Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 53: Văn bản: Cây tre Việt Nam

docx8 trang | Chia sẻ: Thư2022 | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 53: Văn bản: Cây tre Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 9 / 11 / 2021 
 TIẾT 53 – Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM
 (Thép Mới)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - HS đọc, tìm hiểu thể loại của văn bản; nắm được những đặc điểm 
 nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí. Cảm nhận được cây tre là người bạn 
 thân của nhân dân Việt Nam, vẻ đẹp của cây tre.
 2. Năng lực:
 - Năng lực chung
 + Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, 
 tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, 
 v.v 
 - Năng lực riêng biệt:
 + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cây tre Việt Nam. 
 + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cây tre Việt 
 Nam.
 3. Phẩm chất:
 - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất: tình yêu, niềm tự hào 
 đối với quê hương đất nước, với biểu tượng cây tre của dân tộc Việt Nam.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu:
 1. Giáo viên: - Giáo án, Sgk, máy chiếu, phiếu học tập.
 2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng 
 dẫn học bài, vở ghi, v.v 
 III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của HS, Sgk.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG 
GV tổ chức trò chơi “Tớ biết tuốt” .GV chiếu các 
hình ảnh quốc hoa ,quốc thụ. HS đoán xem đó là 
cây, hoa gì và đại diện cho nước nào?đúng được 1 
điểm .
- Học sinh thảo luận
GV dẫn dắt: Mỗi loài cây các em chọn đều là 
những loài cây đẹp, thể hiện nét đẹp duyên dáng và 
 1 đặc trưng cho đất nước nhưng nếu chọn loài cây 
nào biểu trưng cho sự kiên cường, đoàn kết, chịu 
thương chịu khó...của con người VN thì đó chắc 
chắn sẽ là cây tre. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm 
hiểu về loài cây thân thương này, gắn bó với con 
người và tâm hồn Việt qua biết bao thế hệ.
 I. Đọc văn bản
Hoạt động 2: ĐỌC VĂN BẢN
 1.Đọc-chú thích
- GV hướng dẫn đọc:
+ Từ đầu đến “chí khí như người”: Giọng đọc ngọt 
ngào, thiết tha. Chú ý nhấn mạnh các câu giới thiệu, 
khẳng định vẻ đẹp của tre.
+ Tiếp theo -> “chung thuỷ”: Giọng đọc diễn cảm, 
dịu dàng, tha thiết.
+ Tiếp theo -> “anh hùng chiến đấu”: Đọc với 
giọng khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi, hân hoan. 
+ Còn lại: Đọc chậm, giọng nhẹ nhàng, ấm áp, khi 
trầm lắng suy tư, lúc thủ thỉ tâm tình. 
- GV đọc mẫu: Từ đầu đến “chí khí như người”
- Gọi HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó:
-GV chiếu hình ảnh giải nghĩa từ khó
GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, 2. Tác giả
em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Thép Mới?
 - Thép Mới tên thật Hà Văn Lộc 
 GV cho HS quan sát chân dung nhà văn kết hợp (1925-1991)
giới thiệu: - Bút danh: Thép Mới, Phương Kim, 
Hồng Châu. - Quê quán: Nam Định
- Thép Mới là một tài năng hiếm có, một nhà báo - Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng 
tài ba được mệnh danh là ‘‘cây bút Thép”. chuyên viết về đề tài Chiến tranh 
 Đông Dương và Chiến tranh Việt 
- Tác phẩm chính: Bút kí: Cây tre Việt Nam, 
 2 Trường Sơn hùng tráng, Hiên ngang Cu Ba...; dịch: Nam.
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, của Các Mác 
 3. Tác phẩm
và Ăng- ghen; cuốn “Thép đã tôi thế đấy”, tiểu 
thuyết của Nikolai Ostrovsky...
- Được tặng Huân chương Ðộc lập hạng nhì và 
nhiều huân chương khác.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức a. Hoàn cảnh ra đời: Cây tre Việt Nam 
? Văn bản “Cây tre Việt Nam” được viết vào năm (1955) là lời bình cho bộ phim cùng 
nào? Sự ra đời của nó có gì đặc biệt? tên của các nhà làm phim Ba Lan.
- Học sinh trả lời
 GV bổ sung: 1955, sau thắng lợi của cuộc k/c 
chống Pháp, đất nước và con người VN được bạn 
bè trên khắp năm châu yêu mến, khâm phục. Để 
ngợi ca đất nước, con người VN đạo diễn R.Các-
Men cùng các nhà làm phim Ba Lan đã xây dựng 
bộ phim “Cây tre Việt Nam” dựa theo bài kí “Cây 
tre bạn đường”của Nguyễn Tuân. Bộ phim được coi 
là khúc tráng ca về cây tre, về nhân dân Việt Nam 
trong lao động xây dựng đất nước và trong chiến 
đấu chống giặc. Thép Mới viết bài “Cây tre Việt 
Nam” làm lời bình thuyết minh cho bộ phim ấy. 
Bài văn như một cuốn phim quay chậm giúp người 
đọc có cái nhìn toàn cảnh về cây tre Việt Nam. b. Phương thức biểu đạt: miêu tả, 
 thuyết minh, biểu cảm, bình luận.
? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu 
đạt nào để xây dựng tác phẩm?
- Học sinh trả lời
GV: Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu 
cảm, thuyết minh, bình luận.
- Thuyết minh là trình bày, giới thiệu, giải thích 
nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính 
chất,...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã 
hội. PTBĐ này các em sẽ được học ở chương trình c.Thể loại: Kí
 3 kỳ 2.
? Với việc sử dụng các phương thức biểu đạt trên 
thì văn bản này được viết theo thể loại nào?
 GV thuyết giảng thêm về thể kí
 - Là thể văn thiên về ghi chép những cảnh vật, 
 sự việc để lại ấn tượng, khơi gợi được cảm 
 xúc mãnh liệt của tác giả
 - Ghi chép tùy hứng theo dòng cảm xúc, 
 thường đan xen những lời nhận xét, bình luận d. Bố cục: 4 phần:
 - Do đó thể ký thường sử dụng kết hợp nhiều 
 phương thức biểu đạt + Phần 1: Từ đầu... như người: Giới 
 thiệu về cây tre Việt Nam.
? Viết về cây tre Việt Nam, tác giả đã triển khai 
theo bố cục như thế nào? + Phần 2: Tiếp... chung thủy: Cây tre 
 trong đời sống sinh hoạt của người 
GV chiếu bố cục:
 dân Việt Nam;
- HS có thể chia làm 4 hoặc 3 phần.
 + Phần 3: Tiếp... chiến đấu!: Cây tre 
 trong kháng chiến
- Chuyển ý: Để hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ 
 + Còn lại: Hình ảnh cây tre khi Việt 
đẹp của cây tre, cũng là vẻ đẹp cúa đất nước và dân 
 Nam đã giành chiến thắng (tre gắn với 
tộc Việt Nam chúng ta đi vào phân tích văn bản.
 đời sống tinh thần) và tre trong tương 
Hoạt động 3: KHÁM PHÁ VĂN BẢN lai.
-HS đọc câu mở đầu II. Khám phá văn bản.
- GV chiếu câu văn? 1. Giới thiệu về cây tre VN
? Ở câu văn này, cây tre đã được nhận xét trong * Câu văn mở đầu:
mối quan hệ với ai?
? Mối quan hệ ấy được thể hiện bằng từ ngữ nào? 
 + điệp từ “bạn thân”
Từ ngữ ấy được lặp lại mấy lần?
 + Biện pháp nhân hóa
- HS trả lời
- GV ghi bảng
? Dùng từ “bạn thân” để nói về quan hệ giữa tre và 
người tức là tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì
 4 ? Khi tre là bạn thân với người, em thử hình dung 
những điều mà tre và người có thể có tình cảm,việc 
làm gì cho nhau?
 + lặp cấu trúc ở vị ngữ với ý nhấn 
 - Luôn có nhau trong mọi lúc mọi nơi
 mạnh, tô đậm và tạo âm điệu nhịp 
 - Bầu bạn, sẻ chia, giúp đỡ, hi sinh cho nhau
 - Đồng cảm, chan hòa nhàng, khỏe khoắn
? Quan sát về hình thức, em thấy vị ngữ của câu 
văn có cấu tạo như thế nào? Tác dụng mà nó mang 
lại là gì?
? Qua các biện pháp nghệ thuật, điệp từ,nhân hóa 
theo em câu mở đầu đã khẳng định được điều gì ->Cây tre gắn bó thân thiết với 
của cây tre với con người Việt nam? người nông dân, nhân dân Việt 
 Nam.
-DK :Gắn bó thân thiết với người nông dân vn, qua 
đó thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả 
đối với cây tre.
Chuyển ý: Vì sao cây tre lại là bạn thân của con 
người và biểu hiện của tình bạn giữa người và tre 
được Thép mới khám phá như thế nào. Chúng ta 
cùng phân tích tiếp văn bản. *Tre trên đất nước Việt Nam:
- Gọi HS đọc đoạn “ Nước Việt Nam làm bạn” - +Xanh muôn ngàn cây lá
 - +Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng 
? Theo em, nội dung chính của đọan văn là gì?
 quý
DK: Nói về cây tre trên đất nước Việt nam.
? Trước khi đưa ra nhận xét về cây tre, tác giả đã 
nhận xét như thế nào về cây lá nước Việt Nam? 
 - Xanh muôn ngàn cây lá
 - Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý
 Cây lá VN xanh tốt, phong phú đa dạng, rất 
 đẹp và rất quý. Biểu lộ cảm xúc tự hào, yêu 
 mến
? Trong sự đẹp đẽ, cao quý của cây lá Việt Nam - thân thuộc nhất là tre nứa
thì theo tác giả, cây tre nổi bật như thế nào? 
 5 ? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào cho - Phép liệt kê
thấy sự thân thuộc ấy? Phép tu từ nào được sử 
 •
dụng khi đưa các dẫn chứng ấy
 • ->Cây tre đẹp, cao quý và phổ biến, 
? Đến đây tác giả đã khẳng định được điều gì về thân thuộc trên đất nước Việt Nam.
tre trên đất nước Việt Nam
 GV Bình: Thật vậy các em ạ. Vì tre có mặt khắp 
mọi nơi nên tre vô cùng gần gũi, gắn bó với cuộc 
sống người dân Việt, đặc biệt là người nông dân. 
Tre đã trở thành hình ảnh của làng quê Việt Nam. 
 Và hình ảnh lũy tre gắn bó biết bao với làng quê 
Việt đã đi vào những câu thơ của Hồ Bắc: “Làng 
tôi sau lũy tre mờ xa/ Tình quê yêu thương những 
nếp nhà.”hay câu hát của Văn Cao: “Làng tôi xanh 
bóng tre,/ Từng tiếng chuông ban chiều,/Tiếng 
chuông nhà thờ rung...”
* Chuyển ý: Vậy cây tre không chỉ là bạn thân mà 
nó còn có vẻ đẹp đáng quý cô và các em cùng 
nhau phấn tích tiếp.
GV: Chiếu đoạn văn “Tre, nứa,trúc chí khí như 
người” yêu cầu học sinh đọc. 
GV:Đây là đoạn văn mà tác giả vẫn tiếp tục nói về 
vẻ đẹp của cây tre.
-GV: giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm 
tổ : hoàn thành phiếu bài tập. *Vẻ đẹp của cây tre
-Học sinh đọc lại nội dung cần thảo luận: -Hình dáng: 
-Nhóm 1: Tìm chi tiết miêu tả hình dáng của tre? + Mọc thẳng, xanh tốt ở mọi nơi
Chỉ ra chi tiết biểu cảm và nhận xét về nghệ thuật 
miêu tả? + Dáng vươn mộc mạc và thanh cao 
-Nhóm 2: Tìm những từ ngữ ,hình ảnh miêu tả + Mầm măng non mọc thẳng
phẩm chất của tre? Các từ ngữ, hình ảnh được xây + Màu sắc: tươi nhũn nhặn, màu xanh 
dựng thông qua biện pháp nghệ thuật gì? bình dị.
-Nhóm 3: Tìm chi tiết thể hiện môi trường sống của 
 6 tre ? Chi tiết ấy có biểu lộ cảm xúc gì của tác giả? - Phẩm chất:
 -HS trình bày ra bảng phụ rồi báo cáo sản phẩm. + Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
 GV: nhận xét sản phẩm rồi ghi kết quả lên bảng. + Luôn gắn bó, làm bạn với con 
 người trong mọi hoàn cảnh.
 GV: Ở đâu cũng xanh tốt, sức sống bền bỉ, mãnh 
 liệt: Liên hệ câu thơ của Nguyễn Duy: “Ở đâu tre + Thẳng thắn, bất khuất, cùng con 
 cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!”. người chiến đấu, giữ làng, giữ nước.
 GV* Bình: Từ “tre” được nhắc đi nhắc lại như một - Môi trường sống: mọc xanh tốt ở 
 nốt nhấn, cứ ngân nga mãi trong bài ca ngay từ câu mọi nơi dễ thích nghi, không kén 
 mở đầu. Biện pháp so sánh, nhân hóa và hàng loạt chọn.
 từ biểu cảm, lời văn giàu chất nhạc đã được nhà văn 
 *TIỂU KẾT
 vận dụng nhấn mạnh, khắc họa nổi bật nhiều đặc 
 • Nghệ thuật
 điểm phẩm chất quý báu của cây tre. 
 + Giọng văn, từ ngữ, hình ảnh giàu 
 • TIỂU KẾT sức gợi hình, gợi cảm
 - Nghệ thuật
 + Lối viết tự nhiên mà chặt chẽ
 ? Em hãy thâu tóm những đặc sắc nghệ thuật làm 
 nên cái hay, cái thuyết phục của phần đầu văn bản? + Vận dụng khéo léo các biện pháp tu 
 từ
 + Giọng văn, từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi hình, 
 gợi cảm - Nội dung:
 + Lối viết tự nhiên mà chặt chẽ -Cây tre gắn bó thân thiết, đẹp đẽ, 
 cao quý và có ở khắp mọi nơi trên 
 + Vận dụng khéo léo các biện pháp tu từ đất nước Việt Nam
- Nội dung:
 ? Qua phần đầu của văn bản, tác giả đã đem lại 
 cho người đọc ấn tượng gì về cây tre
 ? Khơi gợi tình cảm nơi người đọc và bạn bè 
 quốc tế về cây tre Việt Nam, về đất nước Việt 
 Nam?
 -DKTL Cây tre gắn bó thân thiết, đẹp đẽ, cao 
 quý và có ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt 
 Nam
 7 GV :Sau khi tìm hiểu xong về đoạn văn đầu này 
 thì em có cảm xúc gì đối với cây tre?
 -DK: yêu quý, trân trọng về cây tre
Vậy là với với đoạn văn mở đầu vừa mang tính chất 
miêu tả, thuyết minh, bình luận sâu lắng cùng các 
biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Thép Mới đã giới 
thiệu thật thành công vẻ đẹp của cây tre. Tre xứng 
đáng là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất 
đáng quý của con người Việt Nam. Và sức sống lâu 
bền của cây tre cũng chính là sức sống mãnh liệt 
của dân tộc ta, nhân dân ta. Cây tre có ý nghĩa như 
thế nào tiết sau chúng ta cùng tìm hiểu.
 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà
 5. Củng cố: 
 - Bằng một câu văn, hãy nói về vẻ đẹp cây tre (Ví dụ: Lá tre dài, nhọn, có màu 
 xanh đậm rất đẹp.)
 - Vẽ một bức tranh theo chủ đề: Cây tre
 + HS suy nghĩ trả lời, vẽ tranh.
 + GV nhận xét.
 *Giao nhiệm vụ về nhà:
 - Bài vừa học:
 + Tóm tắt văn bản “Cây tre Việt Nam”
 + Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về cây tre Việt Nam
 + Xem vi deo nói về cây tre trên Youtube.
 - Bài của Tiết sau: Soạn tiếp bài “Cây tre Việt Nam”
 + Ý nghĩa của cây tre trong đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
 + Tương lai của cây tre.
 8

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_7_tiet_53_van_ban_cay_tre_viet_nam.docx
Giáo án liên quan