Bài giảng Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm (tiết 46)

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Kiến thức chung: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, hoá trị của 1 nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỷ khối hơi của chất khí, dd, sự phân loại hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Kiến thức trọng tâm: Hoá trị của 1 nguyên tố, mol, dd.

 2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức

 

doc115 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm (tiết 46), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết.
Phiếu học tập số 1 : Các loại liên kết có đặc điểm gì giống nhau ?
Phiếu học tập số 2 : Các loại liên kết được hình thành như thế nào ?
Phiếu học tập số 3 : Những nguyên tử nào tạo được liên kết cộng hóa trị không có cực ? Những nguyên tử nào tạo được liên kết cộng hóa trị có cực ? Những nguyên tử nào tạo được liên kết ion ?
Phiếu học tập số 4 : Cho biết mối liên hệ giữa ba loại liên kết đã học.
* Hoạt động 2:
+ Thảo luận vấn đề thứ hai : Mạng tinh thể. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau, rồi điền các thông tin vào bảng tổng kết.
Phiếu học tập số 5 : Trình bày khái niệm tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Phiếu học tập số 6 : Lực liên kết trong các loại tinh thể là gì ?
Phiếu học tập số 7 : Đặc tính của các hợp chất có cấu tạo tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
I. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị 
+ Xem bảng 9 tr. 75 SGK
+ Bài tập 2 SGK tr. 76 : Trình bày sự giống và khác nhau của ba loại liên kết : liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion
So sánh
Liên kết cộng hóa trị không cực
Liên kết cộng hóa trị có cực
Liên kết ion
Giống nhau về mục đích
Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (có 8 electron ngoài cùng hoặc 2 electron ngoài cùng giống He)
Khác nhau về cách hình thành liên kết
Dùng chung electron, cặp electron dùng chung không bị lệch
Dùng chung electron, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Cho và nhận electron 
Thường tạo nên
Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim
Giữa các nguyên tử của các phi kim mạnh yếu khác nhau
Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét
Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.
II. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử 
+ Xem bảng 10 tr. 75 SGK
Bài tập 6 SGK tr.76
Tinh thể ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Khái niệm
Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể.
Ở các điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là các nguyên tử.
Ở các điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là các nguyên tử.
Lực liên kết 
Các ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực hút này lớn.
Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực liên kết này rất lớn.
Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều so với lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị 
Đặc tính
Bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy
Bền khá cứng, khó bay hơi, khó nóng chảy
Không bền, dễ bay hơi, dễ nóng chảy
4. Củng cố: (3')
Bài 1/76
5. BTVN: (1')
Bài 2 và bài 9/76
Tiết 28
Tuần
1. ỔN ĐỊNH: (1')
2. Kiểm tra: Trong giờ học
3. Bài mới:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và học sinh
NỘI DUNG KIẾN THỨC
20'
10'
10'
* Hoạt động 3 :
+ Thảo luận vấn đề thứ ba : Hóa trị các nguyên tố. Yêu cầu học sinh làm bài tập 7, 8 SGK tr. 76
* Hoạt động 4 :
+ Thảo luận vấn đề thứ tư : Số oxi hóa. Yêu cầu học sinh làm bài tập 9 SGK tr. 76
* Hoạt động 5 :
+ Thảo luận vấn đề thứ năm : Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. Yêu cầu học sinh làm bài tập 3, 4 SGK tr. 76
III. Hóa trị của các nguyên tố :
+ Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron ngoài cùng nhận thêm 2, 1 electron nên có điện hóa trị 2-, 1-.
+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA 1 electron ngoài cùng nhường đi 1 electron nên có điện hóa trị 1+.
Bài tập 7 SGK tr. 76 : Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.
Bài tập 8 SGK tr. 76 :
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong công thức hóa học các oxit cao nhất : Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br ?
b) Những nguyên tố nào sau đâycó cùng cộng hóa trị trong công thức hóa học của các hợp chất khí với hidro : P, S, F, Si, Cl, N, As, Te ? 
+ Các nguyên tố cùng nhóm có cùng cộng hóa trị trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hidro.
IV/ Số oxi hóa :
Nhắc lại các qui tắc xác định số oxi hóa. Vận dụng làm bài tập.
Bài tập 9 SGK tr. 76 :
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phân tử và ion sau : KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4 ; NO3- ; SO42- ; CO32- ; Br- ; NH4+ 
V/ Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học :
Bài tập 3, 4 SGK tr. 76 :
+ Viết phương trình tạo thành ion từ nguyên tử, viết cấu hình electron của ion, giải thích sự tạo thành liên kết ion.
+ Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị
Phiếu học tập số 8 : 
1/ Viết phương trình tạo thành ion từ các nguyên tử sau : Na, Mg, Al, O, Cl, S viết cấu hình electron của ion đó. Giải thích sự tạo thành liên kết ion giữa các nguyên tử : Na và O ; A (Z = 19) và X (Z = 16).
2/ Giải thích sự tạo thành liên kết giữa các nguyên tử : C và Cl ; X (Z = 1) và Y (Z = 16)	
4. Củng cố: (3')
Bài 7/ 76
5. BTVN: (1')
Nghiªn cu tr­íc bài 17.
 .
Chương4:
Tiết 29, 30.Bài 17
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Ngày soạn: 
Tuần
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Học sinh biết:
 Lập phương trình phản ứng oxi hoá- khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
 Học sinh hiểu:
 - Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.
 -Thế nào là phản ứng oxi hoá- khử. Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với các phản ứng không phải oxi hoá – khử.
2. Kỹ năng:
Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
đàm thoại kết hợp với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
 Giáo án. Hệ thống câu hỏi và bài tập
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Tiết 29
Tuần
1. ỔN ĐỊNH: (1')
2. Kiểm tra: Trong giờ học
3. Bài mới:
Thời
gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
10'
10'
10'
10'
* Hoạt động 1
 Giáo viên cho học sinh viết phương trình phản ứng giữa Na và O2 
 Cho học sinh xác định số oxi hoá của các chất trong phản ứng.
 Hãy nhận xét số oxi hoá của các chất trước và sau phản ứng.
 Chất có số oxi hoá tăng được gọi là chất gì?
 Chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng gọi là chất gì?
Kết luận gì về phản ứng oxi hoá - khử.
* Hoạt động 2
Hãy viết phương trình phản ứng của sắt vời dung dịch CuSO4?
 Hãy xác định số oxi hoá của các chất trước và sau phản ứng.
Kết luận điều gì ?
* Hoạt động 3
 Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
 Phản ứng trên không có sự tham gia của oxi có được gọi là phản ứng oxi hoá khử được không? Tại sao?
 Cho biết vai trò của các chất trong phản ứng?
* Hoạt động 4
 Từ các phản ứng trên hãy cho biết: 
 Thế nào là chất khử, sự oxi hoá? 
 Thế nào là chất oxi hoá, sự khử?
 Từ các phản ứng trên định nghĩa thế nào là phản ứng oxi hoá – khử ?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh định nghĩa đúng phản ứng oxi hoá khử.
* Hoạt động 1
 Học sinh viết phương trình phản ứng giữa Na và O2 và cân bằng phương trình.
 Học sinh dựa vào kiến thức đã học xác định số oxi hoá các chất trong phản ứng.
 Học sinh nhận xét về sự thay đổi của các chất trước và sau phản ứng.
 Chất có số oxi hoá tăng gọi là chất khử. Sự làm tăng số oxi hoá gọi là sự oxi hoá.
 Chất có số oxi hoá giảm là chất oxi hoá. Sự làm giảm số oxi hoá gọi là sự khử.
Có sự thay đổi số oxi hoá cùa một số nguyên tố sau phản ứng.
* Hoạt động 2	
 Học sinh viết phương trình phản ứng của sắt với dung dịch CuSO4:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 Học sinh xác định số oxi hoá của các chất trước và sau phản ứng và viết sự nhường nhận electron.
Kết luận: Fe là chất khử, ion Cu2+ là chất oxi hoá.
* Hoạt động 3
 Học sinh xác định số oxi hoá và nhận xét sự thay đổi số oxi hoá 
Kết luận: Là phản ứng oxi hoá khử vì có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.Trong đó:
 H2 là chất khử.
 Cl2 là chất oxi hoá.
* Hoạt động 4
 Học sinh dựa cụ thể vào ba phản ứng trên 
Định nghĩa chất oxi hoá, sự khử? Chất khử, sự oxi hoá?
 Dựa vào quá trình oxi hoá, quá trình khử trên
Học sinh nêu định nghĩa phản ứng oxi hoá khử.
I. Phản ứng oxi hoá – khử:
 1. Phản ứng của Natri với Oxi:
 Sự oxi hoá
 0 0 +1 0
 4Na + O2 2Na2O
	Sự khử
 Na Na+ + 1e
1s22s22p63s1 1s22s22p6
 0 -2
 O + 2e O 
1s22s22p4 1s22s22p6
 -Nguyên tử Na nhường e, là chất khử. Sự nhường e của Na được gọi là sự oxi hoá nguyên tử Na(Số oxi hoá tăng).
 -Nguyên tử O nhận e, là chất oxi hoá. Sự nhận e của O được gọi là sự khử nguyên tử O (Số oxi hoá giảm).
 Vậy có thể nói, trong phản ứng oxi -hoá khử có sự cho – nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
 2. Phản ứng của sắt với dung dịch muối sunfat:
 0 +2 +2 0
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 -Nguyên tử sắt nhường e, là chất khử. Sự nhường e của Fe được gọi là sự oxi hoá nguyên tử Fe (Số oxi hoá tăng).
 -Ion Cu2+ nhận e, là chất oxi hoá. Sự nhận e của ion Cu2+ được gọi là sự khử ion đồng (Số oxi hoá giảm).
 Phản ứng của Fe với dung dịch CuSO4 còng là phản ứng oxi hoá- khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
 3. Phản ứng của hiđrô với Clo:
 0 0 +1 -1
 H2+Cl2 HCl
 Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hoá trị nên không có sự nhường nhận electron. Tuy nhiên, số oxi hoá của các chất trong phản ứng có thay đổi. 
 -Số oxi hoá của H tăng, H2 là chất khử
Sự oxi hoá nguyên tử hiđrô.
 -Số oxi hoá của Clo giảm, Cl2 là chất oxi hoá.
Sự khử nguyên tử Clo.
 Trong phản ứng của hiđro với clo xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. Đó còng là phản ứng oxi hoá – khử .
 4. Định nghĩa:
 -Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.
 Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hoá
 -Chất oxi hoá là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.
 Chất oxi hoá còn được gọi là chất bị khử.
 -Sự oxi hoá(QT oxi hoá) một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.
 -Sự khử (QT khử) một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.
 * Định nghĩa:Phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; Hay phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

File đính kèm:

  • docgiao an 10.doc