Bài giảng Phân tích định tính - Điều chế và tính chất của metan

Kiến thức:

 Biết cách xác định sự có mặt của C , H trong hợp chất hữu cơ, phương phápđiều chế và thử một số tính chất của metan.

 2. Kỹ năng:

 Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ các hóa chất , ống nghiệm chứa chất rắn , thử tính chất của chất khí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích định tính - Điều chế và tính chất của metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành số 3
Hóa lớp 11 cơ bản.
-----------
Họ và tên GV: Lư Thị Như Ly 
Đơn vị : Trường THPT Lý Sơn 
 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH - ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN
 I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
	Biết cách xác định sự có mặt của C , H trong hợp chất hữu cơ, phương phápđiều chế và thử một số tính chất của metan.
 2. Kỹ năng:
 Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ các hóa chất , ống nghiệm chứa chất rắn , thử tính chất của chất khí.
 II- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cho một nhóm thực hành:
 1. Dụng cụ thí nghiệm:
 - Ống nghiệm.
 - Cặp ống nghiệm.
 - Nút cao su 1 lỗ.
 - Ống dẫn khí hình chữ L, ống vuốt nhọn.
 - Bộ giá thí nghiệm, đèn cồn, thìa xúc hóa chất,giá để ống nghiệm.
 2. Hóa chất:
 - Saccarozơ, CuO, bột CuSO4 khan, nước vôi trong, bông
 - Natriaxetat khan đã được nghiền nhỏ, vôi tôi xút, dung dịch brom, dd thuốc tím.
 III- Tiến trình tiết thực hành:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Hãy nêu mục đích, nguyên tắc của phép phân tích định tính nguyên tố? Trong phòng thí nghiệm ,để xác định định tính ngtố C và H trong hợp chất hữu cơ, ta phải làm thế nào?
 Câu 2: Hãy nêu cách điều chế metan trong phòng thí nghiệm,viết phươnh trình phản ứng minh họa ?
 * Trả lời:
 - Mục đích: Xác định ngtố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.
 - Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơthành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.
 - Để xác định định tính C và H ,người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển nguyên tố C thành CO2 ,nguyên tố H thành H2O.
 - Điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm: 
 Đun nóng natriaxetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút: 
	CH3 COONa + NaOH CaO t0 CH4 + Na2 CO3
Vào bài:	GV chia HS trong lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5HS.
Thí nghiệm 1: 
	Xác định định tính cacbon và hiđrô.
	GV gọi 1 HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
	GV hướng dẫn HS lấy và cân hóa chất.
	Cần lưu ý HS : Cần trộn thật kỹ hỗn hợp saccarozơ với CuO cho vào tận đáy ống nghiệm khô .
	GV hướng dẫn HS cách lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 4.1 SGK.
	GV: Hãy cho biết sự thay đổi màu của bột CuSO4 khan và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng nước vôi trong ? 
	+ Bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh do hơi nước vừa mới sinh ra đã kết hợp với CuSO4 khan tạo thành CuSO4 . 5H2O -> Chứng tỏ có H trong saccarozơ.
	+ Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch là CaCO3 chứng tỏ có C trong hợp chất saccarozơ.
	GV hướng dẫn HS viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	Glucozơ CuO, t0 CO2 + H2O 
	CuSO4 + 5H 2O CuSO4 . 5H2O
 (màu trắng) 	 (màu xanh)
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
	Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của metan.
	GV yêu cầu HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm:
	GV nên chuẩn bị sẵn vôi tôi xút và Natriaxetat khan cho các nhóm thực hành.
	GV Hướng dẫn HS lắp dụng cụ Thí nghiệm như hình 5.2 (SGK)
	GV Bằng cách nào để thu được khí metan? Vì sao? 
	GV Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và quan sát và giải thích? 
t0
 +Metan sinh ra cháy ở đầu ống dẫn khí vơi ngọn lửa màu xanh nhạt, phương trình phản ứng:
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O .
	+ Metan không làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím -> chứng tỏ không xảy ra phản ứng hóa học 
III- GV Yêu cầu HS viết bài tường trình thí nghiệm : 
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành TNo
Hiện tượng
G.Thích và PT PƯ
Họ và tên GV: Lư Thị Như Ly 
Đơn vị : Trường THPT Lý Sơn 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
-----------
	PHẦN 1: Trắc nghiệm (4đ) 
Câu 1: Khoanh tròn vào một trong các chữ A,B,C,D đứng trước phương án chọn đúng: 
	1- Phát biểu nào sau đây chưa chính xác: 
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
B. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
C. Các chất có cùng công thức phân tử là đồng phân của nhau.
D. Liên kết hóa học thường gặp nhất trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
	2- Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? 
A- C2H4 	B- C2H2 	C- CH4 	D- C6H6.
	3- Kết luận nào sau đây là đúng: 
A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.
B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo chiều hướng khác nhau.
C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xuyên xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.
D. Phản ứng của chất hữu cơ thường xuyên xảy ra nhanh và không theo một hướng xác nhất định.
	4- Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrôcacbon no? 
A. Hiđrocabon no là những hợp chất hữu cơ chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
B. Hiđrocabon no là Hiđrocabon chỉ có các liên kết đơn trong phân tử.
C. Hiđrocabon no là Hiđrocabon có các liên kết đơn trong phân tử.
D. Hiđrocabon no là Hiđrocabon có ít nhất một liên kết đơn trong phân tử.
	5- Ở điều kiện thường, các hiđrocabon ở thể khí gồm các hiđrocabon có : 
A. Số nguyên tử cabon từ 1 đến 4.
B. Số nguyên tử cabon từ 1 đến 5.
C. Số nguyên tử cabon từ 1 đến 6.
D.Số nguyên tử cabon từ 1 đến 10.
	6- Hiđrocabon A là đồng đẳng của axetilen, có công thức phân tử : CnH2n-2 . A là chất nào sau đây? 
A. C4H8 	B. C6H8 	C.C5H7	D.C3H4
	7- Hiđrocabon X có công thức đơn giản nhất là C2H5 . Công thức phân tử của X là hợp chất nào dưới đây? 
A. C8H20 	B.C6H15 	C. C4H10 	D. C2H5.
	8- Hai Hiđrocabon A và B có cùng công thức C5H12 tác dụng với Clo theo tỉ lệ mol 1:1 thì A tạo ra một dẫn xuất duy nhất còn B thì cho 4 dẫn xuất. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là : 
A. (CH3)4 C 	; (CH3) 2 CHC2H5 
B. (CH3)4 C 	; CH3 - CH2 -CH2 - CH2 -CH3 
C. (CH3) 2 CHC2H5	; (CH3)4 C
D. (CH3) 2 CHC2H5	; CH3 - CH2 -CH2 - CH2 -CH3 
Phần 2: Tự luận (6đ) 
Câu 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: 
a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ mol 1:1) khi chiếu sáng.
b) Tách một phân tử hiđro từ phân tử etan.
c) Đốt cháy pentan 
Câu 3: (4đ).
	Đốt cháy hoàn toàn 0,30g chất A (phân tử chỉ chứa C,H,O) thu được 0,44g khí CO2 và 0,18g H2O. Thể tích hơi của 0,30g chất A bằng thể tích của 0,16 g khí ôxi (đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất).
	Xác định công thức phân tử của chất A.
Đáp án: 
1
2
3
4
5
6
7
8
C
C
B
B
A
D
C
A
Phần 2: (Tự luận)
Câu 2: 
2
	Ta có : = = 
0,16
32
2
	nO = = 0,005 mol 
0,30
0,005
=> nA = 0,005 mol => M = = 60đvc
0,44. 200
 44
=> x= = 2
 200.0,18
 9
 y= = 4
	=> Công thức của hợp chất hữu cơ là : C2H4Oz 
	=> 16z= 60-12.2 -4= 2 
	Vậy công thức phân tử của A là : C2H4O2 

File đính kèm:

  • docBai 28.doc
Giáo án liên quan