Bài giảng Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 47)

Kiến thức

 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hoá học vô cơ (sự điện li, nhóm nitơ, nhóm cacbon) và hoá học hữu cơ: đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic.

 - Khắc sâu những kiến thức mới và khó như khái niệm axit – bazơ theo thuyết Bronstet, chương điện li, khái niệm tecpen trong chương hiđrocacbon không no

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 47), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 
1,2
ÔN TẬP ĐẦU NĂM 
 Ngày soạn:............/............
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hoá học vô cơ (sự điện li, nhóm nitơ, nhóm cacbon) và hoá học hữu cơ: đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic.
 - Khắc sâu những kiến thức mới và khó như khái niệm axit – bazơ theo thuyết Bronstet, chương điện li, khái niệm tecpen trong chương hiđrocacbon không no
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo suy ra tính chất và ừng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất dự đoán cấu tạo của chất.
 - Rèn kĩ năng giải bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất.
 - Phát triển khả năng tự học, biết lập bảng tổng kết kiến thức, biết các tóm tắt những nội dung của từng bài, từng chương.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác và nghiêm túc trong học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Bài tập có liên quan.
 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức có liên quan của chương trình hoá học 11.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, kiểm tra.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi kiểm diện, nêu một số yêu cầu khi học bộ môn hoá học lớp 12.
 2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
- Học sinh trình bày những tổng kết về sự điện li.
- Các học sinh khác góp ý, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Lấy ví dụ về axit – bazơ theo thuyết Arenius và theo thuyết Bronstet.
- Lấy ví dụ về các trường hợp xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
I. SỰ ĐIỆN LI
1. Sự điện li
- Chất điện li.
- Sự điện li.
- Chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
2. Axit, bazơ và muối
- Định nghĩa axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối theo thuyết Arenius.
- Định nghĩa axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối theo thuyết Bronstet.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
Hoạt động 2
- Học sinh trình bày những tổng kết về cấu hình electron, độ âm điện, cấu tạo phân tử, Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố và các hợp chất tiêu biểu do chúng tạo ra.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
II. NHÓM NITƠ
1. Cấu tạo nguyên tử, phân tử của nitơ và photpho
2. Tính chất của nitơ và photpho
3. Tính chất của các hợp chất của nitơ và của photpho.
Hoạt động 3
- Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, tính chất của các nguyên tố và hợp chất do chúng tạo ra.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
III. NHÓM CACBON
1. Cấu tạo nguyên tử, phân tử của cacbon và silic
2. Tính chất của cacbon và silic
 3. Tính chất của các hợp chất của cacbon và của silic.
Hoạt động 4
- Học sinh trình bày kết quả tổng hợp kiến thức về: phân loại hợp chất hữu cơ, các khái niệm cơ bản về hợp chất hữu cơ
IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
1. Phân loại hợp chất hữu cơ
2. Các khái niệm: đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, các
 loại phản ứng hữu cơ.
Hoạt động 5
- Trình bày công thức phân tử và đặc điểm cấu tạo phân tử từ đó rút ra tính chất hoá học cơ bản, phương pháp điều chế các hiđrocacbon.
V. HIĐROCACBON
1. Công thức phân tử
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử
3. Tính chất hoá học
4. Điều chế các hiđrocacbon
Hoạt động 6
- Trình bày công thức phân tử và đặc điểm cấu tạo phân tử từ đó rút ra tính chất hoá học cơ bản, phương pháp điều chế các dẫn xuất halogen, ancol, phenol.
VI. DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL
1. Công thức phân tử
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử
3. Tính chất hoá học
4. Điều chế các hợp chất
Hoạt động 7
- Trình bày công thức phân tử và đặc điểm cấu tạo phân tử từ đó rút ra tính chất hoá học cơ bản, phương pháp điều chế các anđehit, xeton, axit cacboxilic.
- Các phương pháp lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
VII. ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXILIC
1. Công thức phân tử
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử
3. Tính chất hoá học
4. Điều chế các hợp chất
Hoạt động 8
GV: Nêu các bài tập, yêu cầu HS thảo luận, làm bài.
HS: Thảo luận, làm bài.
GV: Yêu cầu HS trình bày bài lên bảng.
HS: Trình bày bài.
GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận, chỉnh sửa. 
VIII. MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,2g chất X, được 11,2l CO2 (đktc) và 10,8g H2O. Lập CTPT, viết CTCT và tên gọi 
của X biết khi X pư với Cl2 với tỉ lệ mol 1 :1 chỉ tạo một dẫn xuất monoclo.
Bài 2. Cho 4,6g ancol Y đơn chức tác dụng với Na dư thu được 1,12l H2 (đktc). 
1. Lập CTPT, viết CTCT và tên gọi Y.
2. Hoàn thành sơ đồ sau.
C2H6 → X1→ X2 → Y → H3C-CHO → H3C- COOH. 
Bài 3. Bằng phương pháp hoá học, phân biệt các chất riêng biệt sau:
a. C2H6, C2H4, C2H2. 
b. C6H6, C6H5- CH3, C6H5-CH=CH2.
c. C2H5OH, H3C- CHO, H3C- COOH, HCOOH, 
H2C=CH-COOH, C3H5(OH)3.
Bài 4. Bằng phương pháp hoá học, tách riêng từng chất sau ra khỏi hỗn hợp:
a. C2H6 , C2H4 , C2H2 .
b. C2H5OH, H3C- CHO, H3C-COOH.
V. CỦNG CỐ: Giáo viên nhắc lại các kiến thức và kĩ năng quan trọng, khái quát hoá dạng bài, cách giải. 
VI. DẶN DÒ:	
 1. Ôn tập, hoàn thành bài tập.
 2. Chuẩn bị bài sau: ESTE:	
	- Ôn lại phần ancol, axit cacboxylic. 
	- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 12 BAN A.doc
Giáo án liên quan