính thể tích khí bay ra ở đkc ? b. Dẫn khí trên vào 30g dd NaOH 20% . Tính C% các chất có trong dd sau phản ứng ? Bài 2 : hoà tan 11g hỗn hợp gồm NaBr và NaCl thành dd . Cho dd trên tác dụng vừa đủ với 127,5g dd AgNO3 20% . a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành ? b. Tính C% các chất có trong dd thu được ? IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG -
File đính kèm:
- 1.2.doc