Bài giảng Tiết 1: Ôn tâp đâu năm hóa (tiết 34)
1) Kiến thức:
Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ và các chương về hoá học hữu cơ; đại cương về hoá học hữu cơ,hiđrocacbon dẫn suất halogen-ancol-phenol, hiđrocacbon, andehit, xeton, axit cacboxylic.
Tiết 1: ÔN TÂP ĐÂU NĂM Ngày soạn Ngày giảng Lớp Tiết theo TKB Sĩ số 14/8/09 /08/09 12C1 14/8/09 /08/09 12C2 14/8/09 /08/09 12C3 I.Mục tiêu: Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ và các chương về hoá học hữu cơ; đại cương về hoá học hữu cơ,hiđrocacbon dẫn suất halogen-ancol-phenol, hiđrocacbon, andehit, xeton, axit cacboxylic. Kỹ năng: Từ cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất và ngược lại: từ tính chất của chất để dự đoán cấu tạo chất. Tình cảm, thái độ. Rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mội quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất làm cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích bộ môn này. II.Chuẩn bị. HS: lập bảng tổng kết kiến thức từng chương trước ở nhà GV:lập các bảng tổng kết. III.Phương pháp. Đàm thoại, thảo luận nhóm, hs làm việc với SGK IV.Tiến trình bài giảng Tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh hệ thống các chương- tên chương đã học trong chương trình hoá học 11? HS trả lời GV: Sự điện li là gì? Chất điện li là gì? Thế nào là chất điện li mạnh, điện li yếu ? GV: Theo thuyết Areniut thì axit, bazơ, muối, hyđroxit lưỡng tính được định nghĩa như thế nào? Điều kiện nào để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra? HS thảo luận nhóm và trả lời GV chính xác hoá kiến thức cho học sinh Hoạt động 2: Viết cấu hình e của Nitơ-Photpho Cho biết độ âm điện cấu tạo phân tử, các số oxi hoá của N,P? Axit tương ứng có tính chất gì? HS trả lời: GV tóm tắt ghi bảng Hoạt động 3: GV: Viết cấu hình e của C, Si các dạng tồn tại, cấu tạo, tính chất của đơn chất và hợp chất tương ứng? HS thảo luận và trả lời GV Chính xác hoá khắc sâu kiến thức cho học sinh Hoạt động 4: GV: Nhắc lại hệ thống phân loại các hợp chất hữu cơ? Thế nào là đồng đẳng, đồng phân? HS suy nghĩ và trả lời GV: Hãy cho biết công thức chung đặc điểm cấu tạo,đồng phân,danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hoá học ứng dụng và điều chế các hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, acol no đơn chức, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic? HS tập trung vào phần đồng phân, danh pháp và tính chất hoá học đặc trưng của từng hợp chất ở lớp phần còn lại về nhà hoàn thiện. I.Sự điện li: -Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li - Những chất khi tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li - Chất điện li mạnh, chất điện li yếu * Axit, bazơ, muối (là những chất điện li) * Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li II.Nitơ-Photpho Nitơ Photpho Cấu hình e Độ âm điện CTPT Các số oxi hoá Axit HNO3 là axit Axit H3PO4 là axit mạnh có tính oxi 3 nấc độ mạnh hoá mạnh trung bình,không có tính oxi hoá mạnh III. Cacbon- Silic: Cacbon Silic Cấu hình e Các dạng tồn tại Cấu tạo Tính chất IV.Đại cương hoá hữu cơ Hợp chất hữu cơ ↓ Hiđro cacbon Dẫn xuất của Hiđrocacbon V.Hiđrocacbon VI. Dẫn xuất halogen-ancol-phenol VII .Anđehit-xeton- Axit cacboxylic 4. Củng cố : Gv sử dụng câu hỏi: 1. Vì sao không nên nói chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion? 2. Có thể dùng kim loại Na để phân biệt các ancol: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH được không? Nếu phân biệt được hãy trình bày cách làm? 3. Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân của rượu no đơn chức có 5 các bon và gọi tên các chất đó? 5. Ra bài tập về nhà: Lập bảng hệ thống kiến thức về các hợp chất trong hoá học hữu cơ, thành thạo kỹ năng gọi tên và giải các bài tập trong sách giáo khoa 11 về lập công thức phân tử các hợp chất hữu cơ Soạn bài este
File đính kèm:
- Tiet 1.doc