Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 9: Quản lý tài chính trường phổ thông

4.1.1. Chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của nhà trường

- Chi cho cán bộ giáo viên và lao động hợp đồng: Chi tiền lương, tiền công, tiền

thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã

hội; bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.

- Chi cho học sinh: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng; chi cho các hoạt

động văn hóa thể dục thể thao của học sinh.

- Chi quản lý hành chính: Chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật

tư văn phòng, dịch vụ công cộng,công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên

truyền, cước phí điện thoại, fax

- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập:

+ Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết

bị vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi tham quan, học

tập

+ Chi phí thuê giáo viên hợp đồng giảng dạy, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo

viên của nhà trường.

+ Chi cho công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi

- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa

thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các

công trình cơ sở hạ tầng.

4.1.2. Chi cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí

4.1.3. Chi cho các hoạt động dịch vụ như chi thực hiện các hợp đồng lao động

sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực

hành thực tập, bao gồm chi tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố

định, nộp thuế theo quy định của pháp luật

4.2. Chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên gồm:

- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ của cán bộ, giáo viên;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên;

 

pdf23 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 9: Quản lý tài chính trường phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 toán thu – chi; tình hình 
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các định mức – tiêu chuẩn của nhà nước; kiểm tra việc 
quản lý sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở nhà trường ; kiểm tra tình hình chấp 
hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách 
tài chính của Nhà nước.
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lí cấp trên và 
cơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho 
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
91
việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu. Phân tích, đánh giá hiệu quả 
sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quĩ ở nhà trường.
2.3. Thủ quỹ
Thủ quỹ là người giữ tiền mặt của các loại quỹ trong nhà trường. Tuy nhiên, tiền 
mặt trong nhà trường chỉ được giữ vừa đủ để chi phí thông thường trong tháng. Các 
khoản tiền lớn phải được gửi ở ngân hàng hoặc kho bạc. Thủ quỹ chỉ xuất tiền khi có 
chứng từ hợp lệ theo quy định của thủ tục tài chính. 
Thủ quỹ phải mở sổ quỹ tiền mặt để phản ảnh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt 
bằng tiền Việt nam của trường học. Căn cứ để ghi các sổ này là các phiếu thu, phiếu 
chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ. Mỗi loại quỹ được theo dõi trên một sổ hoặc 
một số trang sổ. 
3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động tài chính trong nhà trường 
3.1. Huy động các nguồn kinh phí 
Để đảm bảo đủ tiền trang trải cho các hoạt động trong nhà trường hiện nay, ngoài 
ngân sách nhà nước, hiệu trưởng cần phải năng động, sáng tạo, khéo léo để huy động 
các nguồn thu sự nghiệp mà nhà nước đã có quy định cụ thể.
Các biện pháp thường áp dụng để huy động các nguồn kinh phí là:
3.1.1. Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước 
Yêu cầu kế toán, thủ quỹ thực hiện đầy đủ, chính xác, đúng qui định về các 
khoản thu từ ngân sách nhà nước để nhận tiền kịp thời, đầy đủ đảm bảo các nhu cầu 
cần thiết phục vụ các hoạt động trong nhà trường theo dự toán được duyệt.
3.1.2. Đối với nguồn kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp 
- Nhà trường tổ chức thu học phí, lệ phí đúng theo quy định. 
- Phải thông báo đến học sinh rõ các khoản thu học phí, lệ phí, thủ tục, thể lệ thu 
học phí lệ phí, các đối tượng, điều kiện miễn giảm.. 
- Tổ chức tốt các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ mà nhà trường có khả 
năng để gia tăng nguồn thu sự nghiệp
3.1.3. Đối với nguồn kinh phí khác 
 Nhà trường có thể vận động các cá nhân, cơ quan, các tổ chức quốc tế hợp tác 
với nhà trường nhằm hỗ trợ tài chính cho nhà trường trong công tác đào tạo. 
Để các nguồn kinh phí được dồi dào, đầy đủ phục vụ tốt các nhu cầu trong nhà 
trường đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi Hiệu trưởng phải là người tích 
cực, có năng lực, khéo léo, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động trong 
nhà trường.
3.2. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường 
Căn cứ vào nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của chính phủ về chế độ 
tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và hướng dẫn số 50/2003/TT-BTC của 
Bộ Tài chính trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
* Nhà trường cần phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ liên quan đến các nội 
dung sau:
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
92
- Các nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ – Những quy định chung
- Các quy định cụ thể về các nguồn thu và các khoản chi
- Thủ tục lập hồ sơ kế toán, kiểm toán, quyết toán kinh phí 
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý tài chính và xử lý vi phạm
- Điều khoản thi hành
* Yêu cầu chi tiêu trong nhà trường: Trong nền kinh tế thị trường và chế độ cấp 
kinh phí của Nhà nước cho giáo dục như hiện nay thì việc chi tiêu trong nhà trường 
phải được tính toán thật kỹ và phải tuân theo một số yêu cầu nhất định :
- Sử dụng minh bạch các nguồn kinh phí, không lẫn lộn. 
- Hiệu trưởng nắm vững chế độ thu chi và tình hình dự toán đã được duyệt để có 
quyết định sáng suốt, linh động vừa đảm bảo chấp hành dự toán vừa đạt yêu cầu nhà 
trường. 
- Yêu cầu chi tiêu tiết kiệm và đặt lợi ích học tập, giảng dạy trước nhất.
- Yêu cầu chi tiêu phải đạt hiệu quả cao, vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính 
lâu dài, vừa đem lại lợi ích cá nhân vừa có lợi ích cho tập thể.
3.3. Thực hiện kế hoạch chi tiêu (Chấp hành dự toán)
Để chi tiêu trong nhà trường phục vụ kịp thời và có hiệu quả cao đòi hỏi hiệu 
trưởng phải chấp hành dự toán một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và đạt hiệu quả.
Để việc chấp hành được thuận lợi. Cần thực hiện các việc sau:
- Từ dự toán đã được phê chuẩn, cán bộ làm công tác tài chính trình lãnh đạo 
trường phương án phân phối kinh phí cho từng phần việc và thông báo cho từng bộ 
phận trong trường thực hiện. Hiệu trưởng trực tiếp lãnh đạo về việc chấp hành dự toán 
đã duyệt.
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện các khoản thu, chi, quản lý chặt các khoản chi 
có định mức để nắm vững tình hình tiết kiệm hoặc điều chỉnh kịp thời những khoản 
chi còn dư tiền. Tiến độ chi tiêu phải đi đôi với tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chuyên 
môn. 
- Sử dụng các nguồn kinh phí đúng qui định của nhà nước. 
- Quản lí chi các khoản mua sắm, sửa chữa không sử dụng lẫn lộn các nguồn kinh 
phí. Việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định phải có kế 
hoạch và phải báo cáo cấp quản lý để được phê duyệt.
- Trong quá trình thực hiện, nếu nhà trường phát hiện những khó khăn trở ngại 
thì phải đề xuất với cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý tài chính giải quyết kịp thời, 
nhằm bảo đảm việc chấp hành dự toán được tốt. 
Việc chấp hành dự tóan phải có biện pháp thích hợp, sát với yêu cầu của từng 
giai đoạn, đồng thời có kế hoạch quí và biết thực hiện điều chỉnh ngân sách lúc cần 
thiết. Yêu cầu của việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi quí là:
- Phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tiễn trong việc thực hiện kế hoạch công 
tác về thu – chi và bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch trong quí.
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
93
- Các chỉ tiêu thu chi trong kế hoạch này phải tích cực hơn, chính xác hơn và sát 
thực tế 
3.4. Theo dõi việc cấp phát hạn mức kinh phí.
Trên cơ sở dự toán chi cả năm đã được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quí, đơn 
vị sử dụng ngân sách phải dự toán chi quí (có chia ra tháng), chi tiết theo các mục chi 
của Mục lục ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lí cấp trên. Cơ quan quản lí cấp trên 
tổng hợp lập dự toán chi ngân sách quí (có chia ra tháng) gửi cơ quan tài chính đồng 
cấp theo đúng thời gian quy định của cơ quan tài chính. 
Do dự toán quí mang tính chất điều hành nên cơ quan tài chính và cơ quan quản 
lí cấp trên không thông báo dự toán quí được duỵêt cho đơn vị sử dụng ngân sách mà 
thể hiện thông qua thông báo hạn mức hoặc phân phối hạn mức hàng quí.
Trong quá trình chấp hành dự toán, nhà trường cần chủ động trong việc chi tiêu 
theo dự toán đã được duyệt. Cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước sẽ bảo đảm kinh 
phí kịp thời cho các nhiệm vụ chi đủ điều kiện cấp phát. Cuối năm các khoản chi chưa 
kịp thực hiện sẽ được chuyển sang năm sau. 
3.5. Xây dựng nề nếp làm việc của kế toán 
Theo Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 25 
HĐBT có nêu rõ “  Kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm 
tra việc chấp hành ngân sách nhà nước, để điều hành và quản lí nền kinh tế quốc dân. 
Đối với các tổ chức, xí nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lí các 
hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn 
nhằm bảo đảm việc chủ động trong sản xuất, kinh doanh và chủ động tài chính của tổ 
chức, xí nghiệp ”. Do đó, muốn quản lí tốt tài chính trong trường đúng yêu cầu và 
qui luật phát triển kinh tế xã hội, hiệu trưởng phải xây dựng chế độ làm việc của kế 
toán trong nhà trường đầy đủ, nghiêm túc.
3.5.1. Yêu cầu công tác kế toán 
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, và toàn diện mọi quĩ, kinh phí, tài sản và 
mọi hoạt động tài chính phát sinh trong đơn vị.
- Chỉ tiêu kế toán phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương 
pháp tính toán.
- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản 
lý có được thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
- Tổ chức công tác kế toán phải gọn, nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả
3.5.2. Các phần hành, phần việc kế toán
* Phần hành: gồm 2 phần là phần kế toán tổng hợp và phần kế toán chi tiết.
- Phần kế toán tổng hợp: chỉ theo dõi giá trị tức là bằng số tiền biểu hiện tình 
hình tổng quát về tài sản và mọi hoạt động trong nhà trường.
- Phần kế toán chi tiết : vừa theo dõi chi tiết về tình hình hiện vật, thời gian lao 
động vừa theo dõi giá trị của mỗi hoạt động để xác minh cho phần kế toán tổng hợp. 
Phần kế toán chi tiết bao gồm:
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
94
+ Kế toán vốn bằng tiền : Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại 
vốn bằng tiền của đơn vị gồm tiền mặt, ngoại tệ, các chứng chỉ có giá tại quĩ của đơn 
vị hoặc gửi tại kho bạc nhà nước.
+ Kế toán vật tư, tài sản: Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến 
động vật tư , tài sản tại đơn vị. Đồng thời phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao 
mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, công tác 
đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản tại đơn vị.
+ Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo 
lương, các khoản phải nộp ngân sách và việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp.
+ Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quĩ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động 
các nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, 
kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện dự án, kinh phí khác và các loại vốn, quĩ của 
đơn vị.
+ Kế toán các khoản thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu học phí, lệ phí, 
thu sự nghiệp, thu hội phí, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ (nếu có) và các 
khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu phải nộp ngân sách, 
nộp cấp tr

File đính kèm:

  • pdfchuong_9.pdf
Giáo án liên quan