Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 (Tiết 102) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

I.Trắc nghiệm:(2 điểm)

Câu 1: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B sao cho đúng ?

A B Nối

1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta a.Hoài Thanh 1 -

2.Tục ngữ về con người và xã hội b.Phạm Văn Đồng 2 -

3. Đức tính giản dị của Bác Hồ c.Hồ Chí Minh 3 -

4. Ý nghĩa văn chương d.Tác giả nhân dân 4 -

Câu 2 :

 Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai ?

 A.Đúng B.Sai

Câu 3 :

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?

A. Cuộc sống lao động của con người.

B. Tình yêu lao động của con người

C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.

Câu 4 : Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ :

 Ráng mỡ gà .

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 (Tiết 102) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
 Môn: Ngữ Văn 7 (Tiết 102)
 Thời gian:45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm:(2 điểm)
Câu 1: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B sao cho đúng ? 
A
B
Nối
1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
a.Hoài Thanh
1 - 
2.Tục ngữ về con người và xã hội
b.Phạm Văn Đồng
2 - 
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ 
c.Hồ Chí Minh
3 -
4. Ý nghĩa văn chương 
d.Tác giả nhân dân
4 -
Câu 2 :
 Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai ?
 A.Đúng B.Sai
Câu 3 :
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
Cuộc sống lao động của con người.
Tình yêu lao động của con người
Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 4 : Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ :
 Ráng mỡ gà ..........................................
II.Tự luận :
Câu 1( 3 đ) Cho câu tục ngữ :”Nhất thì , nhì thục” :
a.Câu tục ngữ trên thuộc bài tục ngữ nào ? Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật câu tục ngữ trên ?
b. Vì sao câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm :”Nhất thì , nhì thục” ?
Câu 2( 5 đ) 
 Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và sự hiểu biết của em về Bác, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 20 dòng) chứng minh lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ.
..
..
..
..
..
..
..
..
 UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
TUẦN 25 – TIẾT 102
PHẦN VĂN BẢN
( Hướng dẫn gồm 8 câu, 1 trang)
Đáp án
Biểu điểm
1. 1- c , 2- d , 3- b , 4- a 
1
2. A
0,25
3. C
0,25
4. có nhà thì giữ
0,5
Mức chưa tối đa : Chỉ nối đúng 1,2 hoặc 3 đáp án được 0,25 đến 0,75 đ
Mức không đạt : Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
II. Tự luận:
Câu
Đáp án
Điểm
1
(3 điểm)
a.  
 Câu tục ngữ trên thuộc bài tục ngữ :”Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” 
0,5 đ
Trình bày đúng giá trị nội dung, nghệ thuật câu tục ngữ:
- Nội dung : Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm trồng trọt : thứ nhất yếu tố thời vụ, thứ hai yếu tố làm đất cho tơi xốp.
- Nghệ thuật : Ngắn gọn, vần lưng, đối.
0,5 đ
b. Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm :”Nhất thì , nhì thục” vì :
- Trong việc trồng trọt, sản xuất yếu tố thời vụ rất quan trọng. Sau đó là việc làm đất cho tơi xốp. Cả hai yếu tố này sẽ giúp cây trồng tăng năng suất.
2đ
Câu 2(5 điểm) 
* Về nội dung : 
a.Mức tối đa :
* Về nội dung :(4 đ) làm rõ lối sống giản dị của Bác Hồ qua văn bản “Đức tính giản dị...” và bằng hiểu biết của bản thân. 
- đảm bảo các ý cơ bản sau : Đức tính giản dị được thể hiện ở:
+ bữa ăn : chỉ vài ba món giản đơn như : dưa cà, cá kho, rau muống 
+ nơi ở : cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng luôn luôn lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn.
+ trang phục : bộ quần áo kaki đã bạc màu, đôi dép cao su, chiếc mũ cối ...
 - Biết bộc lộ cảm xúc với Bác Hồ và rút ra bài học rèn luyện tính giản dị cho mình.	
*Về hình thức và các tiêu chí khác : (1đ)
- HS viết đoạn văn có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi từ ngữ thông thường.
- Biết dùng từ ngữ chứng minh được vấn đề rõ ràng, chân thực.
- Viết cảm xúc ngợi ca về Bác.
* Về hình thức và các tiêu chí khác : (1 điểm) 
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần theo cấu trúc của một đoạn văn.
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh.
b. Mức chưa tối đa : Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (GV linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt : Không làm bài hoặc làm lạc đề.
	 -------------------------Hết-------------------------------
	Ma trận : đè 2 trường Phả Lại.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_tiet_102_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan