Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

a. Đây là lời của ai nói với ai? Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu nội dung của đoạn văn trên? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 2. (3,0 điểm):

a. Xác định và nêu ý nghĩa của quan hệ từ trong bài ca dao sau:

 “Thân em như¬ trái bần trôi

 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

b. Tìm một thành ngữ, giải thích ý nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó.

c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép chơi chữ trong hai câu thơ sau:

 “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

 (Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề gồm: 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.
a. Đây là lời của ai nói với ai? Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 
b. Nêu nội dung của đoạn văn trên? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2. (3,0 điểm):
a. Xác định và nêu ý nghĩa của quan hệ từ trong bài ca dao sau:
 	 “Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
b. Tìm một thành ngữ, giải thích ý nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép chơi chữ trong hai câu thơ sau: 
	 “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 	 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
 (Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 3. (5,0 điểm)
 Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? (Ngữ văn 7- tập I)
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 
HUYỆN CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Hướng dẫn gồm: 04 trang)
Câu 1. ( 2,0 điểm ):
 ( 0,75 điểm ): Học sinh trả lời:
- Đây là lời của người cha nói với con của mình (cậu bé En-ri-cô).
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Mẹ tôi” 
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
* Mức tối đa ( 0,75 điểm ): Học sinh đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25->0,5 điểm): Trả lời đúng một hoặc hai ý trên. 
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh làm sai hoặc không làm bài.
b. (1,25 điểm)
* Về hình thức: (0,25 điểm)
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, viết có cảm xúc.
* Về nội dung: (1,0 điểm):
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý sau: 
- Nội dung của đoạn văn:
+ Người cha nhắc nhở, khuyên răn con : Yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ là tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng, là biểu hiện của lòng hiếu thảo.
+ Người nào không có tình yêu thương, kính trọng, cha mẹ thì không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, đó là những kẻ bất hiếu, đáng bị lên án, coi thường, khinh bỉ.
- Học sinh rút ra bài học:
+ Là học sinh, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ, phải chăm chỉ học tập tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, vâng lời cha mẹ..., không làm cha mẹ buồn lòng. 
+ Giúp đỡ cha mẹ những việc phù hợp với tuổi của mình, chăm sóc khi cha mẹ đau ốm,... 
- Mức tối đa ( 1,25 điểm ): Học sinh làm đảm bảo được các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,0 điểm ): Học sinh làm bài chưa đảm bảo các yêu cầu trên. (Giáo viên căn cứ bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm hợp lý). 
 - Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không làm đúng ý nào hoặc không làm bài.
 Câu 2. ( 3,0 điểm): 
a. (0,5 điểm): Học sinh trả lời:
+ Quan hệ từ : như.
+ Ý nghĩa: biểu thị sự so sánh.
- Mức tối đa ( 0,5 điểm): Học sinh làm đảm bảo được các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được một ý trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai, không làm bài.
b. (1,0 điểm)
+ Học sinh tìm đúng thành ngữ. (0,5 điểm) 
+ Giải thích nghĩa của thành ngữ đúng(0,25 điểm) 
+ Đặt câu đúng với thành ngữ (0,25 điểm)
 - Mức tối đa ( 1,0 điểm): Học sinh làm đảm bảo được các yêu cầu trên.
 - Mức chưa tối đa (0,25->0,75 điểm): Trả lời được một số ý trên. 
 - Mức không đạt (0 điểm): Làm sai, không làm bài.
c. (1,5 điểm): Học sinh trả lời:.
- Xác định phép chơi chữ: quốc quốc, gia gia. (0,25 điểm)
- Cách chơi chữ: dùng từ đồng âm.(0,5 điểm)
 + con quốc quốc: “ quốc” đồng âm với “cuốc” là con chim cuốc (chim đỗ quyên).
 + cái gia gia: “gia” đồng âm với “da da” là tên của loài chim đa đa (gà gô).
- Tác dụng: 
+ Gợi tả khung cảng hoang vắng, heo hút nơi đèo Ngang. (0,25 điểm)
+ Thể hiện tình cảm nhớ nước, nhớ nhà, nỗi niềm hoài cổ của người lữ khách trong buổi chiều tà khi đặt chân tới đèo Ngang .(0,5 điểm)
 - Mức tối đa ( 1,5 điểm): Học sinh làm đảm bảo được các yêu cầu trên.
 - Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,25 điểm): Trả lời được một số ý trên. 
 - Mức không đạt (0 điểm): Làm sai, không làm bài.
Câu 3. (5,0 điểm): 
1. Tiêu chí về nội dung: (4 điểm):
a. Mở bài: (0,5 điểm) 
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Cảm nghĩ chung về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Bảo đảm các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đạt một trong hai ý trên, giới thiệu và nêu cảm nghĩ hay, hợp lí, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Không có mở bài hoặc sai kiến thức.
b. Thân bài: (3,0 điểm): Học sinh phát biểu được cảm nghĩ của mình theo các ý sau:
- Trân trọng, tự hào về nhan sắc người phụ nữ: 
+ Thông qua việc miêu tả chiếc bánh trôi, nghệ thuật ẩn dụ, cặp quan hệ từ, cụm từ mở đầu quen thuộc “thân em” và tính từ “trắng, tròn”. (câu 1)
+ Người phụ nữ có vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm, xinh xắn, thân hình cân đối, khỏe mạnh, tràn đầy sự sống. 
+ Người phụ nữ kiêu hãnh về vẻ đẹp hoàn hảo của mình.
- Đồng cảm, thương xót trước cuộc đời, số phận của người phụ nữ: 
 + Cuộc đời của họ nhỏ nhoi, trôi nổi, vô định, long đong, lận đận, bị vùi dập, bị chà đạp bởi những phong tục tập quán cổ hủ của xã hội phong kiến. (câu 2)
+ Thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ. Hạnh phúc hay khổ đau của họ đều phụ thuộc vào người đàn ông, phụ thuộc vào xã hội. Họ không có quyền chủ động quyết định cuộc đời mình. Số phận của họ thật bất hạnh, cơ cực, xót xa. (câu 3)
=> Qua cuộc đời, số phận của người phụ nữ, người đọc còn thấy được sự bất công của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ - một xã hội đáng bị lên án, tố cáo. 
- Khâm phục, yêu quý, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ:
+ Trong tủi cực, thăng trầm, sóng gió, họ vẫn bền gan, kiên trinh, mạnh mẽ. Từ “mặc dầu” như ngầm có ý thách thức với “kẻ nặn”, lên án kẻ nặn là thủ phạm gây ra bao bất hạnh của họ. Người phụ nữ xưa luôn ngẩng cao đầu, nhìn thẳng vào số phận, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách. (câu 3)
+ Từ “mà” khép lại những bất hạnh, trái ngang, mở ra vẻ đẹp rực rỡ, toàn bích của người phụ nữ. Mặc dù bị lệ thuộc vào hoàn cảnh xã hội nhưng họ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá của mình – đó là tấm lòng thủy chung, son sắt, nhân hậu, ấm áp, đó là tâm hồn thanh cao, trong sáng của người phụ nữ Việt Nam. ( câu 4)
+ Vẻ đẹp của họ còn là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, dám vượt lên số phận, thách thức với hoàn cảnh sống- một vẻ đẹp mà không một thế lực nào, một sức mạnh nào có thể làm hoen ố, mai một. ( câu 4)
=> Vẻ đẹp của người phụ nữ ngày càng được tôn vinh, phát triển qua nhiều thế hệ, thời đại lịch sử. 
* Mức tối đa ( 3,0 điểm): Bảo đảm các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa ( Từ 0,25- 2,75 điểm): Bài làm chưa đảm bảo các yêu cầu trên. (Giáo viên căn cứ bài làm cụ thể của HS cho điểm hợp lí)
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai về kiểu bài.
- Kết bài: (0,5 điểm)
+ Khẳng định lại tình cảm của em.
+ Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội hiện nay : Họ được tôn trọng, bình đẳng như nam giới. 
* Mức tối đa (0,5 điểm): Bảo đảm các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đạt một trong hai ý trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài hoặc sai kiến thức.
2. Các tiêu chí khác (1,0 điểm):
a. Hình thức (0,5 điểm):
+ Viết thành bài văn đảm bảo bố cục.
+ Đúng phương pháp làm bài văn biểu cảm về nhân vật trong tác phẩm văn học.
+ Diễn đạt logic, trong sáng, tình cảm chân thành.
+ Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Bảo đảm các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đạt một số ý trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài hoặc sai kiến thức.
b. Sáng tạo (0,25 điểm): Sử dụng sáng tạo từ ngữ có giá trị biểu cảm. Có sự tìm tòi trong cách diễn đạt, sử dụng đa dạng kiểu câu.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Bảo đảm các yêu cầu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Không đạt yêu cầu trên. 
 c. Lập luận ( 0,25 điểm): Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
 + Mức tối đa( 0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
 + Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn.
 ..Hết..

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_2016_pho.doc
Giáo án liên quan