Bài giảng Tập đọc: bốn anh tài

 - Rèn đọc đúng các từ ngữ :Cẩu Khây , chõ xôi ,sốt sắng ,Nắm Tay Đóng Cọc ,tan hoang .Đọc liền mạch các tên riêng ,Lấy Tai Tát Nước ,Móng Tay Đục Máng .

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ;nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ ,nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé

 -Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài :Cẩu Khây ,tinh thông ,yêu tinh .

 - Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sức khỏe,tài năng ,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây .

 

doc35 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tập đọc: bốn anh tài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật độ dân số lớn nhất.
b) Mật độ dân số thành phố Hồ Chí Minh gấp đôi mật độ dân số thành phố Hải Phòng
Ngày soạn: 14/1/ 2006
Ngày dạy: 18 / 1 / 2006
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
 + Củng cố, nhận thức về 2 kiểu mở bài(trực tiếp và dán tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
 + Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
 + Nghiêm túc tự giác học bài , làm bài 
II. Đồ dùng dạy – học
 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài(trực tiếp và dán tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
II. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS nhắc lại 2 cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và dán tiếp).
+ Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi cùng ban, so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.
+ Gọi HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, GV kết luận:
* Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
* Điểm khác nhau:
 - Đoạn a,b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
- Đoạn c ( mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
* GV lưu ý:
+ Chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.( ở trường hoặc ở nhà)
+ Viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn: 1 đoạn trực tiếp, 1 đoạn dán tiếp.
* GV yêu cầu HS viết đoạn mở bài theo 2 cách vào vở.
+ Cho HS làm bài trên phiếu dán phiếu lên bảng, đọc kết quả, lớp nhận xét.
* Ví dụ: 
+ Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
+ Mở bài gián tiếp: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi, Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
3. Củng cố, dặn dò
+ GV nhận xét tiết học.
+ Yêu cầu HS hoàn thành bài văn vào vở.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ 1 HS đọc.
+ Lớp đọc thầm và phát biểu ý kiến.
+ Lần lượt HS phát biểu.
+ Lớp lắng nghe và nhận xét.
+ 2 HS nhắc lại.
+ 1 HS đọc.
+ HS lắng nghe để thực hiện.
+ HS làm bài.
+ 2 HS dán phiếu lên bảng, lớp nhận xét.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
KĨ THUẬT
GIEO HẠT GIỐNG RAU, HOA ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu
 + HS biết đựơc các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau, hoa.
 + Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất.
 + Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học
 + Vật liệu và dụng cụ:
 - Một số loại hạt giống rau, hoa.
 - Túi bầu hoặc hộp nhựa.
 - Dầm xới, cuốc.
 - Đất đã lên luống.
Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
+ GV giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu bài học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình gieo hạt giống.
+ Gọi HS đọc nội dung bài trong SGK.
H: Tại sao phải chọn hạt giống?
H: Tại sao phải làm đất nhỏ trước khi gieo trồng?
+ Yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm.
+ GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt.
+ GV nhận xét và giải thích:
- Gieo hạt đều trên luống, trên rạch đảm bảo khoảng cách cho cây con phát triển.
- Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô, đảm bảo đủu nhiệt độ, độ ẩm cho hạt nảy mầm.
- Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn ẩm, hạt mới nảy mầm được, chú ý không tưới quá nhiều sẽ làm hạt thối.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn rhao tác kĩ thuật
+ Gọi HS nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt
+ GV hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK.
+ Yêu cầu HS thực hiện lại thao tác GV vừa hướng dẫn, lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
+ GV và HS cùng thực hiện trên túi bầu, hay chậu.
3, Củng cố, dặn dò:
H: Nêu quy trình gieo hạt giống?
H: Trình bày thao tác kĩ thuật gieo hạt giống?
+ Dặn HS tiết sau thực hành.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Để có hạt giống tốt đem gieo, đảm bảo hạt nảy mầm, cây khoẻ.
- Giúp hạt nảy mầm dễ, không bị đọng nước.
+ 2 HS nhắc lại.
+ HS quan sát tranh quy trình.
- Lớp lắng nghe.
+ 2 HS nhắc lại.
+ 2 HS lần lượt thực hiện thao tác.
+ HS thực hiện trên túi bầu.
+ 2 HS trả lời.
+ HS nhớ và chuẩn bị tiết sau.
THỂ DỤC
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI: THĂNG BẰNG.
I. Mục tiêu
+ Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
+ Chơi trò chơi: Nhảy lướt sóng. Yêu cầu biết cách chơi và chủ động chơi.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Dọn vệ sinh sân trường.
+ Còi, dụng cụ để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
2. Phần cơ bản
a)Ôn đội hình đội ngũ.
b) Trò chơi vận động: (Nhảy lướt sóng)
3. Phần kết thúc
+ Hồi tĩnh.
+ Tập hợp lớp.
5 phút
25 phút
5 phút
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, đi đều 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV.
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng: Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Yêu câu mỗi HS làm chỉ huy 1 lần.
+ Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc. Mỗi em cách nhau 2 m. GV điều khiển chung.
+ Học trò chơi “ Thăng bằng”
* GV phổ biến cách chơi:
+ Cho HS khởi động kĩ các khớp chân tay.
+ GV hướng dẫn HS cách nắm cổ chân để co chân, cách di chuyển trong vòng tròn, cách giữ thăng bằng và phân công trọng tài cho từng đôi chơi.
+ GV điều khiển chung.
* HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ GV nhận xét ,đánh giá kết quả giờ học.
TOÁN
HÌNH BÌNH HÀNH
I Mục tiêu
 + Giúp HS:
 - Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
 - Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học
 + GV chuẩn bị bảng phụ vẽ sẵn một số hình: Hình vuông, hình chữ nhật. Hình bình hành, hình tứ giác.
III Hoạt động dạy –học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
 A B
 D C
+ GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình bình hành lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
+ GV giới thiệu tên gọi hình bình hành.
 A B
 C D
+ Yêu cầu HS phát biểu.
* Kết luận: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+ Yêu cầu HS lấy ví dụ các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành.
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS nhận dạng và trả lời câu hỏi.
+ GV chữa bài và kết kuận:
- Hình 4 không phải là hình bình hành.
Bài 2: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
+ Yêu cầu HS nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Bài 3: 
+ GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
+ Gọi 2 HS lên bảng , mỗi em vẽ 1 hình, sau đó nhận xét.
* Chú ý dùng phấn khác màu để phân biệt 2 đoạn thẳng có sẵn và 2 đoạn thẳng vẽ thêm.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Gọi HS nêu kết luận về hình bình hành.
+ Nhận xét tiết học, hướng dẫn HS làm bài làm
- HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát hình vẽ trên bảng rồi nhận xét hình dạng của hình bình hành.
+ 1 HS lên bảng đo độ dài của các cặp cạnh rồi phát biểu.
Hình bình hành ABCD : Có cạnh AB song song và bằng CD;Cạnh AC song song và bằng BD
+ 3 em lấy ví dụ.
+ 1 HS đọc yêu cầu.
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ 1 HS nêu yêu cầu.
+ HS lắng nghe và nhận dạng, nêu hình nào là hình bình hành.
+ 2 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở.
+ 2 HS nêu.
+ HS lắng nghe và ghi bài.
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I Mục tiêu
 + Sau bài học, HS có khả năng:
 - Xác định và nêu vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ.
 - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
 - Biết đựơc những điều kiện để Hải Phòng trở thành thành phố cảng và trung tâm du lịch.
 - HS luôn có ý thức tìm hiểu về thành phố Hải Phòng.
II. Đồ dùng dạy – học
 + Bản đồ, lược đồ Việt Nam và Hải Phòng.
 + Tranh ảnh SGK và sưu tầm.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS tìm dẫn chứng cho các nhận xét sau:
1. Hà Nội là thành phố cổ đang phát triển.
2. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị. 
3. Hà Nội là rung tâm văn hoá, khoa học.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hải Phòng – thành phố cảng.
+ GV treo bản đồ VN và lược đồ thành phố Hải Phòng.
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng sau:
Thà

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 19 chi tiet.doc
Giáo án liên quan