Bài giảng Ôn tập hoá học vô cơ (tiếp)

1. Kiến thức.

 - Hệ thống hoá các khái niệm cơ bản như sự điện li, axit, bazơ, muối. Tính chất của nitơ – photpho; cacbon – silic.

 - Hiểu mối liên hệ giữa thuyết điện li với ứng dụng của thuyết này khi nghiên cứu hợp chất của nitơ – photpho; cacbon – silic.

 2. Kĩ năng.

 - Phát triển năng lực hoạt động theo nhóm.

 - Phát triển năng lực tự học thông qua phần chuẩn bị bài ôn.

 - Rèn năng lực giải bài tập hoá học phần điện li, bài tập hỗn hợp, tổng hợp.

II. Chuẩn bị.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập hoá học vô cơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ
I. Mục tiêu.
	1. Kiến thức.
	- Hệ thống hoá các khái niệm cơ bản như sự điện li, axit, bazơ, muối. Tính chất của nitơ – photpho; cacbon – silic.
	- Hiểu mối liên hệ giữa thuyết điện li với ứng dụng của thuyết này khi nghiên cứu hợp chất của nitơ – photpho; cacbon – silic.
	2. Kĩ năng.
	- Phát triển năng lực hoạt động theo nhóm.
	- Phát triển năng lực tự học thông qua phần chuẩn bị bài ôn.
	- Rèn năng lực giải bài tập hoá học phần điện li, bài tập hỗn hợp, tổng hợp.
II. Chuẩn bị.
G. Phiếu học tập.
H. Chuẩn bị kiến thức ở nhà, đến lớp thảo luận phiếu học tập.
G. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ dạy học, học tập.
III. Định hướng ôn tập.
Hoạt động 1. G nhấn mạnh nội dung trọng tâm mà H cần đạt được.
Hoạt động 2. Làm việc với phiếu học tập số 1.
1. Sự điện li là gì? Khái niệm về axit, bazơ, muối và hidroxit lưỡng tính theo thuyết điện li. Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi giữa các ion trong dung dịch điện li. Viết phương trình ion đầy đủ và thu gọn cho các phản ứng sau:
AgNO3 + NaCl à
Na2CO3 + HCl à
CH3COONa + H2SO4 à
NH4Cl + NaOH à
3. Một cốc nước có chứa a mol Ca2+; b mol Mg2+; c mol Cl-; d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c và d là
A. 2a + b = c + d.	B. 2a + 2b = c + d.	C. a + b = c + d.	D. a + b = 2c + 2d.
Hoạt động 3. Làm việc với phiếu học tập số 2. 
1. Có V1 ml dung dịch HCl có pH = 3, pha loãng thành V2 ml dung dịch HCl có pH = 4. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = 9V2.	B. V2 = 10V1.	C. V2 = 2V1.	D. V2 = 9V1.
2. Một cốc đựng 200,0 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Rót vào cốc này 20,0 ml dung dịch NaOH a(M), thu được 1 kết tủa. Đem kết tủa sấy khô và nung đến khối lượng không đổi, thu được 0,51 gam chất rắn. Giá trị a bằng
A. 1,5M.	B. 1,0M hoặc 1,5M.	C. 1,5M hoặc 3,0M.	D. 1,5M hoặc 7,5M.
3. Cho dung dịch X chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
	* Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lit khí (đktc).
	* Phần 2 cho tác dụng với BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa.
	Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
Tổng khối lượng muối trong X bằng
A. 3,055 gam.	B. 6,11 gam.	C. 5,21 gam.	D. 7,35 gam.
Hoạt động 4. Làm việc với phiếu học tập số 3.
1. So sánh nitơ – photpho và cacbon – silic về các nội dung:
	a. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử.
	b. Tính chất vật lí và tính chất hoá học của các đơn chất.
	c. Các hợp chất quan trọng có nhiều ứng dụng của nitơ – photpho và cacbon – silic.
2. Vai trò của nitơ – photpho và cacbon – silic đối với công, nông nghiệp.
3. Lập bảng so sánh các axit: HNO3, H2SO4, HCl về thành phần phân tử, tính chất điện li, tính chất hoá học.
Hoạt động 5. Làm việc với phiếu học tập số 4.
1. Các biện pháp kĩ thuật áp dụng lí thuyết tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học trong sản xuất amoniac và HNO3.
2. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc thì thu được khí nào sau đây?
A. H2.	B. N2.	C. NO.	D. NO2.
3. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính làm cho Trái đất ấm dần lên?
A. CO2.	B. SO2.	C. NO2.	D. CFC.
4. Hàm lượng đạm trong phân được tính theo % khối lượng của nitơ trong muối. Cho các loại phân đạm sau: Đạm 2 lá NH4NO3; đạm sunfat (NH4)2SO4; đạm urê (NH2)2CO; đạm xinamit CaCN2. Các loại phân có hàm lượng đạm như nhau là
A. Đạm 2 lá và đạm sunfat.	B. Đạm 2 lá và đạm urê.
C. Đạm 2 lá và đạm xinamit.	D. Đạm 2 lá, đạm urê và đạm xinamit.

File đính kèm:

  • docOn tap Hoa vo co.doc
Giáo án liên quan