Bài giảng môn Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 - Bài 13: Công việc ở nhà - Nguyễn Thị Thanh Tân

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS hiểu được: Mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người mỗi việc tuỳ theo sức của mình.Biết được trách nhiệm của mỗi HS ngoài giờ học tập cần phải giúp đỡ gia đình.

 - HS biết kể tên một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và kể được các việc HS thường làm để giúp đỡ gia đình.

*Giáo dục KNS:

+KN đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình.

+KN giao tiếp: thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.

+KN hợp tác:cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.

+ KN tư duy phê phán nhà cửa bừa bộn.

- Giáo dục HS yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

II. Đồ dùng:

.- Giáo viên: Tranh phóng to tranh vẽ ở sách giáo khoa trang 28 và 29

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH

III. Hoạt động dạy- học

 

doc9 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 - Bài 13: Công việc ở nhà - Nguyễn Thị Thanh Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm những việc có ích cho gia đình
->Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc tuỳ theo sức mình, sẽ tạo được không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm.
Giải lao giữa tiết.
d. HĐ 4: Quan sát tranh.
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu được điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp. GD KNS: KN hợp tác và KN tư duy phê phán nhà cửa bừa bộn.
*Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV nêu yêu cầu: Quan sát tranh ở SGK (trang 29) và TLCH:
+ So sánh H1- H2: Căn phòng nào gọn gàng ngăn nắp? 
+ Em thích căn phòng nào? Tại sao?
Bước 2:
- GV treo 2 tranh phóng to lên bảng và gọi 1 số hs lên trình bày phần làm việc của mình ở bước1
- GV hỏi: Để có căn phòng gọn gàng em phải làm gì để giúp bố mẹ.
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS đi đến kết luận:
+ Nếu mọi người đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà ở sẽ như thế nào?
+ Ngoài giờ học để có nhà ở gọn gàng, sạch sẽ mỗi hs chúng ta nên làm gì?
 ->Kết luận chung: Để nhà cửa được gọn gàng sạch sẽ thì cần phải thường xuyên dọn dẹp, lau chùi hằng ngày; Mọi người phải quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, mỗi người một việc tùy theo sức của mình. Ngoài giờ học mỗi HS cần giúp bố mẹ làm những công việc tùy theo sức của mình để nhà của luôn gọn gàng.
* Liên hệ: Những công việc ở nhà đã giúp em biết cách giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Vậy khi ở trường, ở lớp em sẽ làm như thế nào để cho Lớp học cũng gọn gàng ngăn nắp?
- GV treo tranh phóng to về góc bàn học tập và hỏi: Em thích để góc bàn học giống như bạn ở hình nào?Tại sao?
- GV KL chung
đ. HĐ 5:Trò chơi “Sắp xếp chỗ học tập”
 - GV hướng dẫn HS sắp xếp ngăn bàn học của mình
- GV kiểm tra và nhận xét đánh giá
 4.Củng cố - Dặn dò:
- GV kết luận bài học và nhấn mạnh: 
 Mong rằng từ hôm nay trở đi ở nhà các em sẽ chăm chỉ làm việc hơn để cho nhà cửa sạch sẽ và bố mẹ vui lòng.Ở lớp luôn có ý thức giữ VS chung để trường lớp sạch sẽ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ- tùy theo sức của mình- Các cháu hãy xứng đáng- Cháu Bác Hồ Chí Minh
- Nếu còn thời gian, GV cho HS làm vở BTTXXH hoặc vẽ tranh về góc học tập của mình.
- Dặn HS về trang trí sắp xếp góc học tập của mình thật gọn gàng và đẹp. Bạn nào làm tốt sẽ mời cô đến thăm nhà.
- Nhận xét lớp học.
- Cả lớp hát.
- 1HS nói về địa chỉ nhà ở
- 1 HS kể tên
- HS hát bài : Quả bóng
- HS nêu tên bài
- HS mở SGK trang 28
- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát và nói cho nhau nghe về nội dung hoạt động của töøng bức tranh.
- Ñaïi dieän nhoùm trình bày nội dung tranh
- HS khác nhận xét bổ sung
+ H1: Lau bàn ghế
+ H2: Mẹ hướng dẫn con học bài
+H3: Bé dọn dẹp và xếp đồ chơi gọn gàng
+ H4: Bé giúp mẹ gấpvà xếp quần áo
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS nói trước lớp về những công việc thường ngày của người thân và bản thân.
- Quan sát tranh tr.29
- HS làm việc theo cặp quan sát và nói câu trả lời của mình cho nhau nghe.
- HS làm việc theo lớp, 1 số bạn lên chỉ vào hình và nêu ý kiến của mình.
- Các bạn khác nghe và bổ sung.
- Nhiều HS trả lời, kể 1 – 2 việc phải làm.
.... sẽ gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
.... giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ theo sức của mình
- HS cả lớp quan sát tranh 
- Đại diện cá nhân trả lời và liên hệ
- Các bạn khác nghe và bổ sung 
- HS thi đua thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trong ngăn bàn học tại lớp
- lắng nghe.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 
DẠY TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
I- SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ: 
Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN – XH.Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội.
Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên.Vì vậy môn TN – XH ở Tiểu học là một trong những môn học phù hợp để GV có thể giáo dục KNS cho các em học sinh.
 Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về TN – XH, Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử hiệu quả các tình huống trong cuộc sống.
II- MỤC ĐÍCH:
Giáo dục KNS trong môn TN – XH giúp HS:
 	 - Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên qua đến sức khỏe bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội.
- Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện,nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN – XH.
- Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực,Tự nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường.
Giáo dục kỹ năng là dạy cho HS các kỹ năng quan sát, nhận xét, giao tiếp và biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Qua đó, HS thêm tự tin, linh hoạt, chủ động và biết ứng phó với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
III- NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP:
- Nội dung chương trình môn TNXH; Nội dung GD KNS trong môn TNXH
- Các phương pháp: Trực quan; Phân tích tổng hợp; Hỏi đáp; Luyện tập thực hành; Trò chơi học tập
IV- NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CỦA GIÁO VIÊN KHI DẠY:
Thực tế cho thấy, khi xã hội càng phát triển thì cha mẹ có rất ít thời gian chăm sóc con cái hoặc có xu hướng trái ngược là quan tâm thái quá, cái gì cũng muốn làm thay cho trẻ. Đối với HS lớp 1, các em chưa biết tự chăm sóc và tự bảo vệ bản thân mình. Các em chưa biết cách ứng xử, nhất là khi gặp những trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của bản thân như đứt tay chảy máu, bị phỏng khi ở nhà. Lúng túng khi gặp các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học, đi chơi một mình mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc trẻ thiếu kỹ năng sống.
Do thiếu kỹ năng sống và chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe nên các em cần phải có sự giúp đỡ của người lớn và thầy cô giáo. Chương trình tự nhiên - xã hội có nhiều điểm mới nên ngoài việc được cung cấp kiến thức cơ bản, HS lớp 1 phải được giáo dục cách phòng ngừa tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng và cách bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy môn tự nhiên - xã hội chưa thực sự được phụ huynh và các em HS quan tâm đúng mức. Trong giờ học các em còn lúng túng trong việc quan sát kênh hình của SGK, chưa nêu được nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên. Mặc dù trong tiết học thầy cô đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động, thế nhưng các em không chú ý nghe giảng, còn thụ động và trình bày không thoát ý. Đây chính là những khó khăn mà giáo viên thường mắc phải.
V- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Tổ chức chuyên đề,giáo viên dạy minh họa.
- Trao đổi, thảo luận qua dự giờ, tháo gỡ những khó khăn vưỡng mắc.
- Thống nhất quy trình, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp giảng dạy.
Một số giải pháp cơ bản
1. Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và ở cộng đồng.(Bài 2: Chúng ta đang lớn)
- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.(Bài 7: thực hành Đánh răng và rửa mặt; An toàn khi ở nhà)
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân; để ứng phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng để bảo vệ môi trường.(Bài 4: bảo vệ mắt và tai...)
- Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực. (Bài 23: Cây hoa-lớp 1)
- Kĩ năng làm chủ bản thân: biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực.(Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp-lớp 1.....)
- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản hồi xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, với những người có hoàn cảnh khó khăn.(Bài3: Nhận biết các vật xung quanh)
- Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.(Bài 13: Công việc ở nhà....)
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo.
(Hoạt động và nghỉ ngơi; Ăn uống hằng ngày; Công việc ở nhà)
2. Địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội.
Chủ đề
Con người và sức khỏe
Xã hội
Tự nhiên
Lớp 1
8 bài
6 bài
7 bài
Trong trường học, việc giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện sức khỏe cho học sinh (HS) là một vấn đề hết sức cần thiết, nó góp phần hình thành nhân cách cho các em. Một trong những môn học dễ lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện sức khỏe cho HS là môn tự nhiên - xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống phải gắn với hoạt động học tập và nội dung bài học, vì nhiều HS học giỏi nhưng chưa có khả năng tư vấn, tự chủ. Giáo dục kỹ năng là dạy cho các em kỹ năng quan sát, nhận xét, giao tiếp và biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thông qua đó các em thêm tự tin, linh hoạt, chủ động và biết ứng phó với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Giáo viên cần lựa chọn các hình thức phù hợp, sắp xếp các tình huống sao cho tất cả HS trong lớp đều được tham gia thực hành. 
Đ

File đính kèm:

  • docbai_giang_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_bai_13_cong_viec_o_nha_n.doc
Giáo án liên quan