Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 97, 98: Văn bản 3 Nói với con
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 97, 98: Văn bản 3 Nói với con, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 97-98 VĂN BẢN 3. NÓI VỚI CON Y Phương a. Tác giả - Y Phương (1948 – 2022) là nhà thơ dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, phóng khoáng, mang đậm màu sắc văn hoá vùng đất quê ông. - Tác phẩm tiêu biểu: Nói với con (1980); Người núi Hoa (1982); Tiếng hát tháng Giêng (1986), Đàn then (1996), Vũ khúc Tày (2015), b. Tác phẩm Yêu cầu: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Tìm hiểu chung văn bản) Tìm hiểu chung VB: Trả lời 1. Xuất xứ: ... 2. Thể thơ: ... 3. Phương thức biểu đạt: ... 4. Bố cục: ... 5. Chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình: b. Tác phẩm - Xuất xứ Viết năm 1980, in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1987) -Thể thơ Tự do. - Phương thức biểu đạt Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. - Bố cục: 3 phần + P1: 10 câu thơ đầu: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. + P2: 13 câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp phẩm chất của "người đồng mình" + P2: 4 câu thơ còn lại: lời dặn dò của người cha với con. -Chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình + Chủ thể trữ tình: Người cha-> thế hệ đi trước. + Đối tượng trữ tình: người con-> thế hệ đi sau, những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tình. II. Khám phá văn bản 1. Mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở *Mối quan hệ giữa “con” với gia đình: hết sức tự nhiên và sâu sắc - Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc. - Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_7_tiet_97_98_van_ban_3_noi_voi_con.pptx