Bài giảng Ôn tập học kỳ 1 (tiếp)

/Mục tiêu bài học:

1/Kiến thức:

- Hệ thống hoá những khái niệm cơ bản: sự điện ly; axit-bazơ, muối theo thuyết điện ly; tính chất Nitơ, Photpho.

- Hiểu được mối liên hệ giữa thuyết điện ly với ứng dụng của thuyết này khi khi nguyên cứu các hợp chất của Nitơ, Photpho.

2/Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập điện ly, bài tập hỗn

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập học kỳ 1 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I/Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:
Hệ thống hoá những khái niệm cơ bản: sự điện ly; axit-bazơ, muối theo thuyết điện ly; tính chất Nitơ, Photpho.
Hiểu được mối liên hệ giữa thuyết điện ly với ứng dụng của thuyết này khi khi nguyên cứu các hợp chất của Nitơ, Photpho.
2/Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập điện ly, bài tập hỗn hợp.
Phát triển năng lực hoạt động hợp tác theo nhóm.
II/ Chuẩn bị:
 	GV chuẩn bị 4 phiếu học tập. Thông hệ thống câu hỏi, GV yêu cầu mức độ kiến thức, kĩ năng để học sinh chuẩn bị ở nhà.
III/ Phương pháp:
 	 Đàm thoại – Nêu vấn đề.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1>Hoạt động 1: Vào bài
Nhằm hệ thống hoá những kiến thức liên quan đến sự điện ly, tính chất N, P và các hợp chất của chúng cũng như rèn luyện những kĩ năng vận dụng kiến thức vào những bài tập cụ thể.
2>Hoạt động 2: Sự điện ly
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Thế nào là sự điện ly, độ điện ly? Khái niệm về axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính theo thuyết điện ly. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Trộn lẫn các dung dịch sau, trường hợp nào có xảy ra phản ứng hãy viết phương trình ion thu gọn.
Câu 3: Bài tập 6/tr.
Hướng dẫn:
α = n/n0 = C.6,02.1023/C0.6,02.1023 = C/C0
Phương trình điện ly:
 CH3COOH D H+ + CH3COO-
C = α.C0 = 0,20.0,043 = 8,6.10-3 M
_[H+] = [CH3COO-] = 8,6.10-3 M
_[CH3COOH] = 0,043 - 8,6.10-3 = 0,034M
3>Hoạt động 3: Axit, bazơ, muối
Câu 1: Có V1 ml dd HCl (pH = 3) được pha loãng thành V2 ml dd HCl (pH = 4). Biểu thức liên hệ V1 và V2:
A. V1 = 9V2	C. V2 = 9V1
B. V2 = 10V1	D. V2 = V1
Câu 2: Bài tập 10/tr
Hướng dẫn:
a. CH3COOH D H+ + CH3COO-
Ka = [H+] .[CH3COO-]/[CH3COOH] = 1,75.10-5
 hay [H+] 2 /(0,10-[H+] )= 1,75.10-5 
[H+] <<0,10 _ [H+] 2 = 0,10.1,75.10-5 
[H+] =
b.	Kb = [NH4+] .[OH-]/[NH3] = [OH-] 2 /(0,10-[OH-] )= 1,80.10-5
_[OH-] =?
Câu 3: Phản ứng nào sau đây mà trong đó nước đóng vai trò là một axit Bronstet
A. 	 HCl + H2O → H3O+ + Cl-
B. 	NH3 + H2O → NH4+ + OH-
C.	CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O
D.	H2SO4 + H2O → H3O+ + HSO4-
4> Hoạt động 4: Tính chất Nitơ – Photpho
Phiếu học tập số 3
Câu 1: So sánh Nitơ và Photpho về:
Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học.
Tính chất vật lý và tính chất hoá học.
Câu 2: Giải thích và dẫn ra phản ứng hoá học để minh hoạ cho những tính chất sau:
NH3 chỉ có tính khử.
N2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
HNO3 chỉ có tính oxi hoá.
Câu 3: Cho 200ml dd H3PO4 0,5M tác dụng với 100ml dd NaOH 2,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch có những muối nào, khối lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
nH3PO4 = 0,5.0,2 = 0,1 mol
nNaOH = 2,5.0,1 = 0,25 mol
_nH3PO4/nNaOH = 0,1/0,25 = 0,4
_1/3 < nH3PO4/nNaOH < ½
_ tạo hỗn hợp Na2HPO4 và Na3PO4
- Viết ptpư suy ra m?

File đính kèm:

  • docBai 34(on).doc
Giáo án liên quan